Những hệ quả ngữ nghĩa, ngữ pháp do lặp động từ, tính từ

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 59)

3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn

3.3. Những hệ quả ngữ nghĩa, ngữ pháp do lặp động từ, tính từ

Từ kết quả khảo sát, kiểm tra, phân tích các nguồn ngữ liệu cho thấy các dạng lặp động từ, tính từ ở đây có một số điểm chung, cụ thể như sau:

3.3.1. Về cấu tạo, hình thức

a. Phần lớn các hiện tượng lặp từ đều có đơn vị (từ) gốc đơn tiết cùng tồn tại song song để đối chiếu so sánh được. Hiện nay, các đơn vị gốc này vẫn là những từ hoạt động độc lập, có nghĩa rõ ràng. Thí dụ: ầm, úa, mờ, cao, chậm, đùn, quay, thưa, xanh...

b. Về mặt hình thức và cơ chế cấu tạo của lặp động từ, tính từ, vẫn là cơ chế nhân đôi từ gốc đơn tiết ban đầu, theo phương cách cấu tạo từ láy hoàn toàn - nhân đôi âm tiết - của tiếng Việt. Thí dụ:

đùng đùng đùng ngạt ngạt ngạt đùn đùn đùn mờ mờ mờ

quay quay quay làu làu làu mọn mọn mọn thưa thưa thưa xa xa xa xanh xanh xanh.

Về khả năng kết hợp, các dạng lặp này không có khả năng kết hợp với từ chỉ sự tiếp diễn: đều cũng, vẫn cứ, mãi...chỉ quan hệ thời gian: từng, đã, đang,

sẽ, chỉ mức độ: rất, hơi, khí quá, từ nêu ý khẳng định hay phủ định: có, không, chưa, từ nêu ý mệnh lệnh, khuyên nhủ: hãy, đừng, chớ; từ chỉ tần số: thường, hay, năng... để tạo thành các đoản ngữ. Vì thế, chúng ta không thể nói:

- rất thưa thưa - đã quay quay rồi - đang xuống xuống - rất úa úa

3.3.2 Về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp

Hệ quả ngữ nghĩa của hiện tượng lặp động từ, tính từ có những vấn đề đáng quan tâm, chú ý. Ở đây, có hai điểm nổi bật:

Thứ nhất, nét nghĩa + [ lặp đi lặp lại có chu kì và kéo dài ] (của trạng thái, sự tình...) thể hiện rất rõ ràng, phổ biến. Thí dụ: bặt bặt, bời bời, chăm chẳm, chăm chăm, chói chói, dặc dặc, dịu dịu, dần dần, dẫy dẫy, dưng dưng/ dửng dưng, đảo đảo, đùn đùn, đùng đùng, hả hả, hằng hằng, khoan khoan, khôn khôn, làu làu, lần lần (= trùng trùng), lấp lấp, lẻ lẻ, lịm lịm, lộng lộng, lựng lựng, mênh mênh, mịt mịt, mọn mọn, một một, mờ mờ, mơ mơ, mù mù, ngại ngại, ngạt ngạt, ngất ngất, nhẹ nhẹ, nồng nồng, phảy phảy, quay quay, quang quang, rả rả, rầm rầm, rân rân, ròng ròng (dòng dòng), rỡ rỡ, sảng sảng, sớm sớm, thẳm thẳm, thênh thênh, thôi thôi, thúc thúc, trừng trừng, trùng trùng, úa úa, vặc vặc...

Có thể kiểm chứng nội dung ngữ nghĩa nêu trên qua một số ngữ cảnh cụ thể: - ... dao dao bằng người ốm nặng ngày ngày tựa mỏi mệt...[1, 151] - ... lại nói sự chiêm bao là quay quay đảo đảo thôi thôi thúc thúc. [3, 13b] -... mịt mịt mờ mờ chẳng biết thửa đường về đâu.[3, 18b]

- ... ngày ngày hằng đáu đáu trong việc thế gian sớm sớm hằng mờ mờ

chưng trong lưới nghiệp.[3, 21b]

