Hệ thống hình thái cách

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kết vị học tiếng Việt của Nguyễn Đăng Liêm (Trang 47)

Tác giả Nguyễn Đăng Liêm khi nghiên cứu về kết vị học trong tiếng Việt, ông cho rằng những hình thức cách được phân loại trong quan hệ cách là khuôn mẫu. Ngôn ngữ cụ thể trong các ngôn ngữ khác nhau sử dụng phương tiện khác nhau để chuyển thành quan hệ cách, ví dụ, tiếng La tinh sử dụng những biến tố như những hình thái cách, trong khi tiếng Anh sử dụng trật tự từ và biến tố. Chúng thường là ngôn ngữ cụ thể trong câu mà hình thái cách như nhau, cho rằng, cách tác động có thể sở hữu một vài quan hệ cách trong ngôn ngữ A nhưng không ở ngôn ngữ B. Vì những hình thái cách bề mặt nhận diện những quan hệ cách sâu, nên việc xác định hệ thống hình thái cách và quan hệ cách ở ngôn ngữ đích và ngôn ngữ nguồn sẽ chỉ ra sự khác nhau và giống nhau trong các ngôn ngữ này.

Nguyễn Đăng Liêm đã đúc kết được 11 hình thái cách trong tiếng Việt: 2.2.2.1. +NM, Danh cách (Nominative)

Hình thái danh cách có vị trí đứng trước động từ mà không có giới từ ở cả trong tiếng Việt và trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, nó nhận diện quan hệ cách tác thể, cách đối tượng, cách tặng thể, cách công cụ và cách vị trí:

Ông ấy mua báo. (1.1.) He bought newspapers. [+NM] [+O] [+AGT] [+OBJ] Ông ấy là bác- sĩ. (2.1.) He is a doctor. [+NM] [-K] [+OBJ]

Ông ấy chậm. (2.2a.) He is slow .

[+NM] [+OBJ]

Ông ấy ở Saigon. (2.3a.) He stays in Saigon.

[+NM] [+OBJ]

Ông ấy bị đi. (3.1a.) He was forced to go.

[+NM] [+O]

[+DAT] [+OBJ]

Ông ấy bị họ đánh. (3.1b.) He was beaten by them

[+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ]

Ông ấy biết bà ấy. (3.2a.) He knows her.

[+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ]

Tuy nhiên, cũng chú ý ở đây là ô kết vị [+NM, +DAT] có từ “bị” (chịu đựng một sự không may “to unhappily experience”) trong ví dụ (3.1a) và (3.1b) và nghĩa của nó đối chiếu với từ “được” (tiếp nhận một cách thích thú “to happily

experience) mang ý nghĩa vui mừng hoặc không vui mừng phụ thuộc vào động từ, và nó có thể là động từ của danh cách trong [+O, +OBJ] như ở ví dụ (3.1a) hoặc là cách đối tượng (bỏ qua hình thức) như ở ví dụ (3.1b). Đặc biệt, ở đây kết vị [+NM, +OBJ] không tách khỏi động từ chỉ tính chất trong tiếng Việt như ví dụ (2.2a) bằng các hệ từ như ở trong tiếng Anh.

2.2.2.2. +O, Đối cách (Objective)

Hình thái cách đối tượng có vị trí đứng sau động từ và nó cũng không có giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh, nó nhận diện ở quan hệ cách đối tượng, cách tặng thể, cách lợi thể, cách công cụ, cách vị trí, cách phương hướng, cách thời gian, cách đích và cách chỉ tầm hoạt động. Vì vậy, hầu hết hình thái cách được thực hiện ở trong ngôn ngữ này:

Ông ấy mua sách. (6.1.) He bought books.

[+NM] [+O] [+AGT] [+OBJ]

Ông ấy bán tôi sách. (7.1.) He sold me books.

[+NM] [+O] [+O] [+AGT] [+DAT] [+OBJ]

Ông ấy mua tôi sách. (8.1.) He bought me books.

[+NM] [+O] [+O] [+AGT] [+BEN] [+OBJ]

Ông ấy dùng dao. (9.1.) He used knives.

[+NM] [+O] [+AGT] [+INS]

Ông ấy ở Saigon. (10.1.) [+NM] [+O]

[+OBJ] [+LOC]

Ông ấy ra Saigon. (11.1.) He went out to Saigon.

[+NM] [+O] [+OBJ] [+DIR] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

He went yesterday. [+NM] [+O] [+OBJ] [+TIM]

Ông ấy tới Saigon. (13.1.) He arrived in Saigon.

