Phân bố trữ lượng khí:

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 99)

V. BỂ NAM CÔN SƠN:

4. Phân bố trữ lượng khí:

Tính đến 31-12-2004 có 27 mỏ khí được phát hiện, chủ yếu ở thầm lục địa dưới 200m nước chỉ có mỏ khí Tiền Hải và D14 ở đất liền thuộc MVHN. Các mỏ khí - dầu này là các thân khí tự nhiên được tích tụ cùng các thân dầu trong một bẫy hoặc các thân chứa chủ yếu là dầu và mũ khí của cấu tạo mà trước đây là mỏ dầu. Với mục đích báo cáo trữ lượng khí chỉ đưa vào các mỏ có trữ lượng lơn shơn 0,9 m3 đối với các mỏ ở đất liền và các mỏ ở thềm lục địa có trữ lượng lớn hơn 1,8 tỷ m3 gần các mỏ đã phát triển. Từ năm 1990 có khoảng 370 tỷ m3 khí thiên nhiên có khả năng thu hồi đã được phát hiện bổ sung đưa tổng số trữ lượng khí lên 394,7 tỷ m3, trong đó trữ lượng khí không đồng hành là 324,8 tỷ m3 và khí đồng hành là 69,9 tỷ m3. Cũng trong cùng thời gian đã phát hiện được 23 mỏ khí ở ngoài khơi và 1 mỏ khí ở đất liền. Do các phát hiện khí của các hợp đồng dầu khí ký năm 1988 và 1992 mà nhà thầu thực hiện trong các chiến dịch thăm dò của họ, trữ lượng khí tăng đột biến sau khi phát hiện 2 mỏ khí Lan Tây – Lan Đỏ trong năm1992, mỏ rồng đôi và Hải Thạch.

Trong số 27 mỏ có trữ lượng đáp ứng được điều kiện nêu trên, chỉ có 5 mỏ khí có trữ lượng >30 tỷ m3 chiếm khoảng 40 % trữ lượng khí. Kích thước mỏ và trữ lượng phát hiện minh họa hình 15

Nhìn chung, chất lượng các mỏ khí ở Việt Nam từ chỗ này tới chỗ khác là khí ngọt trừ một số ít mỏ ở bể Malay - Thổ Chu có hàm lượng khí CO2 cao, ngoài ra cũng có ít mỏ có hàm lượng H2S trung bình – cao.

a.Khí không đồng hành.

Ở bể Nam Côn Sơn, khí không đồng hành được phát hiện ở 9 mỏ với 159,3 tỷ m3 chiếm 40% trữ lượng khí, bể Malay- Thổ Chu có 13 mỏ khí, 2 mỏ khí - dầu với trữ lượng vịnh Bắc Bộ và 2 mỏ khí ở đất liền với trữ lượng 7,5 tỷ m3

chỉ chiếm 2% tổng trữ lượng khí, ở bể Cửu Long có 2 mỏ dầu khí với trữ lượng 19,8 tỷ m3 chiếm 5%. Qua các số liệu cho thấy, bể Nam Côn Sơn có trữ lượng khí lớn nhất với nhiều mỏ có quy mô lớn, bể Malay - thổ chu phát hiện nhiều mỏ nhất và có nhiêều mỏ nhỏ. Trữ lượng khí cùng các mỏ khí đã phát hiện, đang khai thác và đưa vào kế hoạch phát triển trong vài năm tới khoảng 250 tỷ m3. b. Khí đồng hành.

Khí đồng hành phân bôố chủ yếu ở bể Cửu long với trữ lượng 58,4 tỷ m3

tập trung trong các mỏ dầu lớn: Bạch Hổ, Rạng Đông, Hồng Ngọc và các mỏ dầu – khí Emerald, Sư Tử Trắng. Ngoài ra, một lượng khí đồng hành rất nhỏ còn phân bố trong các mỏ khí - dầu như: Bunga Kekwa – Cái nước, Bunga Raya thuộc về Malay - Thổ Chu.

c. Trữ lượng condensate.

Trữ lượng condensate đưa vào hydrocarbon thể lòng trong điều kiện ổn điịnh dựa trên khối lượng thu hồi tiềm năng từ C5 và C5+ của tổng trữ lượng khí khai thác từ các đề án cung cấp khí hiện có và các đề án đã khẳng định trong tương lai bao gồm các mỏ Lan Tây – Lan Đỏ, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây, Hải Thạch và Emerald. Trữ lượng condensate đến 31-12-2004 khoảng 18 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở các mỏ của bể Nam Côn Sơn và Cửu Long.

d. Xu thế bổ sung trữ lượng khí thiên nhiên

Trữ lượng khí thiên nhiên nhanh trong thời gian qua chứng tỏ sự thành công lớn trong công tác thăm dò. Trong 14 năm qua đã phát hiện được 24 mỏ khí

bình quân tăng khoảng 26 tỷ m năm từ các mỏ mới và thẩm lượng các phát hiện. Hầu hết các mỏ được phát hiện từ các vùng thăm dò mới thuộc các hợp đồng dầu khí lần đầu, chỉ có một số ít mỏ được phát hiện trong các vùng đã thăm dò được giao thầu lần 2. Sự bổ sung trữ lượng khí còn lại định hướng trong tương lai một phần là do tăng trưởng của các mỏ phụ thuộc vào kết quả khoan thẩm lượng và phát triển mỏ trên cơ sở kết quả nghiên cứu tốt hơn về địa chất, địa vật lý và công nghệ mỏ, phần còn lại chủ yếu hy vọng phát hiẹn các mỏ khí mới ở các vùng thăm dò mới của bể Sông Hồng, Phú Khánh, Tư Chính – Vũng Mây và các dạng bẫy phi cấu tạo, bẫy hỗn hợp ở các vùng đã thăm dò thuộc bể Nam Côn Sơn, Cửu Long và Malay – thô Chu. Cùng với sự bổ sung tăng trưởng trữ lượng khí thiên nhiên, trữ lượng condensate cũng sẽ được tăng, đặc biệt ở các bể Nam Côn Sơn, Sông Hồng nơi các mỏ thường ở độ sâu lớn với điều kiện nhiệt độ áp suất vỉa cao nên trữ lượng condensate sẽ tăng đáng kể ở các bề dày. Ngoài ra, Việt Nam còn phát hiện một số khí khổng lồ ở bể Sông Hồng, nhưng có hàm lượng khí CO2 rất cao nên chưa đưa vào thống kê trữ lượng hiện tại. Vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp công nghệ và có điều kiện kinh tế ưu đãi để khuyến khích và tạo điều kiện cho phát triển các mỏ này sẽ là nguồn tiềm năng bổ sung đáng kể trữ lượng khí cho Việt Nam trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 99)

w