0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Xuân

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT XUÂN TRƯỜNG - NAM ĐỊNH (Trang 26 -26 )

Trường giai đoạn 2007 - 2009.

Những năm gần đây hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Xuân Trường đã có những thay đổi đáng kể. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thấy rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 4: Kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Xuân Trường

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng thu 43662 55613 68300 11951 27.37% 12687 22.81% Tổng chi 38446 42272 44300 3826 9.95% 2028 4.79% Lợi nhuận 5216 13341 24000 8125 155.77% 10659 79.89%

( Nguồn: Chép từ máy tính của NHNo&PTNT Xuân Trường )

Qua bảng kết quả kinh doanh của ngân hàng cho ta thấy một cách toàn diện hiệu quả hoạt động kinh doanh mà ngân hàng đã đạt được. Trong những năm gần đây ngân hàng đã tăng tối đa nguồn thu và giảm tối đa nguồn chi để thu được lợi nhuận cao nhất. Vì vậy lợi nhuận của NHNo&PTNT Xuân trường năm sau luôn cao hơn năm trước. Tốc độ của lợi nhuận là rất cao, cụ thể năm 2007 sau khi lấy tổng thu trừ tổng chi lợi nhuận thu được là 5216 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận thu được là 13341 triệu đồng. Lợi nhuận càng tăng cao vào năm 2009 khi tổng thu đạt 68300 triệu đồng, tổng chi là 44300 triệu đồng và lợi nhuận là 24000 triệu đồng. Như vậy từ năm 2007-2008 lợi nhuận tăng 8125 triệu đồng, tương đương với số tương đối là 115,77%. Năm 2008 - 2009 lợi nhuận đã tăng 10659 triệu đồng, tương ứng với số tương đối là 79,89%. Lợi nhuận của ngân hàng qua các năm tăng mạnh, có sự gia tăng này là do doanh thu tù hoạt động ngân hàng tăng lên mà nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ hoạt động cho vay. Điều này chứng tỏ hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng là có hiệu quả, chất lượng của các khoản vay là cao. Tuy nhiên lợi nhuận tăng lên chưa nhiều do chi phí mà ngân hàng bỏ ra vẫn lớn. Vì vậy để các năm tiếp theo lợi nhuận tăng lên nữa đòi hỏi ngân hàng

phải có chiến lược để thu hút khách hàng tiềm năng, sử dụng vốn của ngân hàng một cách có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh nguồn thu cho ngân hàng, nâng cao chất lượng các khoản vay, bên cạnh đó ngân hàng phải tiếp tục chú ý giảm chi phí xuống một cách đáng kể để nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng

2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh

NHNo&PTNT Xuân trường

2.2.1. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn

- Cơ cấu tín dụng trung dài hạn trên tổng dư nợ

Bảng 5: Quy mô tăng trưởng dư nợ tại NHNo&PTNT Xuân Trường

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh

2008/2007

So sánh 2009/2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tín dụng ngắn hạn 20896 34.55% 25824 35.62% 27562 40.59% 4928 23.58% 1738 6.73% 2.Tín dụng dài hạn 39586 65.45% 46682 64.38% 47733 59.41% 7096 17.93% 1051 2.25% 3. Tổng dư nợ 60482 100% 72506 100% 75295 100% 12024 19.88% 2789 3.85%

Nguồn : Chép từ máy tính của NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009)

Qua bảng trên ta thấy tình hình dư nợ tăng lên qua các năm, cụ thể tổng dư nợ năm 2007 là 60482 triệu đồng, đến năm 2008 tổng dư nợ là 72506 triệu đồng và năm 2009 tổng dư nợ là 75295 triệu đồng.

Trong năm 2007 tín dụng ngắn hạn là 20896 triệu đồng chiếm 34,55% tổng dư nợ, đến năm 2008 tín dụng ngắn hạn là 25824 triệu đồng chiếm 35,62% tổng dư nợ, tăng 4928 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ tăng là 23,58% tổng dư nợ,năm 2009 tín dụng ngắn hạn tăng 1738 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tỷ lệ tăng 6,73%.

