3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn
1.4. Phân biệt lặp từ thuộc ngữ pháp với lặp từ phong cách nghệ
Lặp từ phong cách nghệ thuật là một trong những hiện tượng khá phổ biến trong tiếng Việt. Nó được các nhà thơ, nhà văn cũng sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để tạo nên những tác động tích cực tới cảm quan của
người đọc . Hiện tượng này thu hút khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm . Những tác giả tiêu biểu đã đề cập đến hiện tượng này trong các công trình
nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm , Đinh Trọng Lạc , Nguyễn Minh Thuyết , Diệp Quang Ban , Đinh Trọng Lạc ... Trong các tài liệu , khái niệm lă ̣p được hiểu khá rộng và rất nhiều ý kiến khác nhau . Song tựu trung , hiện tượng lă ̣p được hiểu thống nhất là : “phép lă ̣p là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lă ̣p lại trong kết ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn” (Trần Ngọc Thêm ). Dưới cấp độ nghiên cứu khác nhau hiện tượng lă ̣p được gọi tên , phân loại, và có sự khu biệt ở từng tác giả . Diệp Quang Ban gọi hiện tượng này là điệp ngữ và được định nghĩa như sau : “Điệp ngữ là cách lặp từ ngữ trong câu hoă ̣c trong cụm từ nhằm tạo ra sức biểu cảm hoă ̣c làm tăng sức diễn đạt ý nghĩa của lời nói”. Tác giả phân chia lă ̣p dựa trên mă ̣t cấu tạo thành : lă ̣p nối tiếp, lă ̣p cách quãng, lặp đầu – cuối, lă ̣p cuối - đầu, lă ̣p vòng tròn. Còn Đinh Trọng Lạc khi xem xét hiện tượng lă ̣p lại là một dạng của phượng tiện tu từ cú pháp ông cũng gọi lă ̣p là điệp ngữ . Từ đó ông định nghĩa : “Điệp ngữ là lă ̣p lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh ý, mở rộng ý , gây ấn tượng mạnh , hoă ̣c gợi xúc cảm trong lòng người đọc , người nghe” . Mặc dù có sự khác nhau trong nội hàm khái niệm , và cách gọi tên song nhìn chung các tác giả Đinh Trọng Lạc, Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Trần Ngọc Thêm đều đã chỉ ra được những đă ̣c điểm cơ bản của hiện tượng lă ̣p : Phép lặp ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng ...Dựa vào việc sử dụng các phương tiện mà lặp được chia ra thành lặp nhiều loại nhưng có loại lặp gần giống với đối tượng của luận văn này đó là:
- Lặp cú pháp Thí dụ:
- Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si (Vội vàng- Xuân Diệu) Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
(Đây thôn Vĩ Dạ- Hàn Mạc Tử)
Giá trị nhấn mạnh và biểu cảm của phép lặp từ thuộc phong cách nghệ thuật ngôn từ được hình thành trong mối quan hệ ngữ cảnh với những từ khác trong chuỗi lời nói. Việc sử dụng phép lặp bao giờ cũng gắn liền với sự tăng tiến hoặc vận động của ý nghĩa cảm xúc. Sử dụng phép lặp một cách có ý thức trong văn bản đều thực hiện được các chức năng cơ bản của phép lặp nói chung đó là chức năng liên kết và tu từ, tạo nên những ấn tượng mới mẻ, nhấn mạnh một sắc thái ý nghĩa, sắc thái biểu cảm nào đó.
Trong luận văn này, hiện tượng lặp từ được khảo sát ở tất cả các loại từ được đưa vào bảng từ chung, nhưng tập trung đi sâu nghiên cứu lặp danh từ và lặp động từ, tính từ còn các loại từ khác sẽ dành cho một nghiên cứu riêng.
CHƢƠNG 2:
HIỆN TƢỢNG LẶP DANH TỪ TRONG CÁC NGUỒN TƢ LIỆU KHẢO SÁT