[+NM] [+O] [+AGT] [+GOL]

Ông ấy đi hai dặm. (14.2.) He went for two miles.

[+NM] [+O] [+OBJ] [+EXT]

Những ô kết vị quan hệ cách/ hình thái cách trong tiếng Việt như [+O, +LOC], [+O, +DIR], [+O, +GOL] và [+O, EXT] trong ví dụ (10.1, 11.1, 13.1 và 14.2) là vấn đề dễ nhận ra cho người nói tiếng Anh. Ô [+O, +TIM] trong tiếng Việt có thể được đặt ở cuối hoặc đầu câu khi nó là biểu thức thời gian quá khứ. Khi nó là biểu thức thời gian chỉ tương lai, nó buộc phải đứng đầu câu:

Mai tôi đi Saigon. Tomorrow I will go to Saigon. [+O] [+NM] [+O] [+TIM] [+OBJ] [+DIR]

Do nghĩa liên quan của nó ở vị trí đứng đầu hoặc cuối tiểu cú, theo lý thuyết nó có thể có nhiều âm tố hơn để coi là ô [+T, +TIM] (T dành cho hình thái cách thời gian) hơn là ô [+O, +TIM].

2.2.2.3. +D, Tặng cách (Dative)

Hình thái cách tặng thể có dấu hiệu là các giới từ “for, to” (trong tiếng Anh) mà ban đầu nghĩa của đồng vị từ là “cho” (to give). Nó được chuyển sau động từ hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có. Trong tiếng Việt, nó nhận diện quan hệ cách tặng thể và cách lợi thể:

Ông ấy bán sách cho tôi. (15.1.) He sold books to me.

[+NM] [+O] [+D] [+AGT] [+OBJ] [+DAT]

Ông ấy mua sách cho tôi. (16.1.) He bought books for me.

[+AGT] [+OBJ] [+BEN]

[+D] [+DAT]

Tuy nhiên ở ví dụ (16.1) khá mơ hồ bởi vì hình thái cách [+D] có thể hiểu là hoặc nhận diện quan hệ cách lợi thể [+BEN] hoặc tặng thể [+DAT]. Sinh viên Việt nói tiếng Anh nên nhận ra khả năng của quan hệ cách lợi thể mà trong tiếng Anh, chỉ có thể nhận diện quan hệ cách tặng thể.

2.2.2.4. +B, Lợi cách (Benefactive)

Hình thái cách lợi thể có dấu hiệu bằng một trong hai giới từ “giùm” và “hộ” (“for”) mà ban đầu nghĩa đồng vị từ là “giúp” (“to help, to assist”). Nó được chuyển sau động từ hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có. Nó nhận diện quan hệ cách lợi thể ở cả 2 ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh và tất nhiên nó không gặp bất kỳ vấn đề khó khăn nào:

Ông ấy mua sách giùm tôi. (17.1.) He bought books for me.

[+NM] [+O] [+B] [+AGT] [+OBJ] [+BEN] 2.2.2.5. +C, Cách liên đới (Comitative)

Hình thái cách liên đới có dấu hiệu là giới từ “với” (with). Nó được chuyển ngay sau động từ hoặc hình thái cách đối tượng nếu có. Nó nhận diện quan hệ cách liên đới ở cả tiếng Việt và tiếng Anh; và hệ quả là không hiển thị vấn đề gì cho người học:

Ông ấy mua sách với tôi. He bought books with me. [+NM] [+O] [+C] [+AGT] [+OBJ] [+COM]

Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam cần hiểu chức năng của giới từ “với” như một quan hệ đẳng kết có liên từ và từ “và” (and) khi nó thể hiện hình thái danh cách đẳng kết:

Ông ấy với tôi đau. He and I were sick. [+NM] [+NM]

[+OBJ] [+OBJ]

Hình thái cách công cụ có dấu hiệu là giới từ “bằng” (chỉ phương tiện công cụ). Vị trí đứng đằng sau động từ, hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có. Nó nhận diện bởi quan hệ cách công cụ trong tiếng Việt:

Ông ấy mua sách bằng tiền Việt- Nam.