-Chưng lòng thật mọn mọn chẳng bởi đâu được thông.[7, 194] -Cỏ sân sát sát lại giãi mặt trời xế.[7, 309]

-... dâng cờ phướn chưng tế rật rật chẳng dứt.[7, 289] - Tròn tròn, méo méo in đòi thưở,

Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh. Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ,

Đêm đêm liền tới trường xanh xanh [5,55], - Đầu ngàn, êu ểu cỏ xanh om

Thả thả, chăn chăn ít lại nom [5,156] - Sông nguyền, bể dặn trùng trùng,

Phũ phàng nọ những thẹn thùng nước non.[11,168] -"Trông vời trời nước đăm đăm,

"Đem thân băng tuyết gửi hàm giao long".[11,210]

Thứ hai, các trường hợp lặp động từ, tính từ còn được sử dụng để biểu thị nét nghĩa + [mức độ cao/ thấp hoặc cường độ mạnh/ yếu] (của trạng thái, sự tình...). Tuy nhiên, nét nghĩa này được thể hiện không đều đặn và nhất quán ở tất cả các dạng lặp động từ, tính từ, mà tùy từng trường hợp cụ thể.

Chúng có thể biểu thị mức độ cao/ cường độ mạnh của trạng thái, sự tình... như trong các ngữ cảnh sau:

- Lộng lộng trên đầu hằng đội trời cao thẳm thẳm. [3, 26a] - ... chảy nước mắt ròng ròng kêu khóc mắt sưng...[1, 167]

- ... ngày ngày hằng đáu đáu trong việc thế gian sớm sớm hằng mờ mờ

chưng trong lưới nghiệp.[3, 21b] - Chừ thưở nên thân tấm áo sồi

Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi [5,200] - Trời muôn trượng thẳm làu làu sạch,

Nguyệt một vầng in vặc vặc trong [5,74] -"Trông vời trời nước đăm đăm,

"Đem thân băng tuyết gửi hàm giao long".[11, 210] - Mộc Cường ngay thẳng chan chan

Mạo Mạn lắp bắp bội phần dại ngây [6,94] - Bạch Lăng lĩnh trơn dầy dầy,

Lục Lăng thuở này là lĩnh hoa xuân [6,124]

Nhưng cũng có thể biểu thị mức độ thấp/ cường độ yếu của trạng thái, sự tình... như trong các ngữ cảnh:

- Dầu là đỏ đỏ bạc bạc chớ còn mờ mịt.[3, 18a]

- Xảy mảng gà gáy vẳng vẳng ở ngọn trúc đỉnh núi. [4, 268] - Xuân vắng vắng xảy khua khi mộng rồi.[4, 269]

- ... dẫn một người đẹp diễn diễn dịu dịu bởi phương Đông mà lại.[4, 149] - Nương am vắng bụt hiện từ bi gió hiu hiu mây nhẹ nhẹ.[2, 135] - Cỏ chiều gió lướt dợn vui vui. [2, 134]

-...trăng vặc vặc núi xanh xanh. [2, 136] - Ca khúc rền rền cách núi

- Thức cây chẳng phải xanh phen nọ Mặt nước hoa trôi lành lạnh đấy,

Người tiên mời rượu ở đâu rầy? [5,104] - Đường hoa lành lạnh hơi sương,

Dừng chân hầu rắp nhận đường về trai. [11,69] - Tiểu Bàn thấp thấp thứ thường,

Có khi đựng nước bưng cơm cũng vừa [6,163]

Ngay cả những trường hợp mà hiện nay được coi là biểu thị giảm mức độ hoặc sự không hoàn toàn rõ ràng của trạng thái, hành động, thì tại các nguồn tư liệu được khảo sát, dựa vào việc phân tích từng ngữ cảnh cụ thể, thực trạng của nó cũng không hoàn toàn như bây giờ. Tại các ngữ cảnh đó, dù lấy cái nhìn ngày nay để đánh giá, cũng phải thấy rằng hầu hết các dạng lặp đó vẫn dùng để biểu thị mức độ tăng (cao) của trạng thái, hành động (được biểu thị ở đơn vị gốc). Thí dụ:

