Về nghĩa

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 29)

3. Nhiệm vụ, mục đích, ý nghĩa của luận văn

1.3.2.Về nghĩa

Lặp từ không chỉ khác về cấu tạo âm thanh với các kiểu từ láy nói chung, từ láy hoàn toàn nói riêng, mà còn tạo ra được ý nghĩa ngữ pháp khác với ý nghĩa ngữ pháp của chúng. Thí dụ lặp từ danh từ có nghĩa ngữ pháp chỉ “số nhiều đều đặn”, lặp động từ biểu thị ý nghĩa “lặp lại đều đặn”. Giữa lặp từ và từ láy hoàn toàn cũng khác nhau về bản chất là từ trong lặp từ thì đa phần đơn vị gốc là một từ có nghĩa đầy đủ, có khả năng hoạt động tự do trong lời nói, thí dụ: xanh- xanh xanh, người- người người vv...

Mặc dù có hình thức giống nhau về mặt chữ viết nhưng như trên đã phân tích, lặp và láy (hoàn toàn) khác nhau ở hai mặt ngữ âm và ý nghĩa ngữ pháp. Phương thức lặp từ cho ta kết quả là các dạng lặp có đặc trưng hình thức là sự lặp lại y nguyên tiếng có nghĩa, không thay đổi trọng âm, độ dài, có mô hình trọng âm (11). Đặc trưng hình thức này tạo ra ý nghĩa ngữ pháp chỉ

số nhiều hoặc lặp đi lặp lại đều đặn, có tính chất chu kỳ. Trong khi đó, từ láy hoàn toàn có mô hình trọng âm là (01), âm tiết thứ hai trọng âm luôn ổn định, và âm tiết thứ nhất được đọc lướt nhẹ, ngắn hơn, có ý nghĩa ngữ pháp giảm nghĩa (thí dụ: xinh xinh, nằng nặng). Xem xét bảng đối chiếu so sánh sau của tác giả Diệp Quang Ban[1] (tên gọi hiện tượng lặp từ đã được chỉnh lại theo cách gọi của chúng tôi:

Lặp từ: số nhiều đều đặn Từ láy hoàn toàn: giảm nghĩa chiều1

chiều1: chiều nào cũng vậy chiều0

chiều1: lúc gần chiều, chưa chiều hẳn

sáng1 sáng1: sáng nào cũng vậy sáng0 sáng1: lúc gần sáng, chưa sáng hẳn

tối1

tối1: tối nào cũng vậy tối0

tối1:lúc gần tối, chưa tối hẳn

Hoàng Văn Hành cho rằng có nhiều cứ liệu chứng tỏ đã có một quá trình từ hình thái đơn tiết là gốc, xuất phát điểm sinh ra dạng lặp(lặp từ), trải qua những biến đổi có qui tắc về ngữ âm và ngữ nghĩa, qua khâu trung gian là dạng láy mà chuyển hóa thành từ láy hoàn toàn và từ láy vần. Thí dụ: thê>thê thê>lê thê

Tuy nhiên theo tác giả thì xét trong tiến trình lịch sử của tiếng Viêt, quá trình này diễn ra không đều ở các đơn vị gốc và do đó, hệ quả của nó cũng thật khác nhau. Có những từ đơn âm tiết, không có khả năng láy mà chỉ có khả năng lặp, thí dụ như : con con, nhà nhà, có những từ có khả năng lặp, có khả năng láy thí dụ: đỏ>đỏ đỏ>đo đỏ...Chúng tôi cho rằng để có thể kết luận được luận điểm trên phải có một sự tiếp tục nghiên cứu công phu về nhiều mặt mới có thể mong đi đến một giải đáp tốt.

Về mặt giá trị sử dụng, từ láy ngoài tác dụng giảm nghĩa còn có giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm, giá trị phong cách.

Một phần của tài liệu Hiện tượng lặp từ trong các tư liệu thành văn cổ của tiếng Việt (Trang 29)