He bought books by means of Vietnamese money (19.1) [+NM] [+O] [+I]

[+AGT] [+OBJ] [+INS]

Bởi vì hình thái cách công cụ cũng nhận diện quan hệ cách công cụ ở trong tiếng Anh nên sinh viên Việt Nam không gặp vấn đề trong việc học. Tuy nhiên, người học cũng cần lưu ý về hình thái cách liên đới trong tiếng Anh không chỉ chứa cách liên đới hoặc phương thức mà còn có cả quan hệ cách công cụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

John broke the glass with a broom. [+NM] [+O] [+I] [+AGT] [+OBJ] [+INS] John broke the glass with his bride. [+NM] [+O] [+I] [+AGT] [+OBJ] [+COM] John broke the glass with a grin. [+NM] [+O] [+I]

[+AGT] [+OBJ] [+MANNER] 2.2.2.7.+L, Cách vị trí (Location)

Hình thái cách vị trí có dấu hiệu là các giới từ “ở” (at, from) mà nghĩa ban đầu của đồng vị từ này là “tại, ở” (“to stay, to be at”). Nó thường chuyển sau động từ hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có. Bởi vì có lẽ nó ở vị trí ngoài cùng nên khi ở đó có nhiều hơn một hình thái cách trong tiểu cú, nó là yếu tố đầu tiên để chủ đề hóa và chuyển về vị trí đứng đầu tiểu cú. Nó nhận diện ở cách vị trí hoặc cách nguồn trong tiếng Việt:

Ông ấy mua sách ở Mỹ. (20.1.) He bought books in America.

[+NM] [+O] [+L] [+AGT] [+OBJ] [+LOC]

Ông ấy ở Mỹ qua. (21.1.)

He stay American came over. (he came over from American) [+NM] [+L]

[+L] [+LOC] [+O] [+LOC]

2.2.2.8.+D, Cách phương hướng (Direction)

Hình thái cách phương hướng có dấu hiệu là những giới từ như “lên”, “xuống”, “lại”,”ra”, “vào”…Tất cả nghĩa đồng vị từ đó tương ứng với “đi lên (go up), đi xuống (go down), đi qua (go over), đi về (go back), đi ra (go out), đi vào (go in)… Vị trí đứng sau động từ hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có. Nó nhận diện quan hệ cách phương hướng:

Ông ấy đem sách lên Saigon. He brought books up to Saigon. [+NM] [+O] [+Di] [+AGT] [+OBJ] [+DIR]

Trong hình thái cách phương hướng, cũng lưu ý về nghĩa đặc trưng của những giới từ này. Bởi những nghĩa chỉ phương hướng về địa lý thông thường như “lên” (up), “xuống” (down), “ra” (out), “vào/vô” (in, into)…thì giới từ chỉ hướng trong tiếng Việt cũng thường truyền đạt tâm lý hơn là ý nghĩa về địa lý. Đó là “chúng tôi xuống bếp, đi lên phòng khách, ra biển hoặc vào thành phố… như ở ví dụ dưới đây:

Ông ấy đi xuống nhà bếp. (không nhất thiết phải ở mức độ thấp hơn so với phòng khách mà từ đó ông ta đã đi)

He went to the kitchen. down

[+NM] [+Di] [+OBJ] [+DIR]

Ông ấy đi lên nhà Ông Quận- Trưởng. (bởi vì Quận trưởng là nhà quan trọng, nên buộc phải “lên” đó.)

He went to the District Chief‟s house. up

[+NM] [+Di] [+OBJ] [+DIR]

Ông ấy đi vô Saigon. (bởi vì Sài Gòn là trung tâm thành phố, nên nó phải “vào”)

up

[+NM] [+Di] [+OBJ] [+DIR]

Ông ấy đi ra Nha- Trang. (bởi vì Nha Trang là thành phố biển) He went to Nha- Trang.

out

[+NM] [+Di] [+OBJ] [+DIR] 2.2.2.9.+Sr, Cách nguồn (Source)

Hình thái cách nguồn có dấu hiệu là giới từ “từ” (from). Nó đứng sau động từ, hoặc sau hình thái cách đối tượng.

Ông ấy đi từ Mỹ. (23.1) He went from American

[+NM] [+Sr] [+OBJ] [+SRC]

2.2.2.10. +Gl, Cách đích (Goal)

Hình thái cách đích có dấu hiệu là các giới từ như “tới” (to), “đến” (to)… mà chúng đều là các đồng vị từ và đều có nghĩa “đến”. Nó nhận diện quan hệ cách đích ở cả tiếng Việt và tiếng Anh vì vậy nó không gây khó khăn cho người học: Ông ấy đi tới Saigon. (24.2.)

He went to (and arived at) Saigon. [+NM] [+Gl] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[+OBJ] [+GOL]

2.2.2.11. +Ex, Cách chỉ tầm hoạt động (Extent)

Hình thái cách chỉ tầm hoạt động có dấu hiệu là giới từ “được” (for) mà nghĩa ban đầu của đồng vị từ này là “chứa” (to obtain). Nó nhận diện quan hệ cách tầm hoạt động ở cả tiếng Việt và tiếng Anh.