- Đường âm mục đen đen (= đen hơn) mà nẻo khôn thông biết.[3, 75b] - Đường trong thế gian hãy còn mờ mờ (= mờ hơn) những các chúng sinh yên lặng bặt bặt. [3, 70b]

-...mịt mịt mờ mờ (= mịt mờ hơn) chẳng biết thửa đường về đâu. [3, 18b] Ngoài những ngữ liệu dẫn ra ở đây, chúng ta có thể so sánh thêm dạng lặp

xanh xanh trong văn bản Chinh phụ ngâm (thế kỉ XVIII): “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy,

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu, Ngàn dâu xanh ngắt một màu,

Trong trường hợp này, rõ ràng không thể nói xanh xanh thì biểu thị mức độ giảm của xanh, còn xanh ngắt thì biểu thị mức độ tăng của xanh trong khi đang nói về cùng một đối tượng ngàn dâu. Rõ ràng xanh xanh chỉ biểu thị mức độ liên tiếp, liên tục, mở rộng, trải dài của sự tình xanh ghi nhận trong tính từ xanh.

Trường hợp lặp biểu thị giảm mức độ, cường độ của trạng thái, hành động cũng không phải là không thấy (mặc dù đôi khi cũng có trường hợp khó khẳng định chắc chắn). Thí dụ:

- Cỏ chiều gió lướt dợn vui vui. [2, 134] - ...trăng vặc vặc núi xanh xanh.[2, 136]

- Dầu là đỏ đỏ, bạc bạc chớ còn mờ mịt. [3, 18a]

Như vậy, trên các nguồn ngữ liệu khảo sát được rõ ràng là có hai xu hướng biểu nghĩa là xu hướng biểu thị mức độ tăng và xu thế biểu thị mức độ giảm. Tuy sự biểu thị mức độ tăng hay giảm của trạng thái, hành động, không phải là một xu hướng có tính toàn thể và đều đặn; mà tăng hay giảm tùy từng trường hợp cụ thể; nhưng xem xét cụ thể thì chúng tôi thấy, nói chung, trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát, xu hướng biểu thị mức độ tăng của trạng thái, sự tình là xu hướng mạnh hơn, thậm chí là xu hướng áp đảo. Thể hiện cụ thể trong một số nguồn ngữ liệu khảo sát:

Nguồn ngữ liệu Động từ, tính từ biểu thị mức độ tăng Động từ, tính từ biểu thị mức độ giảm Phật thuyết 2/ 2 0/ 2 Phú đời Trần 20/ 26 6/ 26 Khoá hư lục 34/ 39 5/ 39

Truyền kì mạn lục giải âm 48/ 58 10/ 58

Thiên Nam ngữ lục 69/ 85 16/ 85

Tuy nhiên, khi nào lặp để biểu thị mức độ tăng và khi nào lặp để biểu thị mức độ giảm của trạng thái, sự tình ... thì cần phải được tiếp tục khảo sát, phân tích trên một lượng ngữ liệu rộng lớn hơn nữa, mà hiện tại, trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi chưa thể có điều kiện để thực hiện.

Như vậy, có thể đã đủ tự tin để khẳng định được là: Trong các nguồn ngữ liệu khảo sát, có hiện tượng lặp động từ, tính từ với tư cách một phương thức ngữ pháp thể hiện ý nghĩa “lặp đi lặp lại có chu kì, kéo dàicủa trạng thái, sự tình. Nét nghĩa này thể hiện thường trực ở các dạng lặp động từ, tính từ. Riêng nét nghĩa [mức độ cao/ thấp hoặc cường độ mạnh/ yếu] (của trạng thái, sự tình...) được thể hiện không nhất loạt ở tất cả các dạng lặp động từ, tính từ, mà tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Đối với hiện tượng lặp từ và cơ chế lặp từ, có hai khía cạnh cần được phân biệt:

- Thứ nhất, nó là một phương thức ngữ pháp, tạo ra dạng lặp của từ để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp;

- Thứ hai, nó được coi là một trong những phương thức tạo từ, tạo nên những động từ, tính từ - những đơn vị từ vựng mà ngày nay chúng vẫn thường được gọi là từ láy hoàn toàn.

