3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn
2.3.2. Về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp
Về mặt ngữ nghĩa, đặc điểm chung phổ biến và rõ rệt nhất là: so với dạng gốc (từ đơn) thì dạng lặp biểu thị nghĩa nhiều, tất cả / toàn thể (các sự vật, hiện tượng). Có thể khẳng định: dạng lặp ở đây là để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp “số nhiều” . Thí dụ:
bụi - bụi bụi, bước - bước bước, cành - cành cành, chốn - chốn chốn, cháu - cháu cháu, con (D) - con con, đấng - đấng đấng, đêm - đêm đêm, kiếp - kiếp kiếp, ngọn - ngọn ngọn, nhà - nhà nhà, ngựa - ngựa ngựa, tầng - tầng tầng, phật - phật phật, thuyền - thuyền thuyền, tổ - tổ tổ, vật - vật vật, voi - voi voi, rêu-rêu rêu ....
Nhận định trên đây có thể kiểm chứng được qua một số ngữ cảnh như sau: - Đấng đấng chẳng thảo; ấy bởi nghê dạ mà ra [1, tr.171].
- Cành cànhngọn ngọn dâng cúng trước mặt Bụt [3, tr.33 b]. - (...) dao dao bằng người ốm nặng, ngày ngày tựa mỏi mệt ... [1, tr.151]. - Vật vờ đang cơn lốc khi bụi bụi bay [3, tr.12 b ].
- (...) kẻ kẻ bèn siêng năng mà tu thân [3, tr.34 a]. -... cành cành đỏ như lửa hầu cháy [7, tr.172]. - Giòng thứ cả thịnh con con cháu cháu [7, tr.347].
- Di thành binh kể ngàn ngàn bộ bộ thuyền thuyền ngựa ngựa voi voi
[9, câu 4924].
- Đồng đồng thây bỏ chật đồng đứa co như dế đứa xông như cò [9, câu 2495].
- Gia gia ngưỡng chúc thánh minh cửu trường [10, tr. 52]. - Trần trần sát sát Như lai [10, tr. 56].
Kim ngọc đoan trang rỡ rỡ in [5, 147] - Ngọc chân đã đến hỏi chừng đây Rầy đã rêu rêu bụi bụi đầy [5,104] - Cửa ngọc sinh thành giống lạ đường
Hoa hoa đua nở nức mùi hương[5,175] - Khách ở Thiên thai cách mấy trùng,
Ngày ngày hằng nhớ một niềm mong [5, 103]
Các dạng lặp từ được khảo sát và trình bày trên đây, như đã phân tích, chắc chắn không chỉ đơn giản là kết quả của phép lặp thuộc về thể cách diễn đạt. Chúng có vai trò biểu hiện ngữ nghĩa, ngữ pháp.
Về mặt ngữ nghĩa, nét nghĩa + [ nhiều / tất cả / toàn thể ] (các sự vật hiện tượng ...) như trên phân tích là nét nghĩa phổ biến và được thể hiện đều đặn ở các dạng lặp danh từ cũng như dạng lặp đại từ và một số dạng lặp số từ (khi số từ gốc vốn biểu thị ý nghĩa nhiều).
2.3.3.Về mặt ngữ dụng
Về mặt ngữ dụng, các dạng lặp này khi xuất hiện trong các ngữ liệu thường thể hiện sự đánh giá, nhấn mạnh tuyệt đối của chủ thể phát ngôn đối với sự vật / sự việc được biểu thị ở từ gốc đơn tiết. So sánh:
bụi bụi, đấng đấng, bước bước, cành cành, chốn chốn, đợt đợt, đứa đứa, kẻ kẻ, kiếp kiếp, ngày ngày, ngọn ngọn, người người, nhà nhà, phật phật, tầng tầng, tổ tổ, vật vật, cháu cháu, con con (D), dân dân, đêm đêm, khoảnh khoảnh, mảy mảy, rượu rượu, tăm tăm, trần trần, tầng tầng, ai ai, thiên thiên, vạn vạn ...
Quan sát một số ngữ cảnh cụ thể chúng ta có thể thấy rất rõ nội dung ngữ dụng nêu trên.