Ông ấy đi được hai dặm. (25.2.) He went for two miles.

[+NM] [+Ex] [+OBJ] [+EXT]

2.2.2.12. Hình thái cách phương thức và mục đích

Như nói ở trên, tiếng Việt còn có 2 cách giống kết vị, đó là cách phương thức và cách mục đích. Về hình thái cách, cách phương thức thường đứng sau

động từ, hoặc sau hình thái cách đối tượng và được thêm vào bằng phương thức chỉ tính chất hoặc cụm danh từ:

Ông ấy đi chậm. (26.1.) He went slowly

[+NM] [+Phương thức] [+OBJ] [+MANNER]

Ông ấy đi một cách chậm- chạp. (26.2.) He went in a slow manner

[+NM] [+Phương thức] [+OBJ] [+MANNER]

Đối với người nói tiếng Anh thì cụm tính từ trong ô kết vị phương thức thường là phó từ:

He went slowly

[+NM] [+Phương thức] [+OBJ] [+MANNER]

Còn về hình thái cách của cách mục đích thường đứng sau động từ, hoặc sau hình thái cách đối tượng nếu có và nó được thêm vào bằng cụm giới từ được nhận diện bởi giới từ “để” (in order to) hoặc cụm động từ.

Ông ấy đi để mua báo. (26.3) He went in order to buy newspapers.

[+NM] [+Mục đích] [+OBJ] [+PURPOSE]

Ông ấy đi mua báo. (26.4) He went to buy newspapers.

Đối với người nói tiếng Anh thì việc sử dụng cụm động từ trong ô kết vị mục đích thường là cụm giới từ có dấu hiệu nhận biết là “to” hoặc “in order to”.

2.2.2.13. Trật từ kết vị và tùy ý

Tương tự như quan hệ cách, khi nhiều hình thái cách khác nhau xảy ra đồng thời ở một tiểu cú, thì chúng có trật tự từ quan hệ theo tuyến dọc như ở dưới đây và có thể thay đổi vị trí giữa chúng:

+D +B

+L +NM +verb +O +I +C + Sr + Gl + Ex + Mục đích + Phương thức

Khi chúng có nhiều hình thái cách trong một tiểu cú thì 1 trong số chúng thường là hình thái cách vị trí; là chủ đề hóa và đứng ở vị trí trước tiểu cú. Ví dụ chỉ ra ở trật tự từ dưới đây:

Hôm qua, ông ấy mua sách cho tôi. Yesterday, he bought books for me. [+O] [+NM] [+O] [+D] [+TIM] [+AGT] [+OBJ] [+BEN]

Hôm qua, ông ấy mua sách bằng tiền Việt Nam với tôi. Yesterday, he bought books with Vietnamese money with me. [+O] [+NM] [+O] [+I] [+C] [+TIM] [+AGT] [+OBJ] [+INS] [+COM] Ông ấy gởi sách từ Saigon đến Nha Trang.

He sent books from Saigon to Nha Trang. [+NM] [+O] [+Sr] [+Di] [+AGT] [+OBJ] [+SRC] [+DIR] Ông ấy đi Saigon được hai ngày.

He went to Saigon for two days. [+NM] [+O] [+Ex] [+OBJ] [+DIR] [+EXT] Ông ấy đi chậm để giết thì- giờ. He went slowly to kill time. [+NM] [+MANNER] [+PURPOSE] [+OBJ]

Trật tự từ của những kết vị này khá phổ biến, chúng nằm trong kết vị hạt nhân hướng về tổ hợp quay xung quanh động từ cả những kết vị vệ tinh đứng xa so với nó. Vì thế, quan hệ cách vị trí có thể được chuyển ở cuối hoặc đầu tiểu cú. Tất nhiên ở đây có 3 loại quan hệ cách vị trí: cách vị trí đi vào, cách vị trí đi ra và cách vị trí đi xa hơn. Tuy nhiên, dựa theo quy luật phổ biến của trật tự kết vị vệ tinh và hạt nhân, Nguyễn Đăng Liêm nhận định mỗi một ngôn ngữ dường như có trật tự riêng biệt giữa các kết vị hạt nhân với nhau, hoặc giữa kết vị vệ tinh với nhau. Đặc điểm này tồn tại cả trong tiếng Việt và tiếng Anh. Trật tự từ được khái quát hóa dưới đây phải được thay đổi do kết vị ngắn hơn, dù là hạt nhân hay vệ tinh thì tốt nhất là chuyển trước kết vị dài hơn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ông ấy mua sách giùm ông Đoàn. He bought books for Mr. Doan. [+NM] [+O] [+B]

