Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thẩm định tổng mức đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 34)

- Hồ sơ giải quyết C

1.2.4.2. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án Thẩm định tổng mức đầu tư

Thẩm định tổng mức đầu tư

Để đảm bảo cho dự án hoạt động có hiệu quả thì điều quan trọng trước tiên là phải dự tính được lượng vố đầu tư cần thiết theo từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thự hiện đầu tư. Để tính toán tổng mức đầu tư của dự án chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã tiến hành lập biểu ghi chép tình hình thực hiện đầu tư,thẩm định số lượng , chất lượng, thời hạn cung cấp đầu vào cho dự án the từng loại công việc trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện và thẩm định giá cho các yếu tố đầu vào nhằm dự tính hợp lý số vốn đầu tư cho từng giai đoạn của chhu trình dự án. Thông thường các cán bộ thẩm định đã áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu để thẩm định các c khoản chi phí trong tổng vốn đầu tư của dự án hoặc tiến hánh so sánh các mức chi phí với mức chi phí bình quân của ngành liên quan để từ đó dự tính tổng mức đầu tư. Việc vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu sẽ làm giảm bớt thời gian cho các CBTĐ trong quá trình phân tích đánh giá và đưa ra được những kết luận chính xác về tổng vốn đầu tư của dự án.

Trước tiên các cán bộ thẩm định đi xem xét tính hợp lý của tổng mức đầu tư. Vốn đầu tư ban đầu có nhiều loại khác nhau: vốn xây dựng, vốn mua sắm thiết bị, chi phí quản lý, chi phí trả lãi vay…nên tổng vốn đầy tư trước hết cán bộ thẩm định xem đã đầy đủ các khoản mục cần thiết hay chưa, mức độ hợp lý như thế nào, ngoài ra nhìn vào dự án cán bộ thẩm định có thể dự đoán các nguyên nhân làm tăng giảm tổng vốn sử dụng như lạm phát, trượt giá. Chỉ một sự thay đổi nhỏ của từng khoản mục cũng sẽ là cho dự án bị ảnh hưởng như thiế vốn, thất thoát lãng phí trong đầu tư làm cho hiệu quả của dự án bị ảnh hưởng.

Tiếp theo các cán bộ thẩm định sẽ đi xem xét cơ cấu vốn đầu tư của dự án cho vay. Một cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ làm cho dự án có hiệu quả coa hơn, Mỗi một lĩnh vực đầu tủ thì cần một cơ cấu đầu tư khác nhau như đầu tư trong lĩnh vực du lihj khách sạn thì tỷ lệ vốn đầu tư chiếm ctrong khâu xây dựng là nhiều hơn và chiếm khoảng từ 60 dến 70% tổng vốn đầu tư của dự án, những dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thì ngược lại nhà xưởng của họ chỉ là nơi để che mưa gió nên không cần nhiều vốn đầu tư. Hay tùy vào từng hình thức đầu tư thì có tỷ lệ vốn đầu tư cho từng khâu khác nhau.các cán bộ thẩm định cần kết hợp giữa đánh giá tổng vôna đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư để đảm bảo hiệu quả cho dự án.

Trên cơ sở đánh giá quy mô và cỏ cấu vốn đầu tư các cán bộ thẩm định đi dánh giá nhu cầu sử dụng vốn đầu tư trong từng thời kỳ. đây là nội dung quan trọng, nó không chỉ làm giảm bớt rủi ro trong quá trình đầu tư do thiếu vố mà còn ánh hưởng cả đến hiệu quả , kết quả của dự án trong quá trình vận hành kết qua đầu tư.

Tiếp theo CBTĐ cần thẩm định, đánh giá, phân tích được các nguồn tài trợ vốn cho dự án. Ngân hàng cần phải thẩm định khả năng huy động vốn từ những nguồn khác nhau , từ đó xác định nhu cầu vay vốn ngân hàng có phù hợp và cân bằng với cơ cấu vốn, dảm bảo khả năng chi trả và khả năng sử dụng vốn hiệu quả của dự án. Bên cạnh nguồn vốn cho vay của ngân hàng thương mại còn có dự án còn có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau và việc đánh giá vai trò tổng quan của từng nguồn vốn là rất quan trọng.các cán bộ thẩm định xác định rõ tường nguồn vốn và dựa vào đó đưa ra kế hoạch rải ngân cho toàn dự án đầu tư.

