1. Giới thiệu:
Bể Phú Khánh nằm dọc theo miền trung Việt Nam, giới hạn bởi vĩ tuyến 14-11o Bắc và kinh tuyến 109o20’-111o Đông hoặc cũng có thể phát triển hơn về phía Đông. Về phương diện địa chất, bể Phú Khánh giáp với bể Cửu Long ở phía Nam, bể Nam Côn Sơn ở phía Đông Nam, bể Sông Hồng ở phía Bắc, bể
Hoàng Sa ở phía Đông bắc, thềm Đà Nẵng, thềm Phan Rang ở phía Tây và về phía Đông nơi chưa được nghiên cứu, có thể tồn tại 1 bể khác nằm giữa bể Phú Khánh và phần sâu nhất của Biển Đông.
Địa hình đáy biển trong vùng phức tạp với đặc trưng của 1 biển rìa, bao gồm các địa hình: thềm lục địa, sườn lục địa và chân lục địa với các hố sụp và khối nâng địa phương, mực nước biển sâu từ 0-3000m. Các đơn vị địa chất ở đây nằm trên phần vỏ lục địa và vỏ chuyển tiếp giữa vỏ lục địa và đại dương, cũng có thể có 1 phần nằm trên vỏ á đại dương ở phía Đông. Thềm lục địa rất hẹp, mực nước sâu từ 0-200m nằm trên móng granit phân dị, nơi móng nhô cao tạo thành dãy nâng ngầm và nơi sụp lúc tạo thành tích tụ nhỏ. Do hoạt động của hệ thống đứt gãy, móng của thềm bị trượt theo khối tạo ra dạng địa hình bậc thang, sâu dần về Biển Đông. Sườn lục địa kế tiếp thềm Đà Nẵng, Phan Rang là 1 vùng có độ sâu nước biển từ 150-3000m, độ dốc từ vài độ đến vài chục độ, bề rộng từ 20 – 200 km. Mức độ phân cách sườn lục địa cao hơn nhiều, so với phần thềm, với nhiều dãy núi ngầm và rạch ngầm, canon. Ở phần phía Bắc, tương ứng với Quảng Nam đến Bình Định, và phần Phía Nam tương ứng với Bình Thuận Ninh Thuận, sườn lục địa tương đối rộng, ngược lại ở vùng giữa, tương ứng với Nam Bình Định và Khánh Hòa, sườn lục địa rất hẹp, có nơi chỉ còn 18km, tạo thành 1 hình móng ngựa, đánh dấu vùng biển tách giãn lớn sâu nhất vào địa khối Kontum. Các đồng bằng biển thẳm, địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía ngòai chân sườn lục địa. Khi không có những tài liệu địa chấn, nhưng theo kết quả nghiên cứu trọng lực, nằm dưới đồng bằng biển thẳm, là những địa hào kích thước khác nhau, đó là những trũng tích tụ, bề dày trầm tích có thể lên đến 3- 4 km.
Do bể Phú Khánh thuộc vùng nước sâu, công tác nghiên cứu còn ít, chưa có khoan thăm dò nên những nét cấu trúc địa chất chính được khái quát theo tài liệu khảo sát địa chấn khu vực và liên hệ bể trầm tích lân cận, nơi đã được nghiên cứu chi tiết, đã có những phát hiện và đang khai thác dầu khí.
2.Hệ thống dầu khí:
Các play có khả năng phát triển ở bể Phú Khánh là các thành tạo lục nguyên tuổi Oligocen, Miocen, carbonat Miocen và móng phong hóa nứt nẻ, tuy nhiên, do ở vùng này chưa có các giếng khoan thăm dò nên các đặc điểm sinh, chứa chắn chỉ có thể dự báo dựa vào các liên két với các bể lân cận và các nghiên cứu điểm lộ dầu trên bờ.
- Đá sinh: bể Phú Khánh có thể có mặt đá mẹ tuổi Oligocen và Miocen sớm. Kết quả phân tích mẫu điểm lộ ở khu vực Đầm Thị Nại, sông Ba và Kontum cho thấy mẫu trầm tích hạt mịn tuổi Neogen tương đói giàu VCHC, S = 8,22 kg/T, PI<0,3, HI = 242 – 866. Kết qur xây dựng mô hình hóa với dòng nhiệt vào thời kỳ đầu Oligocen, cuối Oligocen, cuối Miocen sớm, độ sâu đặt cửa sổ tạo dầu ở 3000 – 5000 m.
- Đá chứa: các đá chứa là cát kết tuổi Oligocen, Miocen và Pliocen. Ngoài ra, các thành tạo carbonat tuổi Miocen và móng phong hóa nứt nẻ cũng là đá chứa có tiềm năng.
- Đá chắn: các thành tạo sét kết, sét kết xen bột kết tuổi Oligocen và Miocen cũng như Pliocen và các màn chắn quan trọng cho các bẫy dầu khí.
- Bẫy dầu khí: kết quả minh giải tài liệu địa chấn đã pháthiện một số cấu tạo dạng vòm, bán vòm để đứt gãy, các ám tiêu san hô tuổi Miocen, ngoài ra có thể phát triển các bẫy thạch học, địa tầng, các bẫy hỗn hợp và các khối nhô móng trước Đệ tam bị chôn vùi.
Hình 11 :Hệ thống đứt gãy chính và các đới cấu trúc bể Phú Khánh (theo Nopec va VPI)
3.Tiềm năng tài nguyên dầu khí:
- Bể Phú Khánh được các nhà địa chất dầu khí Đan Mạch, Nhật Bản, Việt Nam chọn làm mục tiêu nghiên cứu trong nhiều đề án, như Enreka (Đan Mạch), đề án hợp tác VPI/JPI (Nhật Bản) trong các năm vừa qua. Các kết luận và tiềm năng dầu khí, nói chung, là rất lạc quan dựa trên nhiều thông tin mới từ các mở dầu khí mới được phát hiện ở các khu vực lân cận trong các năm 2003, 2004. Dấu hiệu dầu khí được nhận biết qua điểm lộ dầu ở phía tây trên phần đất liền cũng như dấu hiệu gián tiếp được nhận biết trên lát cắt địa chất: dị thường biên
độ, điểm sáng (bright spot), phản xạ ngang (Flat spot)…. cũng góp phần vào kết luận lạc quan trên.
Tất cả các yếu tố của 1 hệ thống dầu khí, đều được xác định trên 1 dữ liệu địa chất trên đất liền, trên các tài liệu địa vật lý và qua các mô hình sử dụng, các thông số của bể trầm tích kế cận kết hợp với dữ liệu địa chấn, trong bể Phú Khánh. Các kết quả đánh giá tiềm năng dầu khí thông qua đề án VITRA II cho thấy bể Phú Khánh chiếm 10% tổng tài nguyên dầu khí tiềm năng Việt Nam, tức tiềm năng thu hồi khoảng 400 triệu tấn quy dầu, phân bố chủ yếu ở play 2,3 và play 4. Như vậy tiềm năng của Phú Khánh là đáng kể, cần phải đầu tư tìm kiếm thăm dò với mức độ chi tiết cao.