Tín dụng dài hạn năm 2007 là 39586 triệu đồng chiếm 65,45% so với tổng dư nợ. Đến năm 2008 tín dụng dài hạn là 46682 triệu đồng tăng 7096 triệu đồng so với

năm 2007 tương ứng tỷ lệ tăng 17,93%. Năm 2009 tín dụng dài hạn đạt 47733 triệu đồng, tăng so với năm 2008 là 1051 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 2,25%. Có thể nói trong ba năm qua hoạt động kinh doanh tín dụng của NHNo&PTNT Xuân Trường đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Ngân hàng luôn bám sát mục tiêu, yêu cầu thực tại, mở rộng đầu tư với mọi thành phần kinh tế, sử dụng tối đa nguồn vốn vào tái tạo đầu tư nhằm thu lợi nhuận nên tổng dư nợ của ngân hàng ngày càng tăng cao.

- Tín dụng trung dài hạn theo nội tệ, ngoại tệ

Trong những năm qua nền kinh tế có rất nhiều biến động không lường trước được, vì vậy dư nợ theo nội tệ và ngoại tệ cũng có nhiều thay đổi được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 6: Dư nợ tín dụng trung dài hạn theo cơ cấu nội tệ ngoại tệ

Đơn vị: Triệu VNĐ/USD Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Nội tệ 32869 39568 40534 6699 20.38% 948 2.4% 2. Ngoại tệ 6717 7114 7199 397 5.9% 85 1.19% Tổng dư nợ 39586 46682 47733 7096 17.93% 1051 2.25%

Nguồn: Chép từ máy tính của NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007 - 2009

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy dư nợ tín dụng theo đồng nội tệ luôn cao hơn đồng ngoại tệ. Cụ thể năm 2007 cho vay bằng nội tệ đạt 32869 triệu đồng . Sang năm 2008 thì dư nợ bằng nội tệ đạt 39568 triệu đồng, tăng 6699 triệu đông so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ tăng 20,38%. Cho vay bằng ngoại tệ đạt 6717 triệu USD tăng 397 triệu USD so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ bằng nội tệ tăng 948 triệu đồng so với năm 2008.

Lý do mà dư nợ bằng nội tệ luôn cao hơn so với ngoại tệ có thể kể đến đó là vì ngân hàng NHNo&PTNT Xuân Trường là một ngân hàng phục vụ cho vay cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu nên dư nợ tín dụng theo nội tệ tăng mạnh hơn so với ngoại tệ. Một lý do khác mà ngân hàng luôn khuyến khích cho vay bằng nội tệ là vì khi cho vay bằng ngoại tệ thì không những ngân hàng phải đối phó với rủi ro thông thường mà còn phải đối phó với rủi ro về tỷ giá hối đoái. Mặt khác những năm gần đây nền kinh tế có những chuyển biến khó lường, việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lý e

ngại đối với khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ.

2.2.2 Dư nợ theo thành phần kinh tế:

Bảng 7: Dư nợ trung dài hạn theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm Năm So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1. Doanh nghiệp nhà nước 15869 17562 25945 1693 10.67% 8383 47.13% Trong đó: Dư nợ trung dài hạn 9895 10542 14.875 647 6.54% 4.333 41.10% 2. Doanh nghiệp

ngoài quốc doanh 9584 11469 15538 1885 19.67% 4069 35.78%

Trong đó: Dư nợ

trung dài hạn 7.328 7524 10892 196 26.72% 3368 44.76%

3. Doanh nghiệp tư

nhân, hộ gia đình 35029 43475 33812 8446 24.11% (9663) (22.22%)

Trong đó: Dư nợ

trung dài hạn 22363 28616 21966 6253 27.36% (6650) (23.23%)

Tổng dư nợ 60482 72506 75295 12024 19.88% 2789 3.85%

( Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng dư nợ tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể dư nợ năm 2007 đạt 35029 triệu đồng, dư nợ trung dài hạn chiếm 22363 triệu đồng, dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm thấp nhất đạt 7328 triệu đồng. Sang đến năm 2008 thì dư nợ của khối doanh nghiệp tư nhân hộ gia đình vẫn chiếm tỷ lệ cao tăng 8446 triệu đồng so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ tăng 24,11%

so với năm 2007, các khối ngành khác cũng tăng rất cao vào năm 2008. Đến năm 2009 thì dư nợ tăng mạnh cụ thể doanh nghiệp nhà nước tăng 8383 triệu đồng, Doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng 4069 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình lại giảm 9663 triệu đồng.