Thẩm định suất chiết khấu “r” của dự án.

Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPVdương khi suất chiết khấu của dự án mang lại từ dự án vượt quá suất sinh lời yêu cầu đối với dự án. Suất sinh lời yêu cầu của dự án phải bằng suất sình lời mang lại từ việc đầu tư vào

một tài sản có độ rủi ro tương đương trên thị trường tài chính và suất sinh lời tối thiểu chính là chi phí sử dung vốn của dự án.

Tỷ suất chiết khấu “r “ được các cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCt Hoàng xác định dựa trên chi phí sử dụng vốn của từng nguồn vốn của dự án. Nó được xác định bằng phương pháp binhf quân, cụ thể như sau:

r= trong đó:

+r tỷ suất chiết khấu của dự án +Ivn vốn vay từ nguồn n

+rn chi phí sử dụng vốn từ nguồn n

Thẩm định doanh thu chi phí của dự án đầu tư.

Doanh thu và chi phí là các khoản mà không có bất cứ một dự án đầu tư nào không có. Nó là nhân tố quyết định tới tính khả thi của dự án sau này, các CBTĐ tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã sử dụng chủ yếu là phương pháp sự báo để thẩm định chỉ tiêu này. Theo các cán bộ thẩm định cơ sở để sử dụng phương pháp này là do các chỉ tiêu trên là các chỉ tiêu hình thành trong tương lai bởi vậy phương pháp dự báo là thích hợp nhất. việc thẩm định doanh thu và chi phí được các cán bộ thẩm định như sau:

Thẩm định doanh thu của dự án

Trước hết các cán bộ thẩm định sẽ đi xem xét, ước lượng giá bán sẩn phẩm của dự án vì yếu tố quan trọng nhất tác động tới doanh thu của dự án là giá bán sản phẩm. Giá bán phảp phù hợp với giá chung của thị trường và pháp đảm bảo cạnh tranh của sản phẩm với những hàng hóa liên quian trên thị trường. Mức chênh lệch cung cầu trên thị trường sẽ cho các cán bộ thẩm định biết được mức độ biến động giá của sản phẩm trong tương lai là tăng hay giảm, nhiều hay ít.

Tiếp theo là sản lượng của doanh nghiệp sản xuất trong từng thời kỳ. Doanh nghiệp phải có một kế hoạch sản xuất hợp lý vì nếu có quá nhiều hàng tồn kho thì đó là một điều thực sự không tốt vì nó ảnh hương lớn tới nhu cầu

vốn lưu động của doanh ngiệp cũng như ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. việc nắm bắt được giá cả và sản lượng của doanh nghiệp các cán bộ thẩm định sẽ dễ dàng đánh giá được doanh thu của dự án một cách chính xác nhất.

Thẩm định chi phí của dự án.

Trước tiên cán bộ thẩm định sẽ đi thẩm định tính đầy đủ, chính xác của từng loại chi phí. Để là được điều đó các cán bộ thẩm định lập bảng chi phí cho toàn dự án. Bảng chi phí có nội dung như sau:

+ Chi phí xây lắp bao gồm những chi phí chi phí mua sắm thiết bị , chi phí xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên vật liệu …

+ Chi phí trả lương cho nhân công và quỹ tiền lương của dự án + Chi phí khấu hao .

