3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn
1.3.1. Về hình thức và cơ chế
Lặp từ là phương thức ngữ pháp để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp. Lặp (còn hay được gọi là láy hoàn toàn) là sự kiện có hai thành tố lặp nhau, trùng nhau hoàn toàn về mặt hình thức vật chất (vỏ ngữ âm) của chúng. Láy là hiện tượng lặp lại toàn bộ hay một bộ phận vỏ ngữ âm của yếu tố gốc để tạo nên một từ mới (với ý nghĩa từ vựng mới) hoặc dạng thức mới của từ (với ý nghĩa ngữ pháp mới).
Khi phép lặp được sử dụng để biểu thị sự thay đổi ý nghĩa ngữ pháp thì phép lặp ấy là một phương thức ngữ pháp [17]. Trong tiếng Việt hiện đại chúng ta có thể thấy rõ điều này, thí dụ như:
Lặp toàn bộ một danh từ để biểu thị số nhiều: người- người người, nhà- nhà nhà...
Lặp toàn bộ một động từ để biểu thị sự liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kì của hoạt động: gật- gật gật, cười- cười cười...
Lặp toàn bộ một tính từ để biểu thị mức độ thấp của tính chất: vui-vui vui, nhỏ- nhỏ nhỏ, nho nhỏ, xinh- xinh xinh...
Trong các ngôn ngữ khác, phương thức lặp cũng dùng để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp số nhiều, thí dụ:
Tiếng Ilakano (ở Philipin): talon "cánh đồng"- talon-talon "những cánh đồng" Tiếng Mã Lai: orang "một người" - orang-orang " những người" (dẫn lại của Nguyễn Đức Tồn[40])
Tên gọi của các hiện tượng trên đây giữa các nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học có khác nhau.
Diệp Quang Ban gọi đây là các từ nhắc lại[1], Hoàng Văn Hành (1985) gọi đây là dạng lặp, có nhà nghiên cứu gọi đây là dạng láy.
Chúng tôi trong nghiên cứu này gọi là hiện tượng lặp từ. Lặp từ là một trong những phương thức ngữ pháp luôn có sự “nhập nhèm”, không rạch ròi với từ láy hoàn toàn, thậm chí trong nhiều nghiên cứu được đập nhập làm một với từ láy hoàn toàn.
Cơ chế lặp, trên thực tế chỉ đơn giản là nhân đôi từ gốc đơn tiết ban đầu, theo phương cách y như cấu tạo từ láy hoàn toàn - nhân đôi âm tiết - của tiếng Việt. Bản chất và cơ chế của hiện tượng này được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng: là những từ mà trong chúng chỉ là sự nhắc lại y nguyên tiếng đã có không có sự biến đổi nhận thấy về mặt âm thanh, không thay đổi cả trọng âm và độ dài, tức là tạo ra một từ cả hai tiếng đều có nghĩa, đều mang trọng âm.
Phương thức lặp từ cho kết quả là các từ đều mang trọng âm (trọng âm được đánh dấu 1 bên trên phía phải của âm tiết): ai1
ai1, chiều1 chiều1
...Do hai tiếng cùng mang trọng âm mà lặp từ luôn có khả năng nhấn mạnh. Thí dụ:
“Thệ sư kể hết mọi lời
Lòng1 lòng1cùng giận, người1
người1 chấp uy” (Truyện Kiều, Nguyễn Du)
“Trông vời gạt lệ chia tay, Góc trời thăm1
thẳm1 ngày1 ngày1 đăm1 đăm1”
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Ý nghĩa của phương thức lặp từ này có thể nêu thành quy luật, và do đó không cần phải đưa chúng thành mục từ riêng trong từ điển để giải thích.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học(Hoàng Phê chủ biên)[37], các dạng từ này được để trong mục từ của yếu tố gốc, sau dấu “//” và được giải thích là “ý tăng cường” hay "ý mức độ nhiều" hoặc “ý giảm nhẹ”, thí dụ:
hút : "Sâu, xa đến mức không thể nhìn thấy được cho đến tận cùng. Hang sâu hút tối mù // Láy: hun hút(ý mức độ nhiều)".