Thực ra, trong quá trình phát triển của tiếng Việt, ở nhiều trường hợp cụ thể, thí dụ: vành vạnh, vằng vặc, thăm thẳm, giữa hai khía cạnh nêu trên có thể đã có những biến đổi đan cài, chuyển hóa vào nhau, làm cho chúng ta ngày nay thường không ngần ngại gì khi nhất luật coi chúng là những “từ láy hoàn toàn” mà khó nhận diện ra đâu là chân tướng của chúng.

KẾT LUẬN

Từ kết quả khảo sát các nguồn ngữ liệu là văn bản Nôm giai đoạn tiếng Việt cổ, trung đại, chúng tôi thấy rằng lặp từ, quả là một hiện tượng ngữ pháp còn chứa nhiều điều cần phải được làm sáng tỏ. Các dạng lặp danh từ và động từ, tính từ, không chỉ đơn giản là kết quả của phép lặp thuộc cách diễn đạt. Chúng là một phương thức ngữ pháp, có vai trò biểu hiện ngữ nghĩa, ngữ pháp và ngữ dụng mà trong luận văn này, chúng tôi đã bước đầu phân tích chỉ ra được một số điểm sau đây.

1. Về cấu tạo hình thức, cơ chế và phương thức lặp: Các dạng lặp danh từ, động từ và tính từ đều có cơ chế cấu tạo là nhân đôi từ gốc đơn tiết ban đầu, theo phương cách cấu tạo từ láy hoàn toàn - nhân đôi âm tiết - của tiếng Việt. 2.Về mặt ngữ nghĩa: Có thể thấy rõ ràng hiệu quả ngữ nghĩa đều đặn do phép lặp mang lại là biểu thị một hoặc hai trong số các nét nghĩa sau đây:

a. Nét nghĩa + [nhiều/ tất cả/ toàn thể] (các sự vật, hiện tượng...) Thí dụ:

- Đấng đấng chẳng thảo; ấy bởi nghê dạ mà ra.[1, 171] - Cành cành ngọn ngọn dâng cúng trước mặt Bụt.[3, 33b]

- Thinh Lâu bồ muối nhà nhà

Chung Lê là bịch cao xe hơn nữa bồ [6,168] - Cửa ngọc sinh thành giống lạ đường

Hoa hoa đua nở nức mùi hương [5,175]

b. Nét nghĩa + [lặp đi lặp lại có chu kì và kéo dài] (của trạng thái, sự tình...). Thí dụ:

c. Nét nghĩa + [mức độ cao/ thấp] hoặc + [cường độ mạnh/ yếu] (của trạng thái, sự tình, số lượng...).

Thí dụ:

- Quần Đề bảy bức áo quần thê thê [6, 116]

- Mờ mờ, thẳm thẳm bằng sa chưng cõi tối tăm... [4, 207]

Nét nghĩa a. ( + [nhiều/ tất cả/ toàn thể] ) và nét nghĩa b. ( + [lặp đi lặp lại có chu kì và kéo dài] ) là hai nét nghĩa khái quát, thường trực của các dạng lặp danh từ và động từ, tính từ. Riêng nét nghĩa c. ( + [mức độ cao/ thấp hoặc cường độ mạnh/ yếu] ) của trạng thái, sự tình... được thể hiện không nhất loạt ở tất cả các dạng lặp động từ, tính từ mà tùy từng ngữ cảnh cụ thể, thì cần được coi là nét nghĩa cụ thể của từng từ. Như vậy, nếu phân tích cơ cấu nghĩa của các dạng lặp này thì phải thấy nét nghĩa c) nằm trong cơ cấu nghĩa từ vựng của chúng, bởi vì mức độ cao hay thấp, tăng hay giảm, cường độ mạnh hay yếu của trạng thái, hành động được biểu thị sẽ được phân tích, miêu tả khác nhau, tùy thuộc vào từng từ riêng biệt.

