7. Kết cấu của luận văn
2.2.6. Thực trạng việc thực hiện đãi ngộ nhân sự tại Đài
Đãi ngộ nhân sự thông qua hệ thống tiền lương
Hệ thống tiền lương tại Đài hiện đang thực hiện theo Quy chế phân phối quỹ tiền lương được ban hành kèm theo quy chế của nhà nước. Theo Quy chế này, về
81
nguyên tắc tiền lương được phân phối theo lao động, phụ thuộc vào kết quả lao động, gắn liền với năng suất và hiệu quả công việc của từng người, từng đơn vị, không phân phối bình quân; những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng lực tốt, đóng góp nhiều vào kết quả chung thì được trả lương cao; hằng tháng tiền lương được trả đúng hạn cho người lao động.
Trong cơ cấu tiền lương người lao động nhận được sẽ gồm 2 phần: Lương cứng và lương mềm. Lương cứng là lương ổn định cơ bản được trả dựa trên: Hệ số lương của từng người, ngày công làm việc thực tế trong tháng, các khoản phụ cấp lương theo chế độ và tiền lương thêm giờ (nếu có). Lương mềm là lương kích thích năng suất làm việc thực tế của từng người trong đài, người nào có năng suất làm việc cao thì được hưởng cao và ngược lại, được tính theo các tiêu chí: Ngày công làm việc thực tế và hệ số thành tích (hj – như trình bày ở bên trên) của từng người.
Li = LCi + LMi Trong đó:
+ Li: Tiền lương trong tháng của người lao động thứ i + LCi: Lương cứng trong tháng của người lao động thứ i + LMi: Lương mềm trong tháng của người lao động thứ i
Để tính LCi, dùng công thức:
LCi = TLmin x HSLCBi x NCi/22 + PCi (nếu có) + LTGi (nếu có) Trong đó:
+ TLmim: Mức lương tối thiểu trong một tháng áp dụng chung toàn Đài và luôn lớn hơn mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước. Về mức lương tối thiểu của Nhà nước hiện đang áp dụng theo Nghị định số Số: 31/2012/NĐ-CP 12/4/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 1,050,000
+ HSLCBi: Hệ số lương cấp bậc của người lao động thứ i. Hệ số này hiện đang áp dụng theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các Đài Nhà nước
+ NCi: Số ngày công làm việc thực tế trong tháng (kể cả các ngày nghỉ theo chế độ được hưởng nguyên lương) của người lao động thứ i
+ PCi: Phụ cấp trong tháng của người lao động thứ i. Bao gồm các loại phụ cấp: Chức vụ, trách nhiệm, thu hút, ca 3, nóng – độc hại – nguy hiểm, phụ cấp khu vực. Mức phụ cấp này vận dụng Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004
82
của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước.
+ LTGi: Tiền lương thêm giờ trong tháng được áp dụng theo chế độ hiện hành (Đảm bảo số giờ làm thêm không vi phạm Luật Lao động, tức không vượt quá 200 giờ/năm) của người lao động thứ i:
LTGi = TLmin x HSLCBi x NCi/22 + PCi (nếu có) x Tổng số giờ làm x 150% Hoặc 200% 26 ( ngày ) x 8 ( giờ ) Hoặc 300% Ghi chú:
◦ Mức 150% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày thường
◦ Mức 200% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần ◦ Mức 300% áp dụng cho những giờ làm thêm vào ngày Lễ, Tết
Để tính LMi, dùng công thức:
LMi = VMk x (NCi x hji) ∑(NCi x hji)
Trong đó:
+ hji: Hệ số thành tích trong tháng của người lao động thứ i
+ VMk: Lương mềm trong tháng được Đài duyệt cho từng phòng ban, đơn vị thứ k VMk = Kk x (Lk x HCBk x TLmin)
Trong đó :
◦ Kk: Thành tích trong tháng của phòng ban, đơn vị thứ k. Có các loại xuất sắc; giỏi; khá; trung bình; yếu tương ứng với Kk = 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0
◦ Lk: Tổng số lao động thực tế của phòng ban, đơn vị thứ k trong tháng ◦ HCBk: Hệ số cấp bậc công việc bình quân của phòng ban, đơn vị thứ k Như vậy, khác với LCi, LMi được phân phối trong nội bộ các phòng ban, đơn vị sau khi Đài phân phối lương mềm cho các phòng ban, đơn vị đó. Do Đài hiện là đơn vị hạch toán phụ thuộc UBND, nguồn để chi trả cho người lao động là tổng quỹ tiền lương được UBND tỉnh phê duyệt hằng năm. Do đó sau khi chi trả lương cứng và lương mềm cho người lao động hằng tháng, phần còn lại của tổng quỹ tiền lương được phân chia thêm theo cách:
LBSNi = VCL x (HSLCBi x NCNi) ∑(HSLCBi x NCNi)
Trong đó :
◦ LBSNi: Lương bổ sung trong năm cho người lao động thứ i ◦ VCL: Phần còn lại của tổng quỹ tiền lương trong năm
83
Riêng đối với tiền nhuận bút, Quảng cáo, sản xuất chương trình, thực hiện phân chia theo Quy định của Đài các phòng ban, đơn vị trực tiếp thực hiện các phần việc của các hoạt động trên được hưởng 70%. 30% chia bình quân cho toàn thể CBCNV còn lại là những người thuộc các phòng ban, đơn vị không trực tiếp tham gia. Các phòng ban, đơn vị trực tiếp hưởng 70%, sau đó tự xây dựng cách thức phân chia cho người lao động trong phạm vi phòng ban, đơn vị mình.
