Quan hệ cách phổ biến có thể được nhận ra trong sự giống hoặc khác nhau về hình thái cách trong ngôn ngữ đích và nguồn. Trong việc dạy và học thì chúng đều xảy ra nhiều vấn đề phát sinh. Nguyễn Đăng Liêm đã chỉ ra cách nhận diện hệ thống quan hệ cách trong tiếng Việt và sau đó so sánh nó hoặc giữa chúng với hình thái cách trong tiếng Anh. Lĩnh hội từ công trình nghiên cứu của Nguyễn Đăng Liêm, chúng tôi đưa ra danh sách 12 quan hệ cách trong tiếng Việt:
2.2.1.1. +AGT, Tác thể (Agentive)
Quan hệ cách tác thể trong tiếng Việt được chỉ ra bởi hình thái danh cách: Ông ấy mua báo. (1.1.)
He bought newspapers. [+NM] [+O] [+AGT] [+OBJ]
Đối với quan hệ cách tác thể trong tiếng Anh cũng được nhận diện bởi Danh cách. Tuy nhiên, vấn đề còn tồn tại đó là sự hiện diện của ô tác nhân trong tiếng Anh và sự vắng mặt trong tiếng Việt. Vì vậy, hai ngôn ngữ sử dụng khác nhau về hình thức cách đối với cấu trúc bị động trong tiếng Anh và cấu trúc bị động trong tiếng Việt:
[+NM] [+A ] [+AGT] [+AGT]
Ông ấy bị họ đánh. He suffer they beat. (He was beaten by them.) [+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ] Trong tiểu cú phụ: Họ đánh. They beat. [+NM] [+AGT]
Sinh viên Việt Nam học tiếng Anh sẽ phải học cấu trúc cách tặng thể có ngoại động từ và ý nghĩa khác nhau giữa từ “bị”, từ “được” như sau:
Ông ấy được họ thưởng. He receive they award, (He was awarded by them. ) [+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ]
Trong tiểu cú phụ sau: Họ thưởng.
They award [+NM] [+AGT]
Từ những phân tích trên, chúng tôi nhận thấy câu có kết cấu cách tặng thể là câu có hình thái cách chứa cách tặng thể và không bao giờ là cách đối tượng. Việc sử dụng thuật ngữ “cách tặng thể” ở đây làm xáo trộn vì nó có thể là bất động vật như ở câu dưới đây:
Nhà này được xây – cất năm ngoái. House this receive build year last. (This house was built last year.) [+NM]
[+DAT]
Mặc dù là bất động vật, “ngôi nhà” trong ví dụ trên có thể mang lợi nhuận từ việc xây nhà hoặc bị đốt cháy, và vì vậy nó khá logic nói rằng quan hệ cách ở trên là tặng cách.
Sinh viên nước ngoài học tiếng Việt cũng nên biết về những cấu trúc kéo theo thường được tìm thấy trong phong cách các nhà báo và phiên dịch nhưng thường thì nó không được chấp nhận trong ngôn ngữ nói tiếng Việt:
Sách này được viết bởi ông Hai. Book this receive write by Mr Hai. (This book was written by Mr Hai) [+NM] [+A] [+DAT] [+AGT] Sách này do ông Hai viết.
Book this by Mr Hai write. (This book was written by Mr Hai.) [+NM] [+NM] [+OBJ] [+AGT]
Trong cấu trúc đầu tiên, cách tác nhân được thể hiện rõ ràng bằng từ “bởi” (by) ở mô hình các ngôn ngữ Châu Âu. Trong cấu trúc thứ hai, từ “do” (by), động từ “bắt đầu” được thay thế bằng từ “bị” hoặc từ “được” và vì vậy, trước nó có thể có kết vị là [+NM, +OBJ].
2.2.1.2.+OBJ, Đối thể (Objective)
Quan hệ cách đối tượng được thực hiện bằng ô danh cách trong cấu trúc chỉ tình thái hoặc cấu trúc nội động và bằng ô cách đối tượng trong cấu trúc ngoại động:
Ông ấy là bác sĩ. (2.1) He is a doctor. [+NM] [-K] [+OBJ]
Ông ấy chậm. (2.2a) He is slow.
[+NM] [+OBJ]
Ông ấy ở Saigon. (2.3a) He stays in Saigon.
[+NM] [+O] [+OBJ] [+LOC] Ông ấy mua sách. (6.1.) He bought books.
[+NM] [+O] [+AGT] [+OBJ]
Quan hệ cách đối tượng cũng có thể nhận ra bằng những hình thái cách giống nhau trong tiếng Anh và không có vấn đề phức tạp trong việc học. Cách đó cũng có thể được nhận ra như Danh cách trong cấu trúc bị động của tiếng Anh: The book was bought yesterday.
[+NM] [+OBJ]
Kết vị [+NM, +OBJ] với cấu trúc bị động không có giá trị trong tiếng Việt. Nó có thể sử dụng kết vị [+NM, +DAT], và tất nhiên vấn đề về tặng cách sẽ được nhận thức theo nghĩa rộng hơn.
