Định hướng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Megastar E&C

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Công tác quản lý dự án của Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Megastar (Trang 61)

6. Kết cấu của luận văn

3.1Định hướng mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Megastar E&C

E&C

* Bối cảnh chung của nền kinh tế:

Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta . Để thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO, Việt Nam đã tiến hành điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng minh bạch và thông thoáng hơn , ban hành nhiều luật và các văn bản dưới luật để thực hiện cam kết đa phương, mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, cũng như các giải pháp cải cách đồng bộ trong nước nhằm tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hội nhập do những hạn chế về công nghệ và quản lý. Do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn trong việc phát huy tối đa các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả lao động cao nhất để có thể cạnh tranh và đứng vững trên thương trường đang trên đà hội nhập quốc tế.

* Các mục tiêu định hướng:

Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh cụ thể của Megastar là tập trung nâng cao chất lượng hoạt động và thoả mãn khách hàng, cải tiến liên tục để đáp ứng mọi thay đổi của môi trường, đầu tư mở rộng sản xuất, đáp ứng mọi thay đổi, mọi yêu cầu của thị trường, Công ty có những định hướng cụ thể như sau:

- Trở thành một trong những nhà cung ứng hàng đầu Việt Nam về thiết bị nâng, cầu trục, cổng trục. Từng bước chiếm lĩnh thị trường kết cấu cơ khí, cơ khí thủy công và nhà thép tiền chế …

- Coi trọng việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực tương xứng với quy mô đầu tư, thiết bị, hạ tầng cơ sở của nhà máy nhằm thoả mãn ngày càng tốt yêu cầu của khách hàng.

- Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức, đưa các dự án mới vào hoạt động sản xuất. Để hoạt động theo định hướng kinh doanh đã đề ra, mục tiêu của hoạt động quản lý dự án của nhà máy hiện nay cần phải đạt được là:

- Nâng cao công tác quản lý dự án, nhất là hoàn thành dự án đúng tiến độ đã đặt ra với khách hàng bằng cách triển khai áp dụng Quản lý dự án hiện đại làm giảm thời gian thực hiện, giảm giá thành sản phẩm.

- Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các loại vật tư dùng cho sản xuất để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh.

- Hoàn thiện bộ máy quản lý dự án của công ty bằng cách cơ cấu lại bộ máy. Công ty phải tiến hành đào tạo, tuyển dụng để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng mọi nhu cầu về quản lý dự án một cách chuyên nghiệp.

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI CÔNG TY MEGASTAR E&C

Một phần của tài liệu luận văn quản lý dự án Công tác quản lý dự án của Công ty TNHH MTV Cơ khí và Xây dựng Megastar (Trang 61)