3.Về mặt ngữ dụng và ngữ pháp: Về mặt ngữ dụng, có khi các dạng lặp danh từ thể hiện sự đánh giá, nhấn mạnh tuyệt đối của chủ thể phát ngôn đối với sự vật, sự việc được biểu thị ở từ gốc đơn tiết.

Về mặt ngữ pháp, có thể nói, trong tiếng Việt cổ và trung đại có hiện tượng lặp từ hoạt động với tư cách một phương thức ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa “số nhiều” (của người, vật, sự vật...) do danh từ biểu thị) và ý nghĩa “lặp đi lặp lại có chu kì, kéo dài” (của trạng thái, sự tình do động từ, tính từ biểu thị).

Thí dụ:

- Trân châu tráng lệ tầng tầng xếp Kim ngọc đoan trang rỡ rỡ in [5, 147]

- Tròn tròn, méo méo in đòi thưở,

Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh. Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ,

Đêm đêm liền tới trường xanh xanh [5,55],

4. Khả năng sử dụng phương thức lặp hiện nay: Trong tiếng Việt hiện đại, những dạng lặp từ gặp được trong các nguồn ngữ liệu thời tiếng Việt cổ, trung đại, về cơ bản, nay còn gặp rất ít. Những dạng như: bụi bụi, phật phật, voi voi, vật vật ...có thể nói là nay hoàn toàn không còn được cấu tạo và sử dụng. Những dạng lặp như: non non, nước nước, năm năm, tháng tháng... hoặc: người người, ngành ngành, nhà nhà, đêm đêm, ngày ngày, đau đáu, đùng đùng, lồng lộng, ngại ngại... hiện đang được sử dụng trong tiếng Việt ngày nay; và có lẽ chúng chính là kết quả đã được tạo lập từ xưa, hoặc là kết quả mới được tạo lập theo chính phương thức lặp đó. Những trường hợp mà nay ta thường dễ đồng ý với nhau coi là “từ láy hoàn toàn” như: cuộn cuộn, đầm đầm, điệp điệp, phau phau, song song, trùng trùng, vặc vặc, vẳng (văng) vẳng, vạnh (vành) vạnh, thênh thênh, xưng xưng, dần dần, thường thường... trên thực tế, vốn đã hiện diện rất nhiều trong các nguồn ngữ liệu thời tiếng Việt cổ, trung đại. Chúng chính là những sản phẩm được tạo nên muộn nhất cũng là từ thời đó hoặc còn phải sớm hơn thế nữa rất nhiều. Nếu nhất luật coi những dạng lặp có kèm biến thanh biến vần như: chênh chếch, vành vạnh, vằng vặc là từ láy thì hình như ở đây rõ ràng đã có sự “chuyển hóa” từ dạng lặp sang từ láy. Câu hỏi có thể đặt ra là liệu trong tiếng Việt có những loại từ láy hoàn toàn như thế này hay không? Vấn đề này trực tiếp liên quan đến lí luận ngữ pháp học và rất phức tạp, chỉ có thể giải quyết được trên cơ sở tiếp tục phân tích các nguồn ngữ liệu đầy đủ và rộng rãi hơn.

NGUỒN NGỮ LIỆU

1. Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh, (Hoàng Thị Ngọ phiên âm, chú giải) Trong sách: Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh, Nxb KHXH, H., 2002.

2. Cư trần lạc đạo phú, Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Hoa yên tự phú

(Gọi chung là Phú đời Trần), Trong sách: Thiền tông bản hạnh, (Hoàng Thị Ngọ phiên âm, chú giải), Nxb Văn học, H., 2009.

3. Thiền tông khoá hư ngữ lục, Tác giả bản Hán Văn: Trần Thái Tông, Bản giải nghĩa viết bằng chữ Nôm của Tuệ Tĩnh, (Trần Trọng Dương khảo cứu, phiên chú), Nxb Văn học, H., 2009.

4. Quốc âm thi tập, Trong sách: Nguyễn Trãi toàn tập, (Đào Duy Anh phiên âm, khảo chú), Nxb KHXH, H., 1969.

5. Hồng Đức quốc âm thi tập,(Phạm Trọng Điềm-Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu), Nxb Văn Học, 1982.

6. Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa (Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)