+ Giám đốc Đài xác định hệ số lương chức danh theo công việc cho: Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, Thủ trưởng các đơn vị trong Đài
+ Lãnh đạo đơn vị (Trưởng, Phó, Chủ tịch Công đoàn đơn vị) họp thống nhất xếp hệ số lương chức danh công việc cho từng CBCNV trong đơn vị. Căn cứ vào thâm niên nghề (tính theo thời gian đóng bảo hiểm xã hội) và mức độ hoàn thành công việc của từng CBCNV để xếp: mức 1 nếu có thâm niên công tác dưới 5 năm; mức 2 nếu có thâm niên từ 5 năm đến dưới 10 năm và mức 3 nếu có thâm niên từ 10 năm trở lên.
Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì xếp vào mức 1 đồng thời xếp loại lao động từ loại B tới không xếp loại tuỳ theo mức độ vi phạm kỷ luật lao động.Đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ thì Trưởng, Phó đơn vị xếp mức 1
* Trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc thì có thể xét xếp tháng đó vào mức cao nhất của chức danh, không phụ thuộc thâm niên công tác.
Bảng 2.12: Hệ số lương chức danh tại Đài
TT Tên chức danh Hệ số
Bậc I Bậc II Bậc III
1 Phó Giám đốc 12,35 13
2 Kế toán trưởng 12,35 13
3 Chủ tịch Công đoàn 12,35 13
4 Trưởng phòng banPhó chủ tịch Công đoàn chuyên trách 8,40 8,90
5 Phó phòng banBí thư đoàn thanh niên chuyên trách 7,22 7,60
84
7 Văn thư lưu trữ, Photocoppy, Lễ tân 1,99 2,07 2,18
(Nguồn: Số liệu thống kê tiền lương – Phòng TCKT)
Bảng 2.13: Tiền lương bình quân theo chức danh
Chỉ tiêu Lương/ tháng ( triệu đồng ) 2008 2009 2010 Lao động quản lý 8,340 9,150 12,100 Viên chức 4,760 5,200 6,500 Thừa hành phục vụ 3,060 3,200 3,600
(Nguồn: Số liệu thống kê tiền lương – Phòng TC-KT) Căn cứ vào cách tính lương mà Đài trả cho người lao động, có thể nhận xét
- Cơ cấu lương gồm hai khoản: Lương cứng và lương mềm. Phần lương cứng cơ bản đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động và phù hợp với quy định của luật pháp. Lương mềm có tác dụng kích thích năng suất lao động.
- Trả đủ các khoản cho người lao động theo quy định như: Phụ cấp, lương them giờ,...
- Tiền lương của hoạt động có thu trong đài cũng được phân phối cả đến những người không trực tiếp tham gia thể hiện sự công bằng ở chỗ: Mặc dù không trực tiếp tham gia nhưng họ là những người đảm trách công việc thay cho những người trực tiếp làm hoặc có những đóng góp gián tiếp nhất định.
Tuy vậy, hệ thống tiền lương của Đài vẫn còn bộc lộ nhiều nhược điểm:
- Việc xét nâng hệ số lương cấp bậc cho những đối tượng không phải thi nâng bậc thì hầu như tất cả đều được nâng khi đến kỳ hạn (trừ những đối tượng bị kỷ luật). Do đó nâng hệ số lương cấp bậc cho nhóm đối tượng này chỉ thuần túy dựa vào yếu tố thời gian, trong khi những người có thành tích tốt thì chưa có cơ chế nâng hệ số lương cấp bậc trước hạn, làm mất đi ý chí cống hiến của họ.