- Đấng đấng chẳng thảo ấy bởi nghê dạ mà ra [1, tr.171].
- Cành cànhngọn ngọn dâng cúng trước mặt Bụt [3, tr.33 b]. - Giòng thứ cả thịnh con con cháu cháu [7, tr.347].
- Dương Thị điệp là lá móng tay
Quý phi yêu đãi ngày ngày nhuộm chơi [6,227] - Thinh Lâu bồ muối nhà nhà
Chung Lê là bịch cao xe hơn nữa bồ [6,168] - Cửa ngọc sinh thành giống lạ đường
Hoa hoa đua nở nức mùi hương [5,175] - Cảnh cật chòm chòm bay lửa đóm, Cỏ hoa gốc gốc đượm hương trang [5,59]
- Thệ sư kể hết mọi lời
Lònglòng cùng giận, người người chấp uy [12]
Những khảo sát được trình bày trên đây cho thấy: trong các nguồn ngữ liệu khảo sát có hiện tượng lặp từ hoạt động với tư cách một phương thức ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa “số nhiều” (của người, vật, sự vật... do danh từ biểu thị) với mục đích ngữ dụng “nhấn mạnh” của chủ thể phát ngôn. Những dạng lặp như:
non non, nước nước, mây mây, tình tình, năm năm, tháng tháng... hoặc: người người, ngành ngành, nhà nhà, đêm đêm, ngày ngày... thời tiếng Việt cận đại và hiện đang được sử dụng trong tiếng Việt ngày nay, có lẽ chính là kết quả đã được tạo lập từ xưa, hoặc là kết quả mới được tạo lập theo chính phương thức lặp đó.
Những nhận xét nêu trên của chúng tôi không phải là hoàn toàn mới, nhưng điều đáng nói là ở chỗ: đối với hiện tượng lặp từ và cơ chế lặp từ, có
Thứ nhất, nó là một phương thức ngữ pháp, tạo ra dạng lặp của từ để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
Thứ hai, nó được coi là một trong những phương thức tạo từ, tạo nên những đơn vị từ vựng trước nay vẫn thường được gọi là từ láy hoàn toàn, đẳng cấu tuyệt đối với những đơn vị như: cào cào, ba ba, châu chấu, chuồn chuồn, bươm bướm ...
Cho đến nay, chúng ta chưa có được bằng chứng chắc chắn để nói rằng, tiếng Việt có các đơn vị (từ) gốc đơn tiết như: ba, đa, cào, chấu, le, chuồn, bướm, bìm... rồi từ các đơn vị ấy, theo cách lặp (láy) hoàn toàn mà tạo nên các từ ba ba, đa đa, cào cào, châu chấu, le le, chuồn chuồn, bươm bướm, bìm bìm... tương ứng. Vì vậy, mặc dù tiếng Việt hiện nay vẫn có những “cặp đôi” như le - le le, sẻ - se sẻ, ve - ve ve, chuồn - chuồn chuồn, bìm - bìm bìm, bướm - bươm bướm, tráo (sáo) - tráo tráo (phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh)... nhưng thật khó lòng xác quyết được: le le, se sẻ, ve ve, chuồn chuồn, bìm bìm, bươm bướm, tráo tráo... là kết quả của quá trình lặp (láy/ nhân đôi) của le, sẻ, ve, chuồn, bìm, bướm, tráo... hay ngược lại, le, sẻ, ve, chuồn, bìm, bướm, tráo... là kết quả “nói tắt” của le le,se sẻ, ve ve, chuồn chuồn, bìm bìm, bươm bướm, tráo tráo... mà thành.
Vì vậy, nhìn bề ngoài, tuy thấy hình thức là như nhau, nhưng rõ ràng các dạng lặp (cành cành, ngọn ngọn, phật phật, ngày ngày, giờ giờ...) và các từ (cào cào, ba ba, le le, chuồn chuồn...) là những sản phẩm hoàn toàn không đồng chất, một đằng là dạng lặp để biểu thị “số nhiều”, còn một đằng thì hoàn toàn không phải vậy. Vậy mà, khi bàn luận về phương thức lặp từ với tư cách là một phương thức ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, có không ít trường hợp, việc minh định những khía cạnh khác biệt tế nhị này đã bị bỏ qua, hoặc ít nhất cũng đã không được quan tâm đầy đủ.