Việc dư nợ tín dụng trung dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng là vì trên địa bàn này có nhiều tổ hợp sản xuất, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn, dân cư ở khu vực này đông đúc nên khách hàng rất phong phú, chủ yếu là các hộ nông dân. Vì vậy đây là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, chiếm tỷ lệ cao. Một lý do khác là khi đầu tư vào khu

vực ngoài quốc doanh thì ngân hàng sẽ gặp nhiều rủi ro hơn, ngay cả trong trường hợp vay có tài sản thế chấp nhưng ngân hàng cũng khó khăn trong việc phát mại tài sản khi không thu được vốn.

Do đó tỷ trọng dư nợ của khối doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng cao là phù hợp với định hướng phát triển của nước ta. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải xem xét cân bằng hai khối doanh nghiệp này vì khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng có một tiềm lực lớn trong việc phát triển kinh tế.

2.2.3 Doanh số thu nợ

Để đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn ta phải xem xét doanh số thu nợ, tức là chất lượng tín dụng có tốt khi các khoản nợ đều được thanh toán đầy đủ

Bảng 8: Doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Xuân Trường

Đơn vị: Triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm

2007 2008Năm Năm 2009 Số tiềnSo sánh 2008/2007Tỷ trọng Số tiềnSo sánh 2009/2008Tỷ trọng Doanh số thu nợ ngắn hạn 35428 34845 28426 (583) 1.65% (6419) (18.42%) Doanh số thu nợ trung dài hạn 21104 25462 36649 4358 20.65% 11187 43.94% Tổng doanh số thu nợ 56532 60307 65075 3775 6.68% 4768 7.91%

( Nguồn: Chép từ máy tính của NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009 )

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy doanh số thu nợ của ngân hàng chủ yếu từ nguồn ngắn hạn. Cụ thể năm 2007 thì doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 35428 triệu đồng, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 21104 triệu đồng. Sang đến năm 2008 và 2009 thì doanh số thu ngắn hạn giảm còn thu nơ trung dài hạn tăng lên nhiều .Doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2009 giảm 6419 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng tỷ lệ giảm 18,42%, doanh số thu nợ trung dài hạn năm 2009 tăng 11187 triệu đồng chiếm tỷ lệ 43,94%. Đến năm 2009 nguồn thu nợ trung dài hạn tăng cao chứng tỏ các khoản vay trung dài hạn đến hạn thanh toán là nhièu so với các khoản vay mới. Tuy nhiên các khoản tín dụng trung dài hạn chưa đến hạn thanh

toán cho ngân hàng cũng là một bất lợi với ngân hàng nếu nhu cầu vốn trung dài hạn mà gia tăng. Chính vì vậy đòi hỏi ngân hàng phải có các chính sách để huy động nguồn vốn trung dài hạn để cho vay.

2.2.4 Tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT Xuân Trường:

Để nghiên cứu về chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng ta cần nghiên cứu về nợ quá hạn của các khoản vay trung dài hạn. Nếu nợ quá hạn mà thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng là cao và có hiệu quả và ngược lại. Nợ quá hạn của ngân hàng được thể hiện qua số liệu sau:

Bảng 9: Diễn biến nợ quá hạn của NHNo&PTNT Xuân Trường

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009

Nợ quá hạn 2419 2175 3765

Tổng dư nợ 60482 72506 75295

Tỷ lệ nợ quá hạn 4% 3% 5%

(Nguốn: Chép từ máy tính của ngân hàng NHNo&PTNT Xuân Trường năm 2007- 2009)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy được nợ quá hạn của khách hàng tại ngân hàng, cũng như mối quan hệ giữa ngân hàng đối với uy tín của khách hàng trong lần cho vay tiếp theo.

