PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 111 - 114)

- Thƣờng có thực từ đi kèm)

PHẦN KẾT LUẬN

3 TĐ Kinh tế học (129 thuật ngữ)

PHẦN KẾT LUẬN

Qua thống kê khảo sát và phân tích về sự chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (trên tƣ liệu thuật ngữ), chúng tôi xin đƣa ra những kết luận sau:

1. Vào những năm cuối của thế kỷ XX, tiếng Việt đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt về mặt từ vựng ở cả số lƣợng và chất lƣợng. Từ vựng tiếng Việt phát triển bằng những con đƣờng khác nhau (cấu tạo từ, phát triển nghĩa mới cho những từ đã có, vay mƣợn…), trong đó phƣơng thức tƣơng đối quan trọng góp phần làm giàu vốn từ vựng tiếng Việt, đa dạng hoá hệ thống từ vựng tiếng Việt bằng con đƣờng tiết kiệm là phương thức thuật ngữ hoá từ thông dụng. Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa đã diễn ra trong cả ba phạm vi: danh từ, động từ và tính từ. Quá trình thuật ngữ hoá từ thường

xảy ra chủ yếu ở từ đa tiết, từ đa tiết chiếm số lƣợng áp đảo, từ đơn tiết có số lƣợng hạn chế hơn.

2. Sự xuất hiện quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa trong thực từ, cụ thể là danh từ, động từ, tính từ là không đồng đều. Hiện tƣợng thuật ngữ hoá từ thƣờng xảy ra ở danh từ với số lƣợng cao nhất, tiếp đến là động từ, còn hiện tƣợng này xảy ra ở tính từ là ít nhất. Hiện tƣợng xảy ra sự phân bố không đồng đều đó là điều tất yếu bởi danh từ biểu thị mọi thực thể tồn tại trong thực tại, còn động từ là từ loại mang nghĩa vận động. Các sự vật hiện tƣợng luôn chiếm số lƣợng lớn hơn các vận động, đặc biệt là trong thuật ngữ. Các đơn vị từ loại danh từ thƣờng xuất hiện nhiều hơn hiện tƣợng đa nghĩa, trong nhiều lĩnh vực khác nhau (lĩnh vực khoa học cũng nhƣ đời thƣờng).

danh từ và động từ. Thực tế, bất cứ cái gì dùng chung để mô tả bao giờ cũng ít hơn cái riêng biệt đƣợc mô tả. Hay nói cách khác, danh từ và động từ thƣờng là các đơn vị ngôn ngữ có khả năng chuyển đổi chức năng-nghĩa hơn tính từ.

3. Quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng tiếng Việt, cụ thể là quá trình thuật hoá từ thƣờng không chỉ xảy ra sự chuyển đổi chức năng-nghĩa từ lĩnh vực đời thƣờng sang một lĩnh vực chuyên môn khác mà nó còn có khả năng chuyển đổi sang nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Thậm chí trong một lĩnh vực chuyên môn, một đơn vị ngôn ngữ còn kiêm nhiều nghĩa khác nhau. Qua đó chúng ta thấy, đây là một quá trình mở rộng nghĩa, phát triển nghĩa trong hệ thống từ vựng tiếng Việt một cách tiết kiệm bởi cùng một vỏ đơn vị ngữ âm nhƣng chúng có khả năng kiêm nhiều chức năng-nghĩa khác nhau khi xuất hiện trong những phong cách khác nhau.

4. Nhìn từ góc độ nội dung nghĩa, những đơn vị từ vựng đƣợc luận văn nghiên cứu vừa mang kiểu nghĩa biểu thị và kiểu nghĩa biểu niệm. Sự chuyển đổi chức năng-nghĩa của một đơn vị dẫn đến sự chuyển đổi kiểu nghĩa, tầng nghĩa. Cụ thể là những từ thông thƣờng mang kiểu nghĩa biểu thị thuộc tầng nghĩa thực tiễn khi hoạt động trong các lĩnh vực khoa học thì kiêm thêm một hay nhiều kiểu nghĩa biểu niệm khác thuộc tầng nghĩa trí tuệ. 5. Ngôn ngữ với tƣ cách là phƣơng tiện truyền đạt và thể hiện tƣ tƣởng, nó phải vận dụng tối đa cái hữu hạn về mặt hình thức biểu đạt của mình để thể hiện cái vô hạn là tƣ tƣởng và thế giới hiện thực khách quan đƣợc phản ánh trong đó. Vì vậy, trong tiếng Việt đã xuất hiện quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa theo hƣớng thuật ngữ hoá nhằm thực hiện yêu cầu đó. Việc nghiên cứu quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa này cho phép chúng ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tƣ duy, vai trò của tƣ duy, của sự nhận thức

và sự phát triển xã hội đối với sự phát triển ngôn ngữ, đồng thời chúng ta thấy đƣợc khả năng phát triển của tiếng Việt hiện đại trong việc diễn đạt các khái niệm thuộc các lĩnh vực khoa học trong thế giới hiện đại đang ngày càng phát triển, mở rộng, đào sâu.

6. Phạm vi khảo sát sự chuyển đổi chức năng-nghĩa của luận văn nhƣ đã thấy chỉ giới hạn trên tƣ liệu thuật ngữ. Điều này cũng có thể thấy rõ là chỉ mới khảo sát quá trình thuật ngữ hoá, trí tuệ, chính xác hoá nội dung khái niệm của nghĩa. Quá trình theo hƣớng ngƣợc lại chƣa đƣợc đề cập đến. Đó là quá trình biểu trƣng hoá, hình tƣợng hoá trong phát triển nghĩa của từ. Về hƣớng này chúng tôi hy vọng sẽ có cơ hội khảo sát tiếp. Song chỉ với những gì làm đƣợc cũng cho thấy rõ một con đƣờng phát triển nghĩa, con đƣờng tạo thuật ngữ từ từ thƣờng là một con đƣờng, một phƣơng thức tạo thuật ngữ, một phƣơng thức khá tiết kiệm trong Việt ngữ.

7. Với những cố gắng nỗ lực của mình trong luận văn này, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp trực tiếp vào công tác xây dựng và chuẩn hoá hệ thuật ngữ tiếng Việt, góp phần đƣa ra một số nhận xét trong quá trình nghiên cứu về sự phát triển từ vựng tiếng Việt.

Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những từ thông thƣờng đƣợc dùng với chức năng là thuật ngữ. Do đó đây mới chỉ là những nghiên cứu bƣớc đầu. Trong tƣơng lai, đề tài này có thể đƣợc mở rộng và nghiên cứu chuyên sâu hơn.

8. Những điều chúng tôi trình bày trong luận văn có thể chƣa hoàn toàn đầy đủ so với những gì đang diễn ra trong quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng tiếng Việt. Chúng tôi hy vọng rằng, những thiếu sót sẽ đƣợc những công trình nghiên cứu tiếp theo hoàn thiện để có thể dựng nên một bức tranh

toàn diện về quá trình chuyển đổi chức năng-nghĩa từ vựng trong hệ thống từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt hiện đại.

Một phần của tài liệu Bước đầu khảo sát sự chuyển đổi chức năng - nghĩa từ vựng trong tiếng Việt (Trang 111 - 114)