Mục tiêu trong tương lai:

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 34)

III. ĐẶC ĐIỂM DẦU KHÍ:

2.4 Mục tiêu trong tương lai:

Công nghiệp khí vừa là ngành sản xuất, vừa là ngành kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế - xã hội. Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp khí đã có những

thành tựu phát triển đáng kể, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều cơ hội thuật lợi những cũng lắm khó khăn, thách thức. Theo nhiều nghiên cứu, kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mức tăng trưởng từ 7-8%, và có thể còn cao hơn, hướng tới mục tiêu phát triển về cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Để đạt được mục tiêu đó, điều tất yếu là nền kinh tế phải được cung cấp đủ năng lượng. Do vậy, phải có một chiến lược phát triển năng lượng đúng đắn. Khí thiên nhiên có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia.

Các mục tiêu chiến lược phát triển ngành công nghiệp khí

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp khí là một trọng tâm của ngành năng lượng Việt Nam trong một số thập kỷ tới nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Một số mục tiêu phát triển chính của ngành công nghiệp khí đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau [7]: - Sản lượng khai thác khí: sẽ tăng từ 11-13bcm (tỷ m3) năm 2010 lên tới 14- 18bcm vào năm 2020. Nghiên cứu đưa vào khai thác và sử dụng các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao ở phía Nam bể Sông Hồng.

- Phát triển thị trường khí nhằm đảm bảo sử dụng 11-13bcm vào năm 2010. Tham gia đầu tư xây dựng 3 khu công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên (Đông Nam bộ với công suất 6-9 bcm/năm; Tây Nam bộ công suất 5-8bcm/năm và khu đồng bằng Bắc bộ - Thái Bình công 1-2bcm/năm). Đầu tư xây dựng nối mạng và vận hành các đường ống dẫn khí khu vực, quốc gia, đảm bảo sự kết hợp hài hòa các khả năng xuất khẩu và nhập khẩu khí, các trạm nén khí, các nhà máy xử lý

khí,v.v... Mở rộng sử dụng khí thiên nhiên cho sinh hoạt, giao thông vận tải, công nghiệp, v.v...

- Sản xuất 40-50% tổng sản lượng điện của cả nước vào năm 2010. Nhiệt điện khí sẽ tăng dần tỷ trọng, đạt khoảng 50% vào năm 2020. Tiêu thụ khí thiên nhiên (ngoài điện) sẽ tăng dần tỷ trọng tới 6% vào năm 2020.

- Đầu tư tài chính cho ngành công nghiệp khí (6-10 tỷ USD) để đảm bảo cung cấp năng lượng đủ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế vào năm 2020.

CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THAØNH BIỂN ĐÔNG VAØ CÁC BỒN TRẦM TÍCH LIÊN QUAN TRÊN THỀM LỤC ĐỊA MIỀN NAM VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 34)

w