Hàng hóa cơ sở của quyền chọn cổ phiếu

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56)

2.4.1.1- Quan điểm chung về hàng hóa cơ sở cho quyền chọn cổ phiếu

Quyền chọn cổ phiếu là sản phẩm chứng khoán phái sinh, ra đời và phát triển dựa

trên loại tài sản cơ sở là cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu quyết định khả năng phát sinh

giao dịch quyền chọn; còn chất lượng cổ phiếu quyết định khả năng sinh lợi, tính thanh khoản, mức độ hấp dẫn đối với nhu cầu giao dịch quyền chọn cổ phiếu. Vì thế

số lượng và chất lượng cổ phiếu niêm yết trên TTCK Việt Nam được xem là yếu tố

nền tảng đối với xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu. Để xây dựng và phát triển được quyền chọn cổ phiếu, trước tiên chúng ta phải xây dựng được một thị trường cổ phiếu phong phú, đa dạng và có chất lượng.

2.4.1.2- Thực trạng về nguồn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam

Số lượng cổ phiếu

Theo thống kê của UBCKNN, tính đến 30/06/2010 đã có tổng cộng 557 CTNY trên cả HOSE và HNX với tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết lên đến gần 16 tỷ cổ

phiếu. Đây quả là sự gia tăng đáng kể về lượng cổ phiếu mà TTCK Việt Nam đãđạt được sau 10 năm hình thành và phát triển.

Trong thời gian qua, lượng cổ phiếu ở Việt Nam được cung cấp từ 3 nguồn.

Nguồn thứ nhất là từ việc CPH các DNNN, nguồn thứ hai xuất phát từ việc hình thành và phát triển các CTCP ngoài nhà nước ở trong nước, và nguồn thứ ba từ việc

thu hút vốn đầu tư nước ngoài hình thành nêncác CTCP. Trong đó, nguồn cổ phiếu

từCPH các DNNN và các CTCP trong nước là nguồn cung cổ phiếu dồi dào và tồn

tại lâu dài. Nguồn cung cổ phiếu luôn tồn tại dưới 2 hình thức, cung tiềm năng bao

gồm cổ phần của các CTCP chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGDCK và cung thực

Biểu đồ 2.5. Số lượng CTNY trên TTCKqua các năm 5 10 20 22 26 41 195 253 342 457 557 0 100 200 300 400 500 600 2000 2002 2004 2006 2008 30/6/2010 CTNY (Nguồn: http://www.vneconomy.vn)

Qua biểu đồ trên có thể thấy số lượng CTNY tăng trưởng rất mạnh qua các năm, đặc biệt là từ năm 2006 trở lại đây. Tốc độ tăng số CTNY bình quân giai đoạn

2000-2005 là 69,22%/năm và giai đoạn 2006-2010 là 30%/năm. Việc gia tăng số lượng CTNY không chỉ làm phong phú mã cổ phiếu dành cho các nhà đầu tư lựa

chọn mà còn cung cấp một khối lượng cổ phiếu dồi dào cho các nhà đầu tư giao dịch.

Tuy nhiên, so với lượng CTCP tiềm năng, con số trên vẫn còn rất khiêm tốn.

Thật vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa số lượng CTCP với số lượng CTNY trong

nền kinh tế, số lượng các CTNY trên TTCK còn rất thấp, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với

Bảng 2.3. Số lượng CTCP và sốCTNY từ 2000 đến 2008 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số CTCP cả nước 757 1.595 2.830 4.541 7.735 11.645 16.161 22.459 33.556 Số DNNN 5.759 5.355 5.363 4.845 4.597 4.086 3.706 3.494 3.287 Số CTCP có vốn nhà nước cả nước 305 470 558 669 815 1.096 1.360 1.597 1.812 Số CTNY 5 10 20 22 26 41 195 253 342 CTNY/∑CTCP(%) 0.66 0.63 0.71 0.48 0.34 0.35 1.21 1.13 1.02 CTNY/CTCP có vốn nhà nước (%) 1.64 2.13 3.58 3.29 3.19 3.74 14.34 15.84 18.87 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Số liệu trên cho thấy tốc độ hình thành CTCP bao gồm CTCP được hình thành từ DNNN tăng trưởng rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn của CTCP là 60,63%/năm và của CTCP hình thành từ DNNN là 24,95%/năm. Mặc dầu

số lượngCTNY cổ phiếu tăng qua các năm, nhưng so với số lượng CTCP đã được

hình thành thì tỷ lệ số công ty được niêm yết trên thị trường còn rất nhỏ.

