- Hồ sơ giải quyết C
1.2.5.1. Các phương pháp thẩm định chung:
Trong quá trình thẩm định toàn bộ dự án đầu tư các cán bộ thẩm định tại chi nhánh chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã sử dụng một số phương pháp thẩm định sau:
Phương pháp thẩm định theo trình tự :
Đây là phương pháp không chỉ áp dụng tại các chi nhánh BIDV mà còn ỏ hầu hết các ngân hàng. Tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy các cán bộ thẩm định áp dụng phương pháp này vào thẩm định dự án đầu tư như sau:
Trước tiên các cán bộ thẩm định xem xét tổng quát dự án để đưa ra những đánh giá chung như: hồ sơ pháp lý của dự án, thẩm định chủ đầu tư… từ đó các cán bộ thẩm định sẽ biết được tầm quan trọng của dự án đối với xã
hội và quy mô của dự án.nhưng trong bước nàycác CBTĐ chưa xác định và đưa ra kết luận gì về dư án cũng như chua xác định được những sai sót của dự án mà chư đầu tư chưa tính đến hoặc cố tình làm sai để có thể vay được vốn Ngân Hàng. Tiếp theo là thẩm định chi tiết nội dung của dự án. Lúc này các cán bộ thẩm định bắ đầu đi sau vào từng nội dung của dự án thẩm định khía cạnh thị trường, nguồn cung cấp đầu vào cho dự án, thẩm định nội dung kỹ thuật, khâu tổ chức quản lý, khía cạnh tài chính dự án… trong mỗi nội dung này các cán bộ thẩm định thẩm định tới đâu khi có vấn đề gì phát hiên ra thì cán bộ thẩm định sẽ dưa ra các kết luân đồng ý hay không đồng ý hoặc đề nghị chủ đầu tư bổ sung.
Phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu.
Đây là phương pháp mà các CBTĐ sử dụng để thẩm định nội dung phân tích kỹ thuật và nội dung phân tích tài chính dự án đầu tư
+ Đối với nội dung phân tích kỹ thuật thì các CBTĐ sử dụng để thẩm đinh các thông số kỹ thuật, thiết kế, tiêu chuẩn công nghệ…
+ Đối với nội dung phân tích tài chính : phương pháp này thông thường được CBTĐ sử dụng để thẩm định tổng mức đầu tư của dự án những hcỉ tiêu được đem ra so sánh như định mức về sản suất , tiêu hao nhiên liệu, tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấo công trình do nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.
Thông thường đây là những dự án xin vay vốn thuộc các lĩnh vực quen thuộc, phổ biến trong nền kinh tế như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng tiêu dung.
Phương pháp này còn có những thiếu sót nhất định trong khi áp dụng phương pháp này như:thứ nhất một số chỉ tiêu còn ít được đem ra so sánh như chỉ tiêu về mức độ hiện đại hóa công nghệ, giá trị chuyển giao công nghệ . Đây là những chỉ tiêu không những khó mà còn có thể nói là không thể lượng hóa được. Thứ hai là các cán bộ thẩm định chỉ thẩm định những dự án quen thuộc còn những dự án khác thì sao? Thứ ba các chỉ tiêu đem ra so sánh chỉ
dừng lại ở so sánh với các dự án đầu tư trong nước mà không so sánh với các chỉ tiêu quốc tế. Đây lại là một thiếu sot của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy.
Phương pháp phân tích độ nhạy
Đây là phương pháp thường được các cán bộ thẩm định sử dụng để thâm định tài chính dự án đầu tư. Các chỉ tiêu tài chính thường được đưa vào xem xét như
+ Những nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu: sản lượng tiêu thụ, giá bán sản phẩm, công suất của dự án.
+Những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí : chi phí nguyên vật liệu đầu vào, thuế VAT, thuế thu nhập
+ Những nhân tố khác .
Các CBTĐ sẽ đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu đó khi các yếu tố liên quan tới chỉ tiêu đó thay đổi ( thông thường các yếu tố thay đổi thừ 5 dến 10%). Cơ sở để các cán bộ thẩm định cho các chỉ tiêu thay đổi bao nhiêu phần trăm thường là dựa vào dự báo của các cán CBTĐ về dự án trong tương lai. Thông thường các cán bộ thẩm định sẽ xem xét dự án trong điều kiên rủi ro có thể xảy ra. Mục tiêu của phương pháp này là đánh giá được tính chính xác, vững chắc của dự án . nếu chỉ tiêu đó vẫn đảm bảo hiệu quả thì dự án đó và vững trắc.
Ở phương pháp này cán cán bộ thẩm đinh còn có những hạn chế như việc xác định các yếu tố bị tác động không có căn cứ thực tế mức độ biên động của các chỉ tiê không phù hợp. Một số trường hợp không tính đúng mức độ biên động của chỉ tiêu dẫn tới những kết luận chưa chính xác về dự án.
Phương pháp phân tích rủi ro:
Ngoài những rủi ro về mặt tài chính đã đựơc các cán bộ thẩm định đưa và trong phân tích độ nhạy thì các dự án đầu tư còn có thể gặp phẩi những rủi ro khác như: rủi ro canh tranh , rủi ro về quản lý , về kinh doanh, về tài chính. Vì vậy các cán bộ thẩm định thường xuyên phải đánh giá ước lượng được
mức độ rủi ro từ đó đề ra các phương pháp nhằm phân tán rủi ro có thể xảy ra đối với dự án. Sau đó mòi chủ đầu tư lên để cùng hợp tác khắc phục.
Phương pháp dự báo :
Để đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư ngoài các phương pháp trên các CBTĐ tai chi nhánh BIDV Cầu Giấy còn sử dụng phương pháp dự báo vào thẩm định những dưn án vay vốn trung và dài hạn. Các cán bộ thẩm định dựa vào kinh nghiêm bản thân, sử dụng phương pháp định mức hay khảo sát thực địa và các nguồn thông tin khác để có thể dự báo sự thay đổi các yếu tố liên quan tới dự án như giá cả, chi phí nguyên vật liệu đầu vào, nhu cầu thị trường…
Phương pháp này được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy sử dụng để dự báo thị trường , chi phí, giá bán và một số chỉ tiêu khác được chính xác hơn . ngoài ra còn được sử dung để dự toán tổng mức đầu tư.