Phân công, bố trí sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Thái Bình (Trang 62)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phân công, bố trí sử dụng lao động

• Phân công, bố trí sử dụng lao động:

Bảng 2.3: Phân loại cán bộ trong Đài Nội Dung NV trong biênPV, BTV

chế

HĐ Dài hạn Cộng tác viên

Số lượng (người) 76 20 16

Tỷ Trọng (%) 67 18 15

( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính , năm 2011 )

Nếu xét theo phân loại cán bộ và lấy số liệu của năm 2011, lực lượng lao động Trong biên chế (làm việc tại các phòng ban) chiếm tỷ lệ 67% đóng góp phần lớn trong hoạt động của Đài, lực lượng lao động Hợp đồng dài hạn chiếm 18%, lực lượng cộng tác viên chiếm 15%, tỷ trọng lao động theo nghiệp vụ dần được điều chỉnh và dao động xoay quanh các giá trị đó.

Bảng 2.4: Phân loại cán bộ trong các phòng ban ( Đơn vị tính: Người )

Các phòng chức năng Số lượng Trong đó chia ra Cán bộ quản PV, BTV NV trong

biên chế HĐ Dàihạn tác viênCộng

Phòng thời sự 10 2 6 2 2

Phòng chuyên đề 11 2 6 4 1

Phòng Kế hoạch tài vụ 7 2 5 2 0

Phòng khoa giáo giáo dục 8 2 7 1 5

Phòng văn nghê 7 2 5 0 2 Phòng quản lý truyền thanh 9 2 7 2 0 Phòng SXCT truyền hình 8 2 8 0 1 Phòng SXCT phát thanh 10 2 8 2 0 Phòng truyền dẫn phát sóng 12 2 9 2 1 Phòng quản lý chương 10 2 6 2 2

70

trình

Phòng tổ chức hành chính 8 2 7 1 0

Trung tâm quảng cáo 12 2 8 2 0

( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính , năm 2011 )

Theo cách tiếp cận này cho thấy lực lượng Phóng viên, Biên tập viên tương đối lớn. Đây là nét đặc thù của Đài nói riêng và ngành truyền hình nói chung. Các chương trình của Đài được các phóng viên , Biên tập Viên thu thập để truyền tải phát thanh, phát sóng trên truyền hình đóng vai trò quan trọng trong việc hoạt động của đài.

Đối với những người lao động mới vào làm việc được phân công, bố trí công việc phù hợp với khả năng; đối với những người đang làm việc, thỉnh thoảng cũng được phân công thêm, giảm bớt hay hoán chuyển công việc trong nội bộ một phòng ban, đơn vị. Tất cả động thái này đều do trưởng phòng ban, đơn vị tự quyết định. Tuy nhiên nhìn chung toàn Đài tồn tại nhiều tầng nấc quản lý, bộ máy cồng kềnh, vấn đề giải quyết nhân viên dôi dư hoặc không phù hợp với vị trí đang đảm nhận gặp rất nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như nghị lực làm việc, khả năng cống hiến, ý chí phấn đấu của những CBCNV khác có tâm và có tầm.

Điều động CBCNV từ phòng ban, đơn vị này sang phòng ban, đơn vị khác đôi khi cũng diễn ra. Việc điều động do Giám đốc Đài ra quyết định mà nguyên nhân có thể xuất phát từ:

- Điều phối lại lao động giữa nơi này với nơi khác cho phù hợp hơn.

- Một số CBCNV thông qua tự học tập từ bên ngoài hoặc được Đài tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề sẽ được điều động sang nơi khác đảm trách công tác mới.

- Do mắc phải sai phạm nên thuyên chuyển công tác, điều động sang nơi khác. - Điều động vì lý do tổ chức cán bộ, điều này có nghĩa các cán bộ trong diện quy hoạch được điều động kinh qua nhiều vị trí khác nhau trước khi được đề bạt, bổ nhiệm.

- Một ít trường hợp giải quyết theo nguyện vọng của người lao động (để làm việc gần nhà, để thuận đường đưa đón con đi học,...).

- Điều động lao động tạm thời đến một nơi để hỗ trợ nơi này giải quyết các công việc trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ trả về lại nơi cũ.

71

Như vậy việc phân công hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thực hiện công việc của nhân viên, đến hiệu quả làm việc của cả một phòng ban, đơn vị và sau cùng là ảnh hưởng đến thành quả của toàn Đài.

Một phần của tài liệu Quản trị nhân lực tại Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Thái Bình (Trang 62)