- Lương mềm người lao động nhận được phụ thuộc vào lương mềm Đài phân phối cho phòng ban, đơn vị của người lao động đó. Việc phân phối lương mềm cho
85
phòng ban, đơn vị sẽ căn cứ vào thành tích của từng phòng ban, đơn vị chưa có tiêu thức cụ thể, còn rất chung chung, cảm tính. Do đó kết quả phân phối lương mềm về từng phòng ban, đơn vị chưa được thuyết phục, chưa thật công bằng.
- Việc trả lương bổ sung năm không tính đến yếu tố kết quả thực hiện công việc của nhân viên mà chỉ phụ thuộc vào hệ số lương cấp bậc và ngày công của người lao động. Như vậy ngày công ảnh hưởng rất lớn trong cách tính lương (lương hằng tháng và lương bổ sung năm, đặc biệt là lương bổ sung năm) nên có một số người lao động vẫn đi làm việc bình thường nhưng năng suất làm việc không cao hoặc tận dụng thời gian làm việc ở Đài để làm việc riêng, làm nghề tay trái, sau đó khi thấy cần thiết họ đăng ký làm việc thêm giờ. Khi đó họ vẫn đảm bảo ngày công làm việc để có một mức lương cao, mặt khác còn hưởng tiền lương làm thêm giờ. Hệ quả của vấn đề này đã làm cho hoạt động của Đài không cao, ảnh hưởng đến tiền lương chính đáng của những người lao động khác và làm nản lòng những ai thực sự muốn cống hiến.
Nguyên nhân của những nhược điểm trong hệ thống lương là do:
- Còn bị phụ thuộc bởi UBND tỉnh trong việc xây dựng hệ thống lương tại Đài.
- Những người trực tiếp tham gia xây dựng hệ thống lương cho Đài chưa được đào tạo thêm về kỹ năng này.
Để có được đánh giá chung về lương, tác giả đã thu thập ý kiến của CBCNV trong Đài, kết quả được trích dẫn dưới đây:
Bảng 2.14: Nhận xét về lương của CBCNV trong Đài
Câu hỏi Số người đánh giátheo các mức độ
1 2 3 4 5
Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ Đài 20 9 45 8 18 Tiền lương mà Bạn nhận được tương xứng với kết quả làm
việc của Bạn 40 25 21 6 8
Bạn được trả lương cao 48 39 4 6 3
Tiền lương và phân phối thu nhập trong Đài là công bằng 25 28 15 21 11
86
Trong đó: 1: Rất không đúng/Rất không đồng ý; 2: Không đúng/Không đồng ý; 3:Không đúng lắm/Không đồng ý lắm; 4: Đúng/ Đồng ý; 5: Rất đúng/Rất đồng ý Khi tiến hành hỏi ý kiến về tiền lương của CBCNV trong Đài, chỉ có 14 người (tương ứng 14%) đồng ý hoặc rất đồng ý với nhận định tiền lương tương xứng với kết quả làm việc, trong khi có đến 53 người (tương ứng gần 53%) không đồng ý hoặc rất không đồng ý khi cho rằng tiền lương và phân phối thu nhập trong Đài là công bằng. Do đó cần bổ sung các hệ số tính lương để đảm bảo công bằng hơn.
Đãi ngộ thông qua khen thưởng, phúc lợi
• Đối với thưởng sáng kiến
- Thực hiện theo Quy định của Đài về thực hiện công tác sáng kiến. Đây là khoản tiền thưởng nhằm động viên khuyến kích CBCNV không ngừng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, sản xuất chương Trình, hợp lý hóa hoạt động tại Đài. Mức thưởng tối đa 5.000.000 đồng/sáng kiến. Sáng kiến chỉ được công nhận khi hội đủ các tiêu chuẩn: Đơn đăng ký sáng kiến, Bản kết luận về giải pháp đăng ký sáng kiến, Báo cáo tổng hợp tình hình áp dụng sáng kiến và Biên bản xét duyệt.
- Đối với một đơn vị phát thanh truyền hình, các sáng kiến có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó giúp cho Đài hợp lý hóa hoạt động hơn, xử lý các tình huống về tin bài, phóng sự chương trình tốt hơn. Việc Đài thưởng cho các sáng kiến thể hiện sự quan tâm và trân trọng của lãnh đạo Đài đối với những cá nhân, tập thể là tác giả của các sáng kiến.
