Phân bố trữ lượng dầu:

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 97)

V. BỂ NAM CÔN SƠN:

3. Phân bố trữ lượng dầu:

a. Phân bố trữ lượng dầu chi tiết:

Trữ lượng dầu của Việt Nam tính đến 31-12 -2004 cho thấy, 24 mỏ có khả năng thương mại vào khoảng 402 triệu tấn. Như hình 11 ghi rõ, trữ lượng dầu Việt Nam tăng hang nằm rất nhanh từ năm 1988 sau khi phát hiện dầu trong móng nứt nẻ trước Đệ Tam mỏ Bạch Hổ. Năm 1988, trữ lượng ước tính vào khoảng 113 triệu tấn dầu có khả năng thu hồi. Sau thời gian trên 10 năm đã được bổ sung vào nguồn trữ lượng khoảng 289 triệu tấn, nâng tổng số trữ lượng dầu đến 31-12-2004 đạt 402 triệu tấn. Cũng trong cùng thời kỳ đã khai thác 169,94 triệu tấn chiếm 42% còn lại 232,06 triệu tấn. Trong số trữ lượng còn lại, trữ lượng đã và đang phát triển là 200,4 triệu tấn ở 9 mỏ đang khai thác, số còn lại chuẩn bị phát triển trong thời gian tới. Trữ lượng dầu tập trung chủ yếu ở bể Cửu

Long chiếm tới 86% trữ lượng dầu Việt Nam, trong đó trữ lượng dầu từ móng nứt nẻ trước Đệ Tam là 262 triệu tấn chiếm 63% tổng trữ lượng dầu của Việt Nam. Theo quy mô, có 7 mỏ có trữ lượng trên 13 triệu tấn chiếm 80% trữ lượng dầu thuộc mỏ dầu có quy mô khổng lồ, trong đó mỏ dầu Bạch Hổ có trữ lượng trên 190 triệu tấn ở bể Cửu Long là mỏ lớn nhất ở thềm lục địa Việt Nam. Dựa trên giới hạn chất lượng dầu giữa 220 và 310 API theo phân loại của Hội Nghị năng lượng thế giới (WEC), dầu của các mỏ đang khai thác ở thềm lục địa Việt Nam chủ yếu thuộc loại nhẹ có tỷ trọng từ 380 đến 40,20 API là loại dầu ngọt có hàm lượng lưu huỳnh thấp, sạch, có nhiều paraffin, có điểm chảy rất cao.

b. Xu thế nguồn trữ lượng bổ sung:

Mặc dù sản lượng khai thác tăng nhanh trong thời gian qua từ 5,5 triệu tấn nhưng trữ lượng vẫn duy trì tăng cao hơn sản lượng khai thác điều đó cho thấy sự thành công thăm dò gia tăng trữ lượng bù đắp được khối lượng dầu khai thác. sự thành công trong việc gia tăng trữ lượng là do nhà nước đã có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đẩy mạnh và mở rộng hoạt động thăm dò ra các vùng mới có tiềm năng và sự thành công trong thăm dò, thẩm lượng gia tăng trữ lượng ở các mỏ đã phát hiện cũng như ở các mỏ đã phát triển với sự tăng trữ lượng trong thời gian qua từ các mỏ đã phát hiện chiếm khoảng 45% trữ lượng được bổ sung. Đồng thời, giải pháp tăng hệ số thu hồi dầu cũng đã được nghiên cứu áp dụng lần đầu ở mỏ Bạch Hổ và sau đó được triển khai ở các mỏ khác như: Đại hung, Rồng, Rạng Đông và Sư Tử Đen đã góp phần đáng kể tăng trữ lượng bổ sung. Đặc trưng của công tác thăm dò dầu khí là với mức độ rủi ro cao, ngay cả ở những mỏ đã phát triển vẫn còn rủi ro, bởi vậy sự thành công thăm dò gia tăng trữ lượng chẳng những phụ thuộc vào sự hiểu biết các đối tượng từ các thông tin thu được từ khoan thẩm lượng và phát triển và áp dụng các giải pháp công nghệ

mới trong thăm dò đặc biệt là công nghệ thu nổ, xử lý, minh giải tài liệu địa chấn 3D để làm rõ cấu trúc địa chất của các đối tượng thăm dò. Đó chính là chìa khoá cho sự thành công trong thăm dò gia tăng trữ lượng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Hiện trạng tài nguyên dầu khí Việt Nam (Trang 97)

w