7. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Thực trạng nhân lực tại Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh Thái Bình
Trong điều kiện hoạt động hiện tại của Đài và định hướng phát triển trong tương lai đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động theo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Công tác QTNL gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau như: Lập kế hoạch NNL, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trả công lao động, đảm bảo các chế độ đãi ngộ khác,... Do đó trước khi đề xuất các giải pháp hoàn thiện cần phân tích tổng thể nhân sự tại Đài.
2.1.4.1. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo
Nếu xét cơ cấu lao động bảng 2.1 theo trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, tính đến năm 2011, toàn Đài có 2 người có trình độ sau đại học; 60 người đại học; cao đẳng 32 người, trung cấp là 18 người.
- Lao động có trình độ chuyên môn cao: Chiếm tỷ lệ còn thấp (sau đại học là 1,7 % và đại học là 53,5 %), nhìn chung tương lai sẽ thiếu bởi vì theo quy định hiện nay của Đài yêu cầu trình độ khi vào đài là trình độ đại học.
61
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động 2011 theo trình độ đào tạo Nội dung Sau đại học Đại học Cao đẳng Trungcấp Cộng
Số lượng
(người) 2 60 32 18 112
Tỷ trọng (%) 1,7 53,5 28,5 16,3 100
(Nguồn: Phòng TC – HC)
- Lao động có trình độ chuyên môn cao: Chiếm tỷ lệ còn thấp (sau đại học là 1,7 % và đại học là 53,5 %), nhìn chung tương lai sẽ thiếu bởi vì theo quy định hiện nay của Đài yêu cầu trình độ khi vào đài là trình độ đại học.
- Lao động có trình độ thấp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhiều (cao đẳng 32%, trung cấp 18%) Lực lượng này cần được chú trọng đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, riêng bản thân họ cũng phải tự ý thức học hỏi, trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho chính mình.
- Trình độ ngoại ngữ: Toàn Đài chỉ có 26 cử nhân Anh văn, 5 cử nhân tiếng Pháp, 2 cử nhân tiếng Hoa, 40 người có chứng chỉ A tiếng Anh, 20 người đạt trình độ B tiếng Anh, còn chứng chỉ C tiếng Anh có 19 người. Trong tổng số 112 người được hỏi chỉ có 2 đạt chứng chỉ TOEFL (450 và 500 điểm) và 1 đạt chứng chỉ IELTS 5,5 điểm. Yêu cầu sử dụng ngoại ngữ tại Đài chủ yếu là tiếng Anh để giải quyết các công việc: Thực hiện hợp đồng ngoại thương; nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật; tiếp xúc làm việc với các chuyên gia người nước ngoài; tham dự hội nghị, hội thảo,Dịch bản tin, Phim truyện;... Do đó nếu theo định hướng phát triển của Đài, cần phải tăng cường đào tạo, bồi dưỡng hướng tới nâng cao trình độ ngoại ngữ cho bộ phận phụ trách các phần việc thường xuyên phải sử dụng tiếng nước ngoài. Khi điều kiện cho phép có thể đào tạo,bồi dưỡng ngoại ngữ cho các đối tượng khác cũng là việc không thừa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng tăng cao.
2.1.4.2. Cơ cấu lao động theo giới tính
Cơ cấu lao động nếu xét theo giới tính rõ ràng có một sự chênh lệch rất lớn, trong tổng số 112 CBCNV tại năm 2010, chỉ có 25 người là nữ, chiếm tỷ trọng
62
22%. Sở dĩ có sự mất cân đối lớn như vậy xuất phát chủ yếu từ đặc thù hoạt động của Đài CBCNV nữ hầu như chỉ tham gia ở bộ phận hành chính, kế toán …,chỉ 1 số ít làm tin phón sự và viết bài. Còn lại thường là nam vì công việc ở những bộ phận này thường đòi hỏi nhiều sức khỏe, làm việc ngoài trời, đi công tác nhiều ngày hoặc làm việc theo chế độ ca kíp; cụ thể những việc đó có thể kể là: Lái xe (trong đó có rất nhiều xe chuyên dụng), trực và xử lý sự cố, máy móc phát hình phát thanh, sửa chữa hoặc cải tạo nâng cấp, đội ngũ phóng viên làm tin viết bài, quay camera ,... Riêng đội ngũ bảo vệ toàn là nam và từ trước đến nay, Đài chưa có nữ nhân viên bảo vệ nào. Do đó, với tỷ lệ nữ chiếm ít trong Đài phản ánh nét đặc thù của Đài và không có gì đáng lo ngại.
2.1.4.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Số liệu thống kê của năm 2010, khi xét theo độ tuổi lao động thì: Dưới 25 tuổi chiếm 6,56%, từ 25 – 40 tsuổi chiếm 62,64% và trên 40 tuổi là 30,80%, tuổi bình quân lao động là 30. Nhìn chung lực lượng lao động trẻ đang trong giai đoạn cống hiến chiếm đa số, tuy nhiên CBCNV trên 40 tuổi cũng chiếm tỷ trọng tương đối, đây là những lớp đàn anh, đàn chị có rất nhiều kinh nghiệm trong nghề, do đó cần tranh thủ sự đóng góp và tiếp thu kinh nghiệm của họ, đồng thời phải có chiến lược về nhân sự bổ sung một khi thế hệ này về hưu.
Phần phân tích trên phần nào phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng đội ngũ lao động trong Đài hiện nay. Trong đó đáng lưu ý còn một lực lượng không nhỏ lao động có trình độ chưa cao; trình độ ngoại ngữ và việc vận dụng vốn kiến thức ngoại ngữ trong công việc còn nhiều hạn chế; những chuyên viên, chuyên gia có trình độ cao về chuyên môn có rất ít và thường khi có nhu cầu phải mời chuyên gia cao cấp hoặc của nước ngoài hỗ trợ (tốn thời gian, tốn chi phí, không tự chủ động công việc,...);... Từ những phân tích này, chúng ta có được cái nhìn tổng thểnhằm rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động của Đài
Những tồn tại và thách thức về vấn đề người lao động
Nhận thức được sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường và đánh giá thực lực hiện có của đơn vị mình. Đài phải xem xét lại chính sách quản trị nhân sự, phải có những
63
cơ chế chính sách cụ thể trong công tác quản lý nguồn nhân lực; đó là giữ chân và thu hút người lao động có chất xám; bố trí, sắp xếp và xây dựng lại cơ cấu nhân sự để đạt hiệu quả cao phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh. Để làm tốt công việc trên cách tốt nhất là phân tích đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực qua đó xác định những mặt chưa được giúp cho Đài có thể căn cứ vào đó để xây dựng các biện pháp cụ thể và thiết thực trong công tác quản lý nguồn nhân lực.