2.2.1.3.+DAT, Tặng thể (Dative)
Quan hệ cách tặng thể được nhận ra bởi hình thái danh cách, hình thái cách
đối tượng hoặc hình thái cách tặng thể trong tiếng Việt: Ông ấy bị đi. (3.1a)
He was forced to go [+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ]
Ông ấy bị họ đánh. (3.1b) He forced they beat.
(he was beaten by them.) [+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ] Ông ấy biết bà ấy.
He knows her. [+NM] [+O] [+DAT] [+OBJ]
Ông ấy bán tôi sách. (7.1) He sells me books.
[+AGT] [+DAT] [+OBJ]
Ông ấy bán sách cho tôi. (15.1) He sells books to me.
[+NM] [+O] [+D] [+AGT] [+OBJ] [+DAT]
Quan hệ cách tặng thể cũng có thể nhận ra bởi những hình thái cách giống nhau trong tiếng Anh. Và tất nhiên, không có vấn đề gì phức tạp xảy ra, trừ nghĩa rộng của từ “bị” và từ “được” là vấn đề cần được thảo luận trong chương sau. 2.2.1.4.+BEN, Lợi thể (Benefactive)
Quan hệ cách lợi thể được nhận ra bởi hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách tặng thể hoặc hình thái cách lợi thể trong tiếng Việt:
Ông ấy mua tôi sách. (8.1) He bought me books.
[+NM] [+O] [+O] [+AGT] [+BEN] [+OBJ]
Với cấu trúc trên thì thường người Việt ít dùng hơn là người nói tiếng Anh. Tuy nhiên, cấu trúc này hầu hết được chấp nhận như cấu trúc dưới đây:
Ông ấy mua cho tôi sách. give
(he bought me books.) [+NM] [+D] [+O] [+AGT] [+BEN] [+OBJ]
Ông ấy mua sách cho tôi. (16.1) He bought books for me
[+NM] [+O] [+D] [+AGT] [+OBJ] [+BEN]
Ông ấy mua sách giùm tôi. (17.1) He bought books for me
[+NM] [+O] [+B] [+AGT] [+OBJ] [+BEN]
Quan hệ cách lợi thể cũng được nhận ra bằng những hình thái cách giống nhau trong tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy nhiên, Nguyễn Đăng Liêm cũng chú ý sự khác nhau về nghĩa giữa hình thái cách [+D] “cho tôi” có thể chuyển nghĩa vụ trong 1 phần của tác thể hành động và hình thái cách [+B] “giùm tôi” không có nghĩa rộng ấy.
2.2.1.5.+COM, Cách liên đới (Comitative)
Quan hệ cách liên đới được nhận ra bằng hình thái cách liên đới trong cả 2 ngôn ngữ:
Ông ấy đi với tôi. He went with me. [+NM] [+C] [+OBJ] [+COM]
Tuy nhiên, người học tiếng Việt cũng cần lưu ý về cách sử dụng của từ “với” như trong quan hệ đẳng kết có liên từ dưới đây:
Ông ấy với tôi đau. He and I were sick. [+NM] [+NM]
[+OBJ] [+OBJ]
Trong trường hợp này, giới từ “với” đứng giữa “ông ấy” và “tôi” thì kết vị của “ông ấy” cũng chính là kết vị của “tôi. Cho nên, ô kết vị của “tôi” là [+NM, +OBJ] chứ không phải là [+C, +COM] như ví dụ trên.
2.2.1.6.+INS, Công cụ (Instrumental)
Quan hệ cách công cụ được nhận ra bằng hình thái danh cách, hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách công cụ ở cả tiếng Việt và tiếng Anh.
Dao này cắt thịt. (4.1.) Knife this cuts meat.
[+NM] [+O] [+INS] [+OBJ]
Ông ấy dùng dao. (9.1.) He used knives.
[+NM] [+O] [+AGT] [+INS]
Ông ấy đi xe đò. (9.2) He went by bus.
[+NM] [+O] [+OBJ] [+INS]
Chú ý ở đây hình thái cách đối tượng được sử dụng cho quan hệ cách công cụ với ngoại động từ- là một đặc tính của tiếng Việt, và dẫn tới, người nói tiếng Anh sẽ gặp khó khăn.
Tuy nhiên, cấu trúc này tương đương với hình thái cách công cụ có quan hệ gần gũi với người nói tiếng Anh:
Ông ấy đi bằng xe đò. (19.2.) He went by bus.
[+NM] [+I] [+OBJ] [+INS] 2.2.1.7.+LOC, Vị trí (Locative)
Quan hệ cách vị trí được nhận ra bằng danh cách, hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách vị trí trong tiếng Việt:
Phòng này lạnh. (5.1.) Room this is cold.
[+NM] [+LOC]
Ông ấy ở Saigon. (10.1) He stays in Saigon.