[+AGT] [+OBJ] [+BEN]

Ông ấy mua giùm tôi mấy trăm cuốn sách, mấy chục cuốn tự điển… He bought for me hundreds of books , tens of dictionaries, ect. [+NM] [+B] [+O] [+O]

[+AGT] [+BEN] [+OBJ] [+OBJ]

Trong tiếng Việt, những gì được biết đến trong văn cảnh lớn hơn, dù là ngôn ngữ hay cận ngôn ngữ không nhất thiết phải lặp lại nhưng thường xuyên bị bỏ qua trong phạm vi ranh giới câu. Người học cũng chú ý cần phải có sự hồi tưởng lại như thế nào:

Ông đi không? (Are you going?) [+NM]

[+OBJ] Đi.

(Yes, Iam going.)

Câu trả lời trong hội thoại không có kết vị [+NM, +OBJ] bởi vì nội dung ngôn ngữ khá rõ ràng. Tuy nhiên, đối với người Việt Nam, những từ đơn tiết hoặc câu ngắn thường được coi là sự biểu lộ khiếm nhã nếu người nào đó phát ngôn như ở những câu trên. Ví dụ, từ “lắm” sử dụng ở câu dưới đây không có ý nghĩa gì nhưng có thể thêm để tạo câu ngắn thành dài hơn:

Nhà này đẹp lắm. (This house is (very) beautiful.) [+NM] [+Intensifier] [+OBJ]

Chƣơng 3. Tiểu cú và các kiểu tiểu cú

Lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt chia làm 3 giai đoạn lớn: giai đoạn trước năm 1945 thiên về cách tiếp cận mang tính “từ bản vị”, giai đoạn sau 1945 thiên về khuynh hướng “cú bản vị”, giai đoạn từ năm 1990 đến nay thì lại gán cấu trúc chủ- vị là cấu trúc Đề- Thuyết. Chính vì thế mà cho đến nay, trong Việt ngữ học vẫn đang tồn tại hai quan niệm bất đồng về việc phân tích cấu trúc cú pháp của cú và câu tiếng Việt: phân tích theo quan hệ chủ - vị hay phân tích theo quan hệ đề - thuyết. Chính sự bất đồng này gây khó khăn cho việc dạy và học tiếng Việt như một bản ngữ và như một ngoại ngữ.

Trong bài viết “Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt: Chủ - Vị hay Đề - Thuyết?” của PGS. TS Nguyễn Hồng Cổn [9], tác giả đã xác nhận vai trò của cấu trúc chủ - vị với tư cách là cấu trúc cú pháp của cú nhằm mã hóa nghĩa biểu hiện của nó và vai trò của cấu trúc đề - thuyết với tư cách là cấu trúc cú pháp của câu nhằm tổ chức và truyền đạt một thông điệp. Như vậy, cú tiếng Việt có cấu trúc cú pháp là cấu trúc chủ -vị có chức năng mã hóa cấu trúc nghĩa biểu hiện để phản ánh các sự tình ngoại ngôn. Cấu trúc cú pháp nòng cốt của cú có thể được mô tả bằng ba chức năng ngữ pháp cơ bản là chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ, trong đó vị ngữ là trung tâm, chủ ngữ là thành tố bắt buộc thứ nhất (có ở mọi kiểu cú) và bổ ngữ là thành tố bắt buộc thứ hai (chỉ có ở một số kiểu cú).

Ngữ đoạn dưới cú là tiểu cú. Tiểu cú cũng có cấu trúc tương đương như cú/câu, cũng có cấu trúc chủ-vị. Tuy nhiên, cấu trúc của tiểu cú thường đơn giản hơn cú.

Nguyễn Đăng Liêm nghiên cứu cú pháp tiếng Việt tại thời điểm 1973 vẫn đang trong giai đoạn sau 1945, tức là vẫn mang thiên hướng về cú pháp vị. Ông quan niệm, tiểu cú tiếng Việt là đơn vị kết cấu chủ- vị, chứa tối thiểu kết vị chứa vị từ hạt nhân bắt buộc và kết vị chủ ngữ hạt nhân tùy ý.

Từ việc xác định kết vị tiếng Việt dựa trên hình thái cách và quan hệ cách, Nguyễn Đăng Liêm đã phân loại các loại tiểu cú và lớp tiểu cú.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về kết vị học tiếng Việt của Nguyễn Đăng Liêm (Trang 47)