CHƢƠNG 3:
HIỆN TƢỢNG LẶP ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ TRONG CÁC NGUỒN TƢ LIỆU KHẢO SÁT
3.1. Phân tích định lƣợng hiện tƣợng lặp động từ, tính từ trong các nguồn tƣ liệu đƣợc khảo sát.
Căn cứ trên các tiêu chí xác định đối tượng đã trình bày ở phần Mở đầu, trong chương 3 luận văn sẽ khảo sát, phân tích các dạng lặp như: đùng đùng, làu làu, lẻ lẻ, nhẹ nhẹ. Về mặt từ loại chúng là các động từ, tính từ được tạo nên từ thành tố gốc là động từ, tính từ. Bên cạnh đó, những dạng lặp có biến thanh, biến vần cũng được thu thập như: cuồn cuộn, dòi dõi, hây hẩy
(Hồng Đức Quốc âm thi tập), mơn mởn, phơi phới (Truyện Kiều). Những khảo sát, thống kê từ 13 nguồn ngữ liệu thu được kết quả như sau:
Bảng 1: Tổng số lần sử dụng lặp động từ, tính từ: Nguồn ngữ liệu Tổng số lần lặp động từ, tính từ Tổng số lần các dạng lặp khác Tổng số lần của tất cả các dạng lặp từ Phật thuyết 02 05 07 Phú đời Trần 32 02 34 Khoá hư lục 57 46 103
Truyền kì mạn lục giải âm 97 32 129
Thiên Nam ngữ lục 204 90 294
Thiền tông bản hạnh 20 20 40
Hồng đức quốc âm thi tập 239 74 313
Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa
134 24 158
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm
32 17 49
Truyện Kiều 95 30 125
Truyện Hoa Tiên 69 28 97
Lục Vân Tiên 47 31 78
Phân tích số dạng lặp là động từ, tính từ trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát chúng tôi có kết quả sau:
Bảng 2 : Số dạng lặp động từ, tính từ
Nguồn ngữ liệu Số dạng lặp động từ, tính từ
Phật thuyết 02
Phú đời Trần 26
Khoá hư lục 39
Truyền kì mạn lục giải âm 58
Thiên Nam ngữ lục 85
Thiền tông bản hạnh 13
Hồng đức quốc âm thi tập 128
Quốc âm thi tập 34
Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa 82
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm 25
Truyện Kiều 58
Truyện Hoa Tiên 50
So sánh số liệu của hai bảng trên và số liệu về lặp danh từ đã trình bày trong chương 2, chúng ta có thể thấy: trong các nguồn ngữ liệu được khảo sát, dạng lặp động từ, tính từ được dùng nhiều hơn gấp bội so với dạng lặp danh từ. Cụ thể là:
Về số lần sử dụng, lặp động từ, tính từ được dùng nhiều hơn lặp danh từ hơn 5 lần và nhiều hơn dạng lặp thuộc các từ loại khác 5,3 lần :
Số lần sử dụng lặp động từ, tính từ Số lần sử dụng lặp danh từ Số lần sử dụng lặp từ loại khác 1067 214 199
Số lượng dạng lặp động từ, tính từ cũng nhiều hơn số dạng lặp danh từ tới khoảng hơn 4 lần và nhiều hơn số dạng lặp thuộc các từ loại khác khoảng hơn 8 lần:
Dạng lặp động từ, tính từ Dạng lặp danh từ Dạng lặp ở các từ loại khác
634 156 77
Trong các nguồn ngữ liệu có những ngữ cảnh mà lặp động từ, tính từ được sử dụng dày đặc. Thí dụ:
Bài thơ Buổi sáng trông ra sông có thuyền đỗ trong Hồng Đức quốc âm thi tập có tới 16 lần lặp từ được sử dụng trong 8 câu thơ, trong đó lặp động từ, tính từ là 13 lần:
Sông lồng lộng, nước mênh mênh Lườn lượn chèo qua nép nép mình Gió hiu hiu, thuyền be bé
Mưa phun phún, nón kềnh kềnh
Mõ xã lâu lâu cốc cốc lềnh Bến liễu đâu đâu tìm mộng mộng
Đường về than thán, nguyệt chênh chênh
Bài Họa vần bài vịnh trăng cũng trong tập Hồng Đức quốc âm thi tập
có 16 lần lặp từ được sử dụng, trong đó lặp động từ, tính từ là 14 lần :
Cày cạy nàng nào khéo hữu tình, Mặt làu làu, vóc thỏ thanh thanh. Tròn tròn, méo méo in đòi thưở,
Xuống xuống, lên lên suốt mấy canh. Tháng tháng liếc qua lầu đỏ đỏ, Đêm đêm liền tới trướng xanh xanh,
Yêu yêu, dấu dấu đàn ai gẩy,
Tính tính, tình tình tính tính tinh
Tuy nhiên, sự tập trung, phân bố các dạng lặp từ không phải là đồng đều ở các loại hình văn bản (các mẫu nghiên cứu) khác nhau. Điều này không khó giải thích bởi loại hình văn bản, độ dài ngắn của mẫu nghiên cứu và phong cách ngôn ngữ không giống nhau sẽ ảnh hưởng tới những cách thức sử dụng ngôn ngữ không trùng nhau. Trong các văn bản văn học thể loại thơ ca như: Thiên Nam ngữ lục, Hồng đức quốc âm thi tập, Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, tỉ lệ lặp động từ, tính từ cao hơn các văn bản khác như: Phật thuyết, Phú đời Trần. Mặt khác, đi vào khảo sát năng lực hoạt động của hiện tượng lặp động từ, tính từ qua việc chiếm lĩnh độ dài văn bản của một số nguồn ngữ liệu, chúng tôi thấy lặp chỉ chiếm một tỉ lệ độ dài văn bản cực thấp, không đáng kể; và điều đó là tất nhiên.
Nguồn ngữ liệu Tổng tần số lặp động từ, tính từ Độ dài văn bản (tổng tần số từ) Tỉ lệ Phật thuyết 2 5200 0,038% Phú đời Trần 32 2914 1,09%
Quốc âm thi tập 39 11.206 0,34%
Hồng đức quốc âm thi tập 239 15.207 1,57%
Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm 32 6237 0,51%
(Kết quả tính toán độ dài văn bản dựa trên nghiên cứu của Vũ Đức Nghiệu [34]):
Kết quả phân loại lặp động từ, tính từ trong các nguồn ngữ liệu như sau: Loại A (có từ đơn - gốc tương ứng để đối chiếu)::
- Trong Phật thuyết: 01 trường hợp:
dòng dòng (ròng ròng)
- Trong Phú đời Trần:17 trường hợp. Thí dụ:
dành dành đùng đùng ha hả làu làu lẻ lẻ
ngạt ngạt nhẹ nhẹ quang quang rỡ rỡ thênh thênh trừng trừng trùng trùng úa úa vẳng vẳng vui vui
xanh xanh
- Trong Khóa hư lục: 32 trường hợp. Thí dụ:
bạc bạc bặt bặt bời bời chói chói đảo đảo
dẫy dẫy đỏ đỏ đùn đùn lộng lộng lựng lựng
mịt mịt mờ mờ lấp lấp nồng nồng phảy phảy
thôi thôi, thúc thúc ...
- Trong Quốc âm thi tập: 26 trường hợp. Thí dụ:
canh cánh cậy cậy chênh chênh cong cong cuồn cuộn
đùn đùn dửng dưng hung hung im ỉm ...
- Trong Hồng Đức quốc âm thi tập:101 trường hợp. Thí dụ:
bé bé chăm chăm chăn chăn chếch chếch chênh chênh
chói chói cốc cốc cuồn cuộn đầm đầm đỏ đỏ
đùn đùn hồng hồng khom khom lên lên lướt lướt
man mác méo méo mới mới mòn mọn mọn mọn
năm nắm nép nép ... ... ...
- Trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa: 63 trường hợp. Thí dụ:
ầm ầm bời bời bùi bùi con con đùng đùng
hồng hồng nép nép xanh xanh xinh xinh .... - Trong Truyền kì mạn lục:35 trường hợp. Thí dụ:
bời bời bằn bặt dịu dịu dưng dưng đùn đùn
khoan khoan làu làu mọn mọn mờ mờ ngại ngại
ròng ròng sát sát thẳm thẳm vắng vắng ...
-Trong Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm: 14 trường hợp. Thí dụ:
lỉnh lỉnh ngọt ngọt nhơn nhơn phau phau thoắt thoắt
- Trong Thiên Nam ngữ lục: 58 trường hợp. Thí dụ:
có có đần đần chóng chóng đầy đầy đùn đùn
ngu ngu thưa thưa vẹn vẹn xa xa xiêu xiêu
-Trong Thiền tông bản hạnh: 08 trường hợp. Thí dụ:
dưng dưng đùng đùng phức phức rân rân rập rập
ròng ròng trùng trùng ....
-Trong Truyện Hoa Tiên: 44 trường hợp. Thí dụ:
ầm ầm bời bời chìm chìm đăm đăm dầy dầy
điểm điểm đỉnh đinh đùng đùng êm êm gần gần
gờn gợn khéo khéo khom khom khuất khuất ...
-Trong Truyện Kiều: 40 trường hợp. Thí dụ:
ầm ầm ào ào chênh chênh con con cười cười
đăm đăm đầm đầm dày dày đùng đùng nghiêng nghiêng
nho nhỏ nhơn nhơn nói nói ...
-Trong Lục Vân Tiên: 20 trường hợp. Thí dụ:
bon bon chậm chậm đầm đầm đùng đùng khoan khoan
lén lén mờ mờ vơi vơi xa xa xanh xanh
Loại B (không có từ đơn - gốc tương ứng để đối chiếu): - Trong Phật thuyết: 01 trường hợp:
dao dao
- Trong Phú đời Trần: 8 trường hợp. Thí dụ:
căm căm dờn dờn hắt hắt lõa lõa mục mục
- Trong Khóa hư lục:7 trường hợp. Thí dụ:
cạy cạy chắm chắm đẵng đẵng đáu đáu hẩy hẩy
vanh vanh vành vành ...
-Trong Quốc âm thi tập: 8 trường hợp. Thí dụ:
khăn khắn khuâng khuâng thê thê vặc vặc
-Trong Hồng Đức quốc âm thi tập: 27 trường hợp. Thí dụ:
cày cạy chan chan rầng râng ngột ngột mênh mênh
lâng lâng khắn khắn hui hui ...
-Trong Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa: 19 trường hợp. Thí dụ:
dờn dờn hân hân hăm hăm hau hau hây hây
khoăn khoăn lè lè loan loan thê thê ...
-Trong : Thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm : 11 trường hợp. Thí dụ: khăn khắn khăng khăng lâng lâng leo lẻo ngần ngật
...
- Trong Truyền kì mạn lục: 23 trường hợp. Thí dụ:
cạy cạy căm căm chăn chắn chới chới dàu dàu dờn dờn diễn diễn đáu đáu khắn khắn lẵm lẵm liệm liệm nạp nạp ngùi ngùi ngộn ngộn thảng thảng
thố thố vẹn vẹn võ võ ...
-Trong Thiên Nam ngữ lục: 27 trường hợp. Thí dụ:
bo bo chan chan dà dà dề dề, doành doành
-Trong Thiền tông bản hạnh: 5 trường hợp. Thí dụ:
đường đường khắn khắn vặc vặc xao xao dành dành
-Trong Truyện Kiều: 17 trường hợp:
canh cánh chan chan chề chề chiền chiền dàu dàu
đường đường hằm hằm làu làu ...
-Trong Truyện Hoa Tiên: 6 trường hợp. Thí dụ:
hây hẩy ren rén ri rỉ ...
-Trong Lục Vân Tiên: 14 trường hợp. Thí dụ:
chinh chinh dàu dàu hiu hiu làu làu mênh mênh
nằng nằng ...
Bảng tổng kết sau sẽ giúp cho việc quan sát sự phân loại này dễ dàng