- Tuy nhiên mức thưởng còn tương đối thấp, chưa tương xứng với mức độ đóng góp và hiệu quả của sáng kiến mang lại. Từ đó chưa thực sự kích thích, động viên nhiều người tham gia công tác sáng kiến. Ngoài ra, trong bối cảnh lạm phát ngày một tăng cao như hiện nay, mức thưởng quy định bằng số tuyệt đối dễ trở nên lạc hậu.
- Nguyên nhân để Đài chưa thể nâng mức thưởng sáng kiến lên xuất phát từ cơ chế hạch toán phụ thuộc vào UBND tỉnh, Đài khó chủ động điều tiết các khoản chi phí.
• Tiền thưởng cho các danh hiệu thi đua
Đây không phải là mục tiêu của nhiều CBCNV vì khi bầu chọn cho các danh hiệu này vẫn còn tâm lý cả nễ, việc chọn lựa trong nhiều trường hợp chỉ mang tính
87
chất hình thức, thậm chí có phòng ban, đơn vị cứ mỗi năm là sự “hoán chuyển” danh hiệu cho nhau để hầu như ai cũng có, không năm này thì năm sau.
Bảng 2.15: Mức thưởng một số danh hiệu tiêu biểu Số
TT Danh hiệu
Mức thưởng (đ) Tập thể Cá nhân
1 Huân chương độc lập hạng nhất 20.000.000 6.000.000 2 Huân chương lao động hạng nhất 10.000.000 3.000.000 3 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 3.000.000 1.000.000
4 Huy chương vì sự nghiệp 300.000
5
Bằng khen của UBND - Là phòng ban, đơn vị
- Là tổ, đội 1.200.000700.000 400.000
6 Giấy khen của Đài 300.000 100.000
(Nguồn: Quy chế thi đua khen thưởng của Đài PT – TH Thái Bình)
• Đối với thưởng do tiết kiệm
Mục đích nhằm khuyến khích CBCNV thực hành tiết kiệm các yếu tố chi phí đầu vào như: Nhiên liệu, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại,... Mức thưởng tối đa bằng 5% số tiết kiệm được và chỉ áp dụng cho phòng ban, đơn vị, không thưởng cho cá nhân.
- Ngoài hình thức tuyên truyền, vận động mọi người hưởng ứng chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, việc thưởng cho các phòng ban, đơn vị do chi tiêu tiết kiệm có thể được coi là một việc làm thiết thực, cần được phát huy.
• Các chế độ khác
Ngoài hệ thống tiền lương, thưởng, Đài còn thanh toán tiền ăn giữa ca cho người lao động, mức áp dụng hiện nay là 450.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước, Bộ Y tế và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đài có tổ chức để chăm sóc khám chữa bệnh sức khỏe cho người lao động, hằng năm.
• Phúc lợi : Chương trình phúc lợi truyền thống
Bảng 2.16: Phân loại tiền thưởng, phúc lợi
Ngày Lễ Ngày
Thanh Toán
Đối Tượng Số Tiền
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 Năm2010 2011
Tổng tiền lương, thưởng
Đài đã chi Triệu đồng 1032 1550 1650
Tổng số CBNV Người 65 88 90
Thu nhập bình quân Triệu đồng/người 15,87 17,61 18,33 88
Năm mới 25/12
Mọi nhân viên trừ những nhân viên đang trong quá trình thử việc
500.000 đến 1.000.000 (tùy vào tình hình tài chính từng năm) Tết cổ truyền 15/2
Mọi nhân viên (tính theo thâm niên công tác từ 6 tháng trở lên) 2.000.000 đến 7.000.000 (tùy vào chính sách từng năm) Ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Nữ nhân viên gia nhập Đài trước ngày 5/3
200.000 Ngày quốc tế
thiếu nhi 1/6 Nhân viên có con dưới 15 tuổi Tặng quà (100.000/phần) Lễ quốc khánh
1/9 Mọi nhân viên trừ những nhân viên trong quá trình
thử việc 500.000
(Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán)
Đài còn dùng quỹ phúc lợi cho các hoạt động: Tổ chức cho CBCNV đi tham quan nghỉ mát hằng năm…xây dựng và sửa chữa các công trình phúc lợi (sân tennis, nhà ăn, nhà nghỉ, trồng cây xanh,...), cho người lao động mượn một khoản tiền nhất định để sửa chữa nhà,...
Bảng 2.17: Thu nhập của người lao động qua các năm tại Đài (chỉ tính tiền lương, thưởng)
( Nguồn : Phòng tài chính kế toán )
Nhìn vào bảng 2.17 nhìn chung thu nhập của cán bộ trong đài là tương đối cao, đảm bảo được đời sống cho cán bộ nhân viên. Do tình hình kinh tế gần đây có