Một số tƣơng ứng Hán Việt và Việt ở dạng lặp danh từ

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 38)

3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn

2.2.Một số tƣơng ứng Hán Việt và Việt ở dạng lặp danh từ

Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy có một tình hình rất đặc biệt là có sự tương ứng khi so sánh những dạng lặp trong tư liệu khảo sát với các văn bản Hán văn.

Những tìm hiểu bước đầu cho thấy, bên cạnh những dạng lặp của Việt không có dạng lặp tương ứng bên Hán văn như ròng ròng (dòng dòng), sớm sớm, cành cành, ngọn ngọn ...thì có những dạng lặp mà hai bên, cả Hán lẫn Việt có sự tương ứng với nhau.

Trong bản giải âm (dịch) từ Hán văn sang tiếng Việt (ghi bằng chữ Nôm), để thể hiện trung thành những dạng lặp từ và ý nghĩa tương ứng của chúng trong Hán văn, tiếng Việt xưa đã sáng tạo và sử dụng những dạng lặp tương đương có sự tương ứng rất chặt chẽ. Điều này, có lẽ có cơ sở rất đáng kể từ những tương đồng về đặc điểm loại hình, về các đặc điểm cấu trúc hình thái

ngữ lục của Trần Thái Tông với bản diễn Nôm tương ứng [3] (thế kỉ XIV) để làm thí dụ, chúng tôi thấy trong bản giải nghĩa Nôm có những dạng lặp từ được dùng để đối dịch những từ ngữ Hán văn cũng là dạng lặp như sau:

Dạng lặp bên văn bản Nôm Dạng lặp bên Hán văn Dạng lặp bên văn bản Nôm Dạng lặp bên Hán văn chốn chốn đầu đầu chốn chốn xứ xứ

giờ giờ thời thời kẻ kẻ cá cá

Khảo sát ở các nguồn tư liệu khác, lại có một thực tế là có một số dạng lặp từ được vay mượn hoàn toàn từ nguyên gốc Hán văn. Thí dụ như: gia gia, thế thế, sát sát, trần trần.[10].

Dưới đây là một số ngữ liệu cụ thể:

- Gia gia ngưỡng chúc thánh minh cửu trường.[10, câu 8] - Thế thế thích tử tu hành.[10, câu 667]

Cùng với đó, bên cạnh những dạng lặp vay mượn từ nguyên gốc Hán văn, lại cũng có những trường hợp Việt ngữ vay mượn từ đơn Hán Việt rồi tạo dạng lặp theo kiểu Việt. Thí dụ: dân dân (<dân), thuyền thuyền (<thuyền)...

Điều này thể hiện trên một số ngữ liệu cụ thể như: - Dân dân vô sự nhà nhà bình yên.[9, câu 2174]

-Di thành binh kể ngàn ngàn bộ bộ, thuyền thuyền ngựa ngựa voi voi.[9, câu 4924]

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 38)