Tổng quát về phân loại bể

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 49)

I. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT CÁC BỂ ĐỆ TA MỞ VIỆT NAM:

2. Mô hình biến dạng tạo bể trầm tích:

3.1. Tổng quát về phân loại bể

Theo Bally (1975) một bể trầm tích được định nghĩa là “những phạm vi (realm) sụt võng (subsidence) có chiều dày trầm tích thông thường vượt trên 1 km, ngày nay còn được bảo toàn và gắn liền nhau (coherent)”. Cần phải nói thêm về khái niệm bể, theo nghĩa rộng hơn của Bally (1975): bể trầm tích là một diện tích của vỏ trái đất được phủ bởi một tập trầm tích dày hơn so với vùng xung quanh và theo cách hiểu trên thì không có ranh giới rõ ràng, có bể có ranh giới rõ ràng, có bể có ranh giới khép kín, có bể mở về phía các bể lớn hơn. Vì thế khi bàn về các bể trầm tích Đệ Tam ở Việt Nam, có những bể là bể trầm tích thực theo cách hiểu thông thường , là một đới trũng có ranh giới, những cũng có những diện tích được gọi là “bể” theo nghĩa rộng, không phải là đới trũng lớn và cũng không có rành giới rõ ràng.

Theo chế độ địa động lực, cơ chế hình thành các bể có thể được chia ra làm ba loại: hình thành liên quan đến chế độ phân ly hoặc căng giãn; liên quan đến

chế độ hội tụ hoặc nén ép; và liên quan đến các cắt trượt. Có nhiều kiểu phân loại bể của các tác giả khác nhau như Perrôdn, 1971; Bally, 1975; Klemme, 1975 và Dickinson, 1976, nhưng đều gắn với các kiểu vỏ lục địa và kiểu rìa mảng. Trong ngành dầu khí, các quan điểm chủ yếu tập trung theo hướng nghiên cứu các quá tình tiến hóa bể liên quan đến việc sinh thành dầu khí, nên có hai hướng phân loại: theo hình dạng, cấu trúc bể theo nguồn gốc, tiến hóa bể. Mục tiêu của các phân loại này nhằm tương tự hóa các bể chưa thăm dò dầu khí từ các bể đã thăm dò và khai thác dầu khí.

Trên thực tế có thể phân loại các bể trầm tích trên cơ sở những tiêu chuẩn như sau:

Vị trí của các bể trên các mảng thạch quyển (lithospheric plate) Đa số các bể phân bố ở những đới rộng (active zone) - ở ranh giới các mảng. Ngoài ra, còn có các bể, đặc biệt các bể rộng nhất, nằm ngay trên mảng (bể nội lục – intracratonic basin).

Cơ chế tạo bể (basin drive mechnism) và bản chất của quá tình kiến tạo

(nature of tectonic process). Sự phát triển của các bể trầm tích bị chi phổi bởi sự chuyển động tương đối giữa các mản và chịu ảnh hưởng của các ranh giới (boundary) phân ly, hội tụ hoặc biến dạng của mảng. Một số bể trầm tích (bể nội lục) hiện đã ở xa các giới hạn của mảng ngày y, nhưng chúng có thể có liên quan đến các ranh giới mảng cổ.

Sự tiến hóa của bể và cấu trúc bể. Bể đã qua ba thời kỳ tiến hóa mới

sinh (juvenile), trưởng thành (mature) và cuối cùng (final). Một bể có thể trải qua một, hai hoặc tất cả các giai đoạn tiến hóa. Xa hơn nữa, một bể có thể chỉ trải qua một chu kỳ hoặc nhiều chu kỳ phát triển.

Dựa vào các tiêu chuẩn nêu trên, hiện trong địa chất dầu khí áp dụng rộng rãi bảng phân loại (đơn giản) các kiểu bể trầm tích sau:

a. Bể căng giãn (extensional basin)

Trên cơ sở đặc điểm quá trình căng giãn và vị trí hình thành bể được chia ra các kiểu bể căng giãn sau đây:

• Bể kiểu bồn nội lục (intracratonic sag basin) là các trũng đơn lẻ trên bình đồ gần như đẳng thước, hiện tượng sụt lún bị không chế bở đứt gãy, mà do vòm nhiệt dâng lên trong vỏ trên manti.

• Bể rift răng giãn (extensional rift basin) được hình thành trên ranh giới phân ly, nơi quyển mềm (asthenosphere) trồi lên, tạo sự tách giãn của vỏ lục địa. Kiểu này cũng có thể hình thành trong nội mảng, có pha rift ban

đầu, sau đó là sụt lún nhiệt, được gọi là aulacogen hay rift dở dang (failed rift).

• Bể căng giãn sau cung (back-arc extension basin) hình thành trên một rìa tích cực (active margin) vùng ranh giới hội tụ của khung cấu trúc sau cung (back-arc setting). Đây là kiểu căng giãn do sự thay đổi tốc độ nén ép ngang.

• Bể căng giãn rìa thụ động (passive margin extensional basins) với sự phát triển của delta, đây chính là một cánh của một bể rift căng giãn ở giai đoạn tạo vỏ đại dương.

b. Bể kéo toác (pull-apart basin)

Bể kéo toác, còn gọi là bể trượt bằng căng/ép ngang (pull-apart hay transtensional/transpressional strike-slip basins), là các bể chịu tác động của cả sự căng giãn và trượt bằng.

Bể kéo toác hình thành cả trên các ranh giới biến dạng (transform

boundary) của một mảng và cả trong nội mảng. Ví dụ như trong mô hình thúc trồi của Tapponnier cho vùng Đông Nam Á thì một số bể được hình thành theo cơ chế này, lúc đầu là trượt căng, tiếp theo là trượt ép trong nội mảng.

Kiến tạo nghịch đảo không tham gia vào quá trình hình thành bể ban đầu, mà là quá trình thứ sinh xảy ra trong các bể căng giãn hình thành từ sự thay đổi chế độ căng khu vực từ căng giãn đến nén ép (compressional).

c. Bể nén ép (compression basin)

Bể bị nén ép ở trên các ranh giới hội tụ dạng đai chờm (thrust belt)

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 49)

w