Câu trần thuật độc lập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kết vị học tiếng Việt của Nguyễn Đăng Liêm (Trang 95)

Câu trần thuật độc lập có đặc điểm và hình thức cấu trúc như ở dưới đây: Nó không nhất thiết phải đứng trước bởi bất kỳ câu nào.

Nó không nhất thiết tuân theo bởi bất kỳ câu nào.

Câu trần thuật độc lập [+Tiểu cú trần thuật độc lập +Ngữ điệu đi xuống] Mô hình câu trần thuật độc lập bao gồm tiểu cú trần thuật độc lập bắt buộc và ngữ điệu đi xuống (ngữ điệu trầm). Ví dụ:

Ông ấy đi rồi. + Ngữ âm đi xuống He has gone already.

[+Tiểu cú trần thuật độc lập]

Sinh viên nói tiếng Anh học tiếng Việt sẽ không gặp nhiều khó khăn bởi vì lớp câu tương tự này cũng tồn tại trong tiếng Anh.

4.1.2.2.Câu mệnh lệnh độc lập

Câu mệnh lệnh độc lập có đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như ở dưới:

Nó không nhất thiết đứng trước bởi bất kỳ câu nào.

Câu mệnh lệnh độc lập [+Tiểu cú mệnh lệnh độc lập + mạo từ mệnh lệnh +Ngữ điệu uốn võng]

Câu mệnh lệnh độc lập bao gồm tiểu cú mệnh lệnh độc lập bắt buộc, mạo từ mệnh lệnh tùy ý và ngữ điệu uốn võng. Ví dụ:

Ông đừng đi nhé. +Ngữ điệu uốn võng You had better not go.

[+Tiểu cú mệnh lệnh độc lập] [+Mạo từ mệnh lệnh] Sinh viên cần phải lưu ý những điểm dưới đây về lớp câu:

(1) Mô hình ngữ điệu uốn võng

(2) Sự xuất hiện thường xuyên của mạo từ mệnh lệnh như “nhé”, “nghe” (O.K)

theo nghĩa đen nghĩa là “nghe, chớ (O.K, yes)…

(3) Câu mệnh lệnh ở tiếng Anh, ô danh cách thường bỏ qua hơn giữ lại, thì

trong tiếng Việt lại ngược lại điều đó. Lý do giữ lại ô danh cách có lẽ là do sự bỏ qua đó có thể được coi như là hàm ý thiếu tôn trọng hoặc bắt phải lịch sự

(4) Hình thức mệnh lệnh và nghĩa của chúng được chỉ ra ở mục 3.2

4.1.2.3. Câu nghi vấn cấu trúc độc lập

Câu nghi vấn cấu trúc độc lập có một số đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như ở dưới đây:

Nó không nhất thiết đứng trước bất kỳ câu nào.

Nó không nhất thiết phải tuân theo vị từ phản ứng hay không phải vị từ phản ứng. Câu nghi vấn cấu trúc độc lập [+Tiểu cú nghi vấn độc lập +Ngữ điệu đi lên]

Câu nghi vấn cấu trúc độc lập bao gồm tiểu cú nghi vấn bắt buộc và ngữ điệu đi lên bắt buộc. Ví dụ:

Ông ấy đi chưa. + Ngữ điệu đi lên. Did he go yet?

[+Tiểu cú nghi vấn độc lập]

Bên cạnh vấn đề về trật tự từ, loại tiểu cú được thảo luận ở chương 3 về loại tiểu cú nghi vấn, sinh viên nên thực hành việc sử dụng chỉ với mô hình ngữ điệu đi lên trong câu nghi vấn tiếng Việt. Bởi vì bạn sẽ thường chọn một là ngữ điệu đi lên hoặc là ngữ điệu đi xuống ở trong câu nghi vấn ở tiếng Anh.

4.1.2.4. Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu có đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như ở dưới đây:

Nó không nhất thiết đứng trước bất kỳ câu nào.

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu [+Tiểu cú trần thuật độc lập + Mạo từ nghi vấn +ngữ điệu đi lên]

Câu nghi vấn độc lập có ngữ điệu bao gồm tiểu cú trần thuật độc lập bắt buộc, mạo từ nghi vấn tùy ý và ngữ điệu đi lên bắt buộc. Ví dụ:

Ông không đi à. +Ngữ điệu đi lên. You did not go , did you?