[+NM] [+O] [+OBJ] [+LOC]
Ông ấy mua sách ở Mỹ. He bought books in America [+NM] [+O] [+L] [+AGT] [+OBJ] [+LOC]
Trong ví dụ (5.1) từ “phòng” dù được cho là cách đối tượng hoặc cách vị trí thì đều gây khó khăn cho người học. Tuy nhiên, theo cách sử dụng dưới đây của Danh từ phụ trợ trong hình thái danh cách lại là điều khá quen thuộc đối với người học:
Trong phòng này lạnh. Inside room this cold. (This room is cold.) [+NM]
[+OBJ]
Ô kết vị [+L, +LOC] tồn tại ở cả hai ngôn ngữ. 2.2.1.8.+Dir, Phương hướng (Direction)
Quan hệ cách phương hướng được nhận ra bằng hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách phương hướng trong tiếng Việt:
Ông ấy đi Saigon. (2.3c) He went to Saigon.
[+ NM] [+O] [+OBJ] [+DIR]
Ông ấy đi lên Saigon. (22.2.) He went up to Saigon.
[+NM] [+Di] [+OBJ] [+DIR]
Ô kết vị [+O, +DIR] hiển thị ở đây gây khó khăn cho người học bởi vì trong tiếng Anh thường sử dụng ô [+Di, +DIR] để thay thế nhưng [+Di, +DIR] không thể hiện ở cả hai ngôn ngữ.
2.2.1.9.+TIM, thời gian (time)
Quan hệ cách thời gian được nhận ra ở cả 2 ngôn ngữ và bằng hình thái cách đối tượng, điều này không gây khó khăn cho người học. Tuy nhiên, về mặt từ vừng, biểu thức thời gian không chỉ ra thời gian quá khứ hoặc tương lai mà nó là biểu thức thời gian khi căn cứ vào vị trí. Nếu biểu thức thời gian chỉ quá khứ thì nó đứng ở cuối câu và biểu thức thời gian tương lai nếu đứng ở đầu câu:
Ông đi năm nào? You go year which (Which year did you go?) [+NM] [+T]
[+OBJ] [+TIM] Năm nào ông đi?
(which year will you be going?) [+T] [+NM]
[+TIM] [+OBJ]
Khi biểu thức thời gian ở quá khứ một cách rõ ràng thì nó có thể được chuyển ở đầu câu nhằm phục vụ mục đích chủ đề, nhưng biểu thức thời gian không bao giờ chuyển xuống cuối câu:
Năm ngoái, tôi đi Saigon. Last year, I went to Saigon. [+T] [+NM] [+O] * Tôi đi Saigon năm tới. I will go to Saigon next year. [+NM] [+O] [+T]
[+OBJ] [+LOC] [+TIM]
2.2.1.10. +SRC, Nguồn (Source)
Quan hệ cách nguồn được nhận ra bởi hình thái cách vị trí, hoặc hình thái cách nguồn trong tiếng Việt.
Ông ấy ở Mỹ qua. (21.1.) He stay America come- over.
(He came over from America.) [+NM] [+L]
[+OBJ] [+SRC]
Ông ấy đi từ Mỹ. (23.1.) He went from America.
[+NM] [+SR] [+OBJ] [+SRC]
2.2.1.11. +GOL, Đích (Goal)
Quan hệ cách đích được nhận ra bằng hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách đích trong tiếng Việt.
Ông ấy tới Saigon. (13.1) He arrived in Saigon.
[+NM] [+O] [+OBJ] [+GOL]
Ông ấy đi tới Saigon. (24.2) He went to (and arived at) Saigon. [+NM] [+Gl]
[+OBJ] [+GOL]
2.2.1.12. +EXT, tầm hoạt động (Extent)
Quan hệ cách tầm hoạt động được nhận ra bằng hình thái cách đối tượng hoặc hình thái cách chỉ tầm hoạt động trong tiếng Việt.
Ông ấy đi hai dặm. (14.2.) He went two miles.
[+NM] [+O] [+OBJ] [+EXT]
Ông ấy đi được hai dặm. (25.2.) He went for two miles.
[+OBJ] [+EXT]
2.2.1.13. Những trường hợp cách giống kết vị
Như đã nói ở trên, trong tiếng Việt có thêm 2 cách giống như kết vị. Đó là cách phương thức và cách mục đích. Kết vị Phương thức trong tiếng Việt chứa cụm tính từ, hoặc cụm danh từ chỉ phương thức. :
Ông ấy đi chậm. He went slowly.
[+NM] [+Phương thức] [+OBJ] [+Tính từ]
Ông ấy đi một cách chậm- chạp. [+NM] [+Phương thức]
[+OBJ] [+Danh từ]
Ô kết vị Mục đích trong tiếng Việt chứa cụm giới từ hoặc cụm động từ. Cách sử dụng cụm động từ trong ô này gây khó khăn cho người nói tiếng Anh ngay cả khi tiếng Anh sử dụng cụm giới từ một cách thường xuyên, trừ cụm từ “go get the book” (đi được sách), ở ví dụ sau:
Ông ấy đi để mua báo.
He went in order to buy newspapers. Ông ấy đi mua báo.
He went to buy newspapers. [+NM] [+O]
[+OBJ] [+PUR]