+ Chi phí lãi vay

+ Chi phí bảo chì bảo dưỡng và sửa chữa lớn, chi phí thuê tư vấn, quảng cáo. Đây là hai khoản hết sức quan trọng của công tác thẩm định dự án nó quyết định tới tính chính xác của kết quả thẩm định tài chính sau này. Nó cần xem xét đánh giá không những ở thời điểm hiện tại mà còn nhìn xa tới sau này, lúc mà dự án đã phát huy tác dụng nhằm có những giả pháp khắc phục khi có biện pháp xảy ra. Việc thẩm định hai nội dung này các cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy đã sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu chỉ tiêu kết hợp với phương pháp dự báo để thẩm định. Tuy nhiên trong thực tế các cán bộ tại chi nhánh không làm như thế mà các số liệu lại dựa trên chính bảng báo cáo hay dự án mà khách hàng đưa cho vì nó có rất nhiêu khoản mục nên việc tính toán và dự báo nó trong tương lai là rất khó đặc biệt là các dự án sử dụng công nghệ mới. Tuy nhiên đổi lại các cán bộ thẩm định đã kết hợp với phương pháp phân tích độ nhạy đã là giảm bớt đi phần nào rủi ro mang lại.

Các Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng đầu tư và phát triển nói riêng việc thẩm định dòng tiền của dự án là một trong những khâu quan trọng nhất của thẩm định tài chính DA đầu tư và đây là khâu quan trọng và quyết định xem kết quả quá trình thẩm định là cho vay hay không cho vay vì các chỉ tiêu khác như doanh thu , chi phí… là các chỉ tiêu chỉ mang tính chất xác định hoạt động kinh doanh của dự án chứ nó không hhco boết xem dự án là lỗ hay lãi, quy mô lãi của nó như thế nào.Chính sự quan trọng của nó mà các cán bộ thẩm định đã thẩm định rất kỹ chỉ tiêu này.

CFo CF1 CF2 CF3 ………. CFn

Dòng tiền (CF)= dòng tiền vào – dòng tiền ra.

Dòng tiền vào: phản ánh các khoản tiền thu vào hàng nẳmtong toàn bộ chu kỳ của dự án .

Dòng tiền ra: phản ánh các khoản tiền chi ra hàng năm trong toàn bộ chu kỳ cảu dự án.

Đối với hoạt động đầu tư dòng tiền ra bao gồm tài sản cố định , lưu động, khấu hao, lãi vay, chi phí sửa chữa bảo dưỡng hàng năm, nhu cầu vốn lưu động tăng thêm… dòng tiền vào bao gồm doanh thu, giá trị thanh lý tài sản cố định, thu hồi vốn lưu động cuối kỳ.

Dòng tiền= - vốn đầu tư ban đầu+ lợi nhuận sau thuế + khấu hao+ lãi vay+ thu khác.

• Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.

Sau khi thẩm định dòng tiền xong các cán bộ thẩm định sẽ đi tính toán các chỉ tiêu tài chính thông qua bảng dòng tiền mà các cán bôn thẩm định đã xác định ở trên các chỉ tiêu nà đóng vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay sau này bởi chúng phản ánh rất rõ mức độ khả thi của dự án đầu tư dưới góc độ định lượng và định tính. Các chỉ tiêu đó bao gồm:

Giá trị hiện tại thuần cho ta biết được mức độ lãi của dự án quy về thời điểm hiện tại thông qua mức lãi suất triết khấu dược các cán bộ thẩm định xác định ở trên. Đó là tiêu chuẩn để xác định mức độ hiệu quả của công việc sử dụng các nguồn lực đầu tư.

∑= = n i 0 =∑ = n i 0 Trong đó

Bi :là các khoản thu năm i Ci : là các khoản chi năm i r :lãi suất triết khấu

n: số băm hoạt động của dự án

Thông thường các cán bộ thẩm định sau khi tính toán dòng tiền xong các cán bộ sử dụng phần mềm excel để tính giá trị NPV cảu dự án. Việc tính toán đó luôn đảm báo tính chính xác cao, tránh nhầm lẫn trong khâu tính toán.