[+Tiểu cú trần thuật độc lập] [+Mạo từ nghi vấn]

Lớp câu nghi vấn có ngữ điệu trong tiếng Việt sử dụng thường xuyên hơn là đối chiếu trong tiếng Anh. Đặc biệt, câu hỏi phủ định như ở ví dụ trên, do câu hỏi phủ định thông thường là phi cú pháp, chỉ có cách tạo ra nó là sử dụng ngữ điệu nghi vấn đi lên:

* Ông không đi không? * You did not go, did you not?

Tuy nhiên, trong lớp câu này cũng đặc biệt lưu ý:

(1)Sử dụng mạo từ nghi vấn như là “à, hả, kia, đó, sao, chớ” không thể dịch

đúng sang tiếng Anh.

(2)Câu trả lời để phủ định phát ngôn nghi vấn có ngữ điệu: cách trả lời phủ

định lại câu hỏi trong tiếng Việt là ngược lại trong tiếng Anh. Ví dụ: Câu hỏi:

Ông không đi à. +Ngữ điệu đi lên You did not go, did you?

Trả lời:

Không, tôi đi. No, I went.

Từ phủ định “không” không thường xuyên là câu trả lời phủ định, nhưng nó có nghĩa phủ định lại giả thuyết trong câu hỏi là không đúng. Trái ngược lại, nếu giả quyết phủ định trong câu hỏi là đúng thì câu trả lời sẽ là:

Trả lời:

Dạ, tôi không đi. Yes, I did not go.

4.1.2.5. Cân dẫn phụ thuộc

Câu dẫn phụ thuộc có đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như sau: Nó nhất thiết đứng trước một số ngôn ngữ gợi ý mà nó lập;

Nó không nhất thiết được tuân theo bởi vị từ phản ứng hoặc không phải vị từ phản ứng.

Câu dẫn phụ thuộc [+Lời dẫn +Tiểu cú trần thuật +Ngữ điệu đi xuống]

Câu dẫn phụ thuộc bao gồm câu dẫn bắt buộc, tiểu cú trần thuật mà có thể là phụ thuộc hoặc không phụ thuộc và ngữ điệu đi xuống. Ví dụ:

Trái lại, ông ấy đi. +Ngữ điệu đi xuống. On the contrary, he went.

[+Từ dẫn] [+Tiểu cú trần thuật độc lập]

Lớp câu dẫn phụ thuộc không gây khó khăn về vấn đề cấu trúc cho người học bởi vì ở đây tồn tại bản đối chiếu lớp tiểu cú trong tiếng Việt. Tuy nhiên, sinh viên nên làm quen với những dẫn nhập như:

(1)Tiểu cú đẳng cấp: thì, cho nên…

(2)Cụm giới từ: trái lại, về mặt khác…

(3)Cụm tính từ: là lùng thay, kinh khủng thay…

(4)Cụm động từ: nói cho đúng…

4.1.2.6. Câu phụ thuộc có kết vị

Câu phụ thuộc có kết vị có đặc điểm nhận diện và hình thức cấu trúc như sau:

Nó không nhất thiết đứng trước một số ngôn ngữ gợi ý mà nó lập;

Nó không nhất thiết được tuân theo bởi vị từ phản ứng hoặc không phải vị từ phản ứng.

Câu phụ thuộc có kết vị [+Tiểu cú trần thuật độc lập -Kết vị +Ngữ điệu đi xuống]

Câu phụ thuộc có kết vị bao gồm tiểu cú trần thuật độc lập bắt buộc mà có 1 hoặc nhiều hơn kết vị hạt nhân vắng mặt và ngữ điệu đi xuống. Ví dụ:

Mua hôm qua. +Ngữ điệu đi xuống. (I) bought (it) yesterday.

-[+NM] -[+O] [+AGT] [+OBJ]

Ở ví dụ trên có thể là câu trả lời cho câu hỏi “Ông mua sách khi nào”. Đó là kết vị phụ thuộc vì kết vị [+NM, +AGT] và [+O, +OBJ] là kết vị vắng mặt và nó cần ngữ cảnh để dễ hiểu hơn.

Lớp câu phụ thuộc có kết vị thường sử dụng câu trả lời ngắn gọn, rõ ràng cho câu hỏi. Trong câu trả lời ngắn, thường sử dụng một vài kết vị khác nhưng vị từ có thể được bỏ qua. Ví dụ:

Mua +Ngữ điệu đi xuống (I) bought (it)

-[+NM] -[+O] [+AGT] [+OBJ]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kết vị học tiếng Việt của Nguyễn Đăng Liêm (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)