Nói đến kinh doanh không thể nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặt biệt là trong hoạt dộng tín dụng trung dài hạn. rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rủi ro về kỳ hạn, rủi ro đạo đức khách hàng, rủi ro về tỷ giá và cũng có những rủi ro do khách quan như thiên tai, hỏa hoạn…Vì vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là giảm tối đa các khoản nợ quá hạn để vừa tránh được rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.

Năm 2007 nợ quá hạn là 2419 triệu đồng tương ứng tỷ lệ nợ quá hạn ở mức 4% và tỷ lệ này giảm vào năm 2008 là 3%. Năm 2009 tỷ lệ nợ quá hạn là 5%, tỷ lệ này cao so với năm 2008 vì do năm 2009 khách hàng đến giao dịch với ngân hàng tăng cao nên số dư nợ cho vay của ngân hàng cũng tăng theo.

Để thấy rõ được nợ xấu của ngân hàng ta có thể xem xét nợ quá hạn ngắn hạn và nợ quá hạn trung dài hạn qua các năm, để từ đó ngân hàng có các biện pháp để giảm thiểu các khoản nợ nợ quá hạn, có được như vậy ngân hàng mới có thể tăng được lợi nhuận của mình. điều đó được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 10: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn 1085 44.86% 1123 51.63 % 1560 41.43%

Nợ quá hạn, trung dài hạn

1334 55.14% 1052 48.37 %

2205 58.57%

Tổng nợ quá hạn 2419 100% 2175 100% 3765 100%

( Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNO&PTNT Xuân Trường năm 2007 – 2009) Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy được nợ quá hạn trung dài hạn luôn lớn hơn nợ quá hạn ngắn hạn. Cụ thể năm 2007 chiếm 55,14%, năm 2008 chiếm 48,37%, năm 2009 chiếm 58,57% tổng dư nợ. Lý do mà nợ quá hạn trung dài hạn luôn chiếm tỷ lệ cao bởi vì khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các hộ nông dân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn trung dài hạn để đầu tư sản xuất. Từ đó dẫn đến rủi ro cho ngân hàng là các khách hàng chưa có đủ tiền để trả nợ ngân hàng.

Với lượng nợ quá hạn trung và dài hạn là khá cao như vậy đã làm giảm đi chất lượng tín dụng trung dài hạn, làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hơn nữa sẽ làm giảm đi sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng trong lần giao dịch tiếp theo. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, ngân hàng cần có các biện pháp để hạn chế hoặc giảm đi nợ quá hạn trung dài hạn. Muốn làm được điều này thì trước khi cho vay ngân hàng cần thẩm định kỹ về phương án kinh doanh, bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp, và sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng trog những lần giao

dịch trước. Sau khi giải ngân ngân hàng cần có các biện pháp giám sát để có các biện pháp xử lý kịp thời trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.5 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung dài hạnBảng 11: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn Bảng 11: Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng trung dài hạn

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Doanh thu cho vay 25864 30865 40732 5001 19.33% 9867 31.97% Chi phí 24657 25793 28172 1136 4.6% 2379 9.22% Lợi nhuận 1207 5072 12560 3865 320% 7488 147.6%

Nguồn: Chép từ máy tính của NHNo&PTNT Xuân trường năm 2007 - 2009

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng trung dài hạn là khá có hiệu quả. Cụ thể năm 2007 doanh số cho vay là 25864 triệu đồng tương ứng ngân hàng phải chi ra một khản chi phí không nhỏ là 24657 triệu đồng. Sang đến năm 2008 thì tình hình kinh doanh tốt hơn thông qua lợi nhuận thu được là 5072 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 320%. Năm 2009 dù tình hình thế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT XUÂN TRƯỜNG - NAM ĐỊNH (Trang 26 -26 )

×