Theo quan điểm của Ngân hàng những dự án khả thi là những dự án có NPV>0. điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của dự án lớn hơn tỷ lệ sinh lời có sẵn trên thị trường vốn.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ:

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ của một dự án cho biết tỷ lệ sinh lời hàng năm trên một đồng vốn đầu tư bỏ ra. Nó là mức tỷ suất triết khấu làm cho NPV bằng 0. Nó có thể được tính theo công thức:

IRR=r1+ .(r2-r1) Trong đó :

r1 là tỷ lệ triết khấu làm cho NPV1>0 r2 là tỷ lệ triết khấu làm cho NPV2<0

Đây là công thức tính gần đúng nên khoản cách giữa r1 và r2 khoảng 5% và NPV1,NPV2 gần bằng 0.

Trên thực tế việc tính toán chỉ tiêu này các cán bộ thẩm định cũng sử dụng phần mềm excel để tính toán . Sai số trong quá trình tính toán là nhỏ

nhất.

Thời gian thu hồi vốn.

Để tính chỉ tiêu tài chính nay các cán bộ thẩm định dựa vào bảng dòng tiền đã xác định ở trên. Các cán bộ thẩm định đã sử dụng phương pháp cộng dồn để tính chỉ tiêu này . Cách tính lũy kế của dòng tiền hang năm sau đó đến thời điểm nào mà dòng tiền đổi dấu thì đó là năm mà khoản tiền đó trả hết nợ. chỉ tiêu nhà chỉ được tính khi các chỉ tiêu trên có khả thi tức là NPV>o và IRR>r. thời gian thu hồi vốn càng cách xa đời của dự án thì dự án càng có hiệu quả cao.

Cách tính thời gian hoàn vốn nội bộ của các cán bộ thẩm định tại chi nhánh BIDV Cầu Giấy còn gặp sai sót, chưa đánh giá đúng thời gian hoàn vốn nội bộ vì dòng tiền được sử dụng để tính thời gian hoàn vốn chưa tính đến yếu tố thời gian.

Qua việc phân tích đánh , phân tích các chỉ tiêu trên có thể thấy mỗi chỉ tiêu đề cho ta một cách tiếp cận khác nhau như NPV cho biết dự án là lõ hay lãi, IRR cho chúng ta biết quy mô lãi của dự án là bao nhiêu. T cho biết bao giờ dự án có thể trả hết nợ.

• Phân tích độ nhạy;

Ngân hàng đầu tư và phat triển Việt Nam nói chung, chi nhánh BIDV Cầu Giấy nói riêng các chỉ tiêu tài chính trên sau khi đánh giá xong chúng sẽ được kiệm định lại tính chắc chắn của chúng bằng phương pháp phân tích độ nhạy. tùy từng dự án mà các yếu tố lien quan tới từng chỉ tiêu sẽ được thay đổi phù hợp. Mức thay đổi đó dựa vào mức độ rủi ro của khách hàng.

Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng

Đây là vấn đề được quan tâm nhất vì mục tiêu của thẩm định là đánh giá xem dự án có thể trả nợ được không và đảm bảo khách hàng sẽ trả nợ đúng hạn. và đây cũng là một khâu tổng kết lại tất cả những già các cán bộ thẩm định đã là từ trên tới giờ. Trước tiên các cán bộ thẩm định đi xác định nguồn trả nợ hàng năm của dự án thông thường nó bao gồm : khấu hao tài sản cố

định, lợi nhuận sau thuế giữ lại, nguồn bổ xung, tuy nhiên chúng vẫn phải trả nợ dựa trên hai nguồn chính là khấu hao và lợi nhuân giữ lại.

Các cán bộ thẩm định sẽ dựa và bảng tính khấu hao và dòng tiền hàng năm của dự án để thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng cũng như lạp bảng cân đối trả nợ cho khách hàng mảng có mẫu như sau:

Khoản mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 ….. Năm n

1.Nguồn trả nợ

- khấu hao TS cố định. - lợi nhuận sau thế giữ lại. - Nguồn bổ sung

Tổng

2. dự kiến trả nợ hàng năm 3. cân đối khả năng trả nợ

Từ bảng cân đối các cán bộ thẩm định có thể biết được dự án có thể trả nợ được hay không và có khả năng trả nợ đúng hạn hay không và đưa ra được những kết luận đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng BIDV chi nhánh Cầu Giấy (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w