7. Kết cấu của luận văn
1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Thái Bình
Từ những kinh nghiêm có thể rút ra một số bài học trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Thái Bình.
(1). Nguồn nhân lực là nhân tố trung tâm không phải là yếu tố duy nhất quyết định tính hiệu quả và năng lực của Đài. Một nguồn nhân lực mạnh cũng có thể bị thương tổn nếu bị tác động mạnh từ môi trường hoạt động của Đài đó như khủng hoảng kinh tế, thay đổi đột ngột về chính sách chính phủ,….Nguồn nhân lực tốt chỉ có thể hoạt động với hiệu quả cao và thu về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu nó được lãnh đạo quản lý một cách đúng đắn, khôn ngoan.
(2). Phát triển nguồn nhân lực phải theo quy hoạch và chiến lược khoa học dài hạn thì mới có khả năng đem lại cho Đài hiệu suất cao và sự phát triển bền vững. Không nên tiến hành theo cách tuyển người mà không giao việc hoặc có thêm việc thì tuyển thêm người, khi hết việc tìm cách sa thải họ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy tuyển dụng người thì dễ nhưng phát triển được nguồn nhân lực mạnh thì khó hơn rất nhiều, cắt giảm nhân lực tất dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho đơn vị.
(3). Tăng cường hợp tác đào tạo để có nguồn nhân lực chất lượng cao. Đối với trường hợp Đài có thể hợp tác với các trung tâm lớn của nước ngoài mở các trung tâm huấn luyện, đào tạo trong nước để tiếp thu công nghệ hiện đại một cách kinh tế nhất. Đây là nội dung cơ bản của chiến lược đi tắt đón đầu trong lĩnh vực phát triển của Đài.
(4). Chiến lược phát triển của Đài nói chung và nguồn nhân lực nói riêng cần theo phương thức thận trọng bền vững kinh doanh đòi hỏi phải đầu tư lớn và lâu dài
nên không thể chỉ chạy theo sự tăng trưởng hay nhất thời của thị trường sụt giảm và bỏ qua các cơ hội phát triển trong tương lai.
(5). Cần tăng hợp tác với các hãng, các tổ chức đào tạo của khu vực và quốc tế để nâng cao tính khả thi và hiệu quả của chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Tiểu kết chương 1
Trong chương này tác giả đã đi sâu nghiên cứu các khái niệm và các vấn đề có liên quan đến nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả đã giới thiệu những lý luận cơ bản về quản trị NNL như: Khái niệm quản trị NNL; quá trình phát triển của quản trị NNL; nội dung, chức năng chủ yếu của quản trị NNL. Đồng thời cũng nêu lên những kinh nghiệm quản trị NNL của một số nước tiên tiến trên thế giới, và đã đưa ra được một số bài học dành cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình.
Theo suy nghĩ của tác giả đây là cơ sở khoa học và thực tiễn giúp tác giả phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị NNL ở các Chương 2 và 3 của Luận văn.
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI ĐÀI PHÁT THANH & TRUYỀN HÌNH TỈNH THÁI BÌNH