Tổng quan về các loại bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 51)

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÁC BỂ ĐỆ TA MỞ VIỆT NAM:

2. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích:

3.2. Tổng quan về các loại bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam

Toàn bộ các bể trầm tích Đệ Tam Việt Nam đều nằm trong phần rìa Đông Nam của mảng Âu-Á, gồm nhiều vi mảng gắn kết với nhau và được bao quanh

bởi các ranh giới hội tụ ở phía Tây, Nam và Đông. Đông được coi như một quá trình tạo ra rìa phân ly. Đi kèm theo rìa phân ly này là hai đới rìa thụ động. Từ phía Đông sang phía Tây, các bể nằm trên vỏ dạng chuyển tiếp đến lục địa. Các kiểu bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam trình bày dưới đây chủ yếu được xem xét cùng với các quá tình địa chất xảy ra từ thời điểm giãn đáy Biển Đông đến nay.

Bể Nam Côn Sơn có vị trí đúng vào phần kéo dài của giãn đáy Biển Đông, thể hiện rõ nhất qua bản đồ từ và trọng lực, vì thế có thể xếp bể này vào bể rift căng giãn điển hình nhất ở Việt Nam, bể nằm trên vỏ lục địa với các đá có thành phần và tuổi khác nhau được hình thành có lẽ cả trong Paleozoi và Mesozoi.

Nhóm bể Trường Sa và bể Hoàng Sa nằm ở hai cánh tách giãn của Biển Đông, trên rìa thụ động của đới phân ly. Chúng đều có giai đoạn tạo rift đồng thời với giãn đáy Biển Đông và có cấu trúc dạng các bán địa hào, sau đó bị quá tình giãn đáy Biển Đông đẩy trượt sang hai phía Bắc và Nam và được phủ bởi trầm tích biển. Nhóm bể này có móng nằm trong đới vỏ chuyển tiếp và đều có thể xếp vào bể căng giãn rìa thụ động.

Bể Tư Chính – Vũng Mây còn ít được nghiên cứu, vì thế có thể coi hoặc là phần nước sâu của bể Nam Côn Sơn nối dài hoặc là miền cấu trúc trung gian giữa bể Nam Côn Sơn và nhóm bể Trường Sa, vừa có tính chất rift vừa có tính chất rìa thụ động.

Bể Cửu Long là phần sụt lún của đới magma Đà Lạt trong Kainozoi. Cơ chế tạo bể Cửu Long có lẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thúc trồi của địa khối Kon Tum theo kiểu căng giãn sau cung và có một phần chịu ảnh hưởng của giãn đáy Biển Đông. Toàn bộ bể Cửu Long nằm trong lớp vỏ lục địa và được xếp vào nhóm bể rift nội lực.

Cả hai bể Sông Hồng và Malay – Thổ Chu đều hình thành gắn liền với hai hệ thống trượt bằng chính là Sông Hồng và Maeping nên đều có cơ chết kéo hệ thống trượt bằng chính là Sông Hồng và Maeping nên đều có cơ chết kéo toác, tuy nhiên chúng cũng có cơ chế ép ngang cục bộ. Trong khi bể Malay Thổ Chu chỉ là một phần diện tích cả vịnh Thái Lan thì bể Sông Hồng chiếm gần như toàn bộ vịnh Bắc Bộ. Một điểm nữa là bể Malay – Thổ Chu nằm xa và gần như không bị ảnh hưởng của sự giãn đáy Biển Đông. Bể Malay – Thổ Chu có thể coi là một pha kéo toác lớn đi kèm với một đứt gãy lớn, ngược lại, bể Sông Hồng đi kèm với nhiều đứt gãy lớn ở Bắc Việt Nam như Sông Hồng, Sông Mã và Rào Nậy, vì vậy có thể cho rằng bể Sông Hồng là kết quả của nhiều kéo toác với biên độ khác nhau từ lớn ở vùng trung tâm bể đến bé nhất ở địa hào Quảng Ngãi. Tổ hợp của nhiều kéo toác đã tạo ra bể Sông Hồng có diện tích lớn như hiện nay với sự đa dạng về cấu trúc cũng như tướng trầm tích.

Bể Phú Khánh nằm giữa đại khối đá cổ Kon Tm và Biển Đông. Khu vực này vừa mang tính rìa thụ động, vừa chịu sự tác động của chuyển động trượt và xoay của địa khối Kon Tum. Bể có cấu trúc dạng các địa hào nhỏ hẹp, và bị phủ bởi những nêm lấn tạo thềm về phía biển. Đặc điểm khác biệt của bể Phú Khánh so với các bể khác là chiều dày tầng trầm tích sau rift lớn hơn nhiều so với tầng đồng rift và như vậy có thể coi bể Phú Khánh là kiểu bề rìa lục địa.

Các trũng Đệ Tam ở đất liền đều là các trũng nội lục được hình thành trên các craton hoặc trên các miền tạo núi (miền uốn nếp). Chúng thường có quy mô nhỏ và trầm tích Đệ Tam không dày, được phân bố rải rác dọc theo các đới đứt gãy chủ yếu có phương TB-ĐN và ĐB-TN

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 51)

w