Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Xuân Trường - Nam Định (Trang 31)

Để nghiên cứu về chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ta cần nghiên cứu về nợ quá hạn của các khoản vay trung dài hạn. Nếu nợ quá hạn mà thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là cao và có hiệu quả và ngược lại. Nợ quá hạn của ngân hàng được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 9: Diễn biến nợ quá hạn của NHNo&PTNT Xuân Trường

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Nợ quá hạn 2419 2175 3765

Tổng dư nợ 60482 72506 75295

Tỷ lệ nợ quá hạn 4% 3% 5%

(Nguốn: Chép từ máy tính của ngân hàng NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007- 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được nợ quá hạn của khách hàng tại ngân hàng, cũng như mối quan hệ giữa ngân hàng đối với uy tín của khách hàng trong lần cho vay tiếp theo.

Nói đến kinh doanh không thể nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặt biệt là trong hoạt dộng tín dụng trung dài hạn. rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rủi ro về kỳ hạn, rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷ giá và cũng có những rủi ro do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…Vì vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.

Năm 2007 nợ quá hạn là 2419 triệu đồng tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 4% và tỷ lệ này giảm vào năm 2008 là 3%. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 5%, tỷ lệ này cao so với năm 2008 vì do năm 2009 khách hàng đến giao dịch với ngân hàng tăng cao nên số dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng theo.

Để thấy rõ được nợ xấu của ngân hàng ta có thể xem xét nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn qua các năm, để từ đó ngân hàng có các biện pháp để giảm thiểu các khoản nợ nợ quá hạn, có được như vậy ngân hàng mới có thể tăng được lợi nhuận của mình. điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn 1085 44.86% 1123 51.63 % 1560 41.43%

Nợ quá hạn, trung dài hạn

1334 55.14% 1052 48.37 %

2205 58.57%

Tổng nợ quá hạn 2419 100% 2175 100% 3765 100%

( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNO&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được nợ quá hạn trung dài hạn luôn lớn hơn nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể năm 2007 chiếm 55,14%, năm 2008 chiếm 48,37%, năm 2009 chiếm 58,57% tổng dư nợ. Lý do mà nợ quá hạn trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao bởi vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn trung dài hạn để đầu tư sản xuất. Từ đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là các khách hàng chưa có đủ tiền để trả nợ ngân hàng.

Với lượng nợ quá hạn trung và dài hạn là khá cao như vậy đã làm giảm đi chất lượng tín dụng trung dài hạn, làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa sẽ làm giảm đi sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng trong lần giao dịch tiếp theo. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, ngân hàng cần có các biện pháp để hạn chế hoặc giảm đi nợ quá hạn trung dài hạn. Muốn làm được điều này thì trước khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về phương án kinh doanh, bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trog những lần giao

dịch trước. Sau khi giải ngân ngân hàng cần có các biện pháp giám sát để có các biện pháp xử lý kịp thời trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHNo&PTNT Xuân Trường - Nam Định (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w