Riêng với khối kinh tế nhà nước, mối tương quan giữa DNNN với CTCP có vốn nhà nước, giữa số công ty có vốn cổ phần nhà nước vớiCTNY vẫn còn quá cách xa

nhau. Chưa kể đến, trong thời gian qua đa số DNNN được tiến hành CPH đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có qui mô vốn và giá trị tài sản chưa đầy 30%

trong tổng giá trị vốn, tài sản của khối DNNN. Tính đến tháng 2/2010, vẫn còn 8 tập đoàn, khoảng gần 80 tổng công ty nhà nước và hàng trăm công ty nhà nước có

qui mô vốn, tài sản rất lớn vẫn chưa đượcCPH và vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục

sắp xếp và CPH. Thêm vào đó, với số DNNN đã CPH thì lại tồn tại tình trạng tỷ lệ

vốn nhà nước nắm giữ vẫn còn cao, đặc biệt với các tổng công ty lớn và các tập đoàn. Chính điều này đã làm giảm cơ hội đầu tư vào cổ phiếu của các công ty có

khi nhà đầu tư đầu tư vào các công ty này sẽ không bao giờ giành được quyền quyết định bởi vì tỷ lệsở hữu của họ rất thấp so với qui định trong quản trị công ty.

Đối với khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, những doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thuộc các tập đoàn đa quốc gia cũng ít tham gia

chuyển sang CTCP và niêm yết tại TTCK Việt Nam. Đây là điều cũng dễ hiểu vì TTCK Việt Nam chưa phát triển mạnh, chưa phải là kênh dẫn vốn thật sự hấp dẫn cho nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, niêm yết trên TTCK Việt Nam vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và đây chưa phải là thị trường đầu tư an toàn và hiệu quả.

Từ thực trạng trên cho thấy, TTCK Việt Nam nói chung và thị trường cổ phiếu

nói riêng vẫn còn 1 nguồn cung hàng vô cùng tiềm năng. Nếu trong tương lai có được những chính sách hợp lý, chắc chắn lượng cổ phiếu trên TTCK, lượng hàng

hóa cơ sởcho quyền chọn cổ phiếu sẽ còn tiếp tục được bổ sung dồi dào.

Chất lượng cổ phiếu

Tính đến 30/6/2010, số lượngCTNY có qui mô vốn lớn có mặt trên thị trường đã không còn ít. Số lượng công ty có mức vốn chủ sở hữu trên thị trường trên 1000 tỷ đã cóđến 65 công ty, trong đó có 14 công ty có mức vốn chủ trên 5.000 tỷ. Còn nếu

xét về qui mô vốn hóa thị trường thì có 92 công ty có mức vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng, trong đó chỉ có 14 công ty có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng. Trong tổng số

những CTNY trên HoSE và HNX có thể liệt kê không ít những tên tuổi lớn như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, công ty cổ phần Sữa Việt Nam,

công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, Công ty Cổ phần Vincom... Những thương

hiệu này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo sức hấp dẫn cho TTCK Việt Nam. Nhưngnếu so con số này với tổng sốCTNY trên thị trường cùng thời điểm thì mới

thấy đây vẫn còn là con số quá khiêm tốn.

Thêm vào đó, tình trạng các CTNY có lợi nhuận sau thuế âm vẫn xảy ra. Nếu

năm 2007 chỉ có một công ty kinh doanh thua lỗ là Tổng công ty cổ phần Dung dịch

là 25 công ty, năm 2009 là 17 công ty và tính tới 30/6/2010 có tới 24 công ty (Phụ

lục 3).

Số CTNY có lợi nhuận sau thuế qua các năm từ 0 đến 100 tỷ đồng chiếm đại đa

số trên cả 2 SGDCK (trên 82%), trong khi đó số công ty có lợi nhuận sau thuế trên 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ không cao, dao động từ 8% đến 15% so với tổng số CTNY trên TTCK. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ suất sinh lời trên tổng vốn kinh

doanh (ROA) cũng như tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Cụ thể là số

CTNY có ROA và ROE âm vẫn xuất hiện trên thị trường, chiếm tỷ trọng từ 0,4% đến 7,3% so với tổng số CTNY. Phần lớn các CTNY có ROA nằm từ 0% đến 9%.

Đặc biệt, trong số các công ty có qui mô vốn lớn thì số lượng công ty làm ăn ổn định, hiệu quả và có mức sinh lời cao tương xứng với qui mô vốn không nhiều.Chỉ xét riêng trong 6 tháng đầu năm 2010, trong số 65 công ty có mức vốnchủ sở hữu

trên 1.000 tỷ đồng thì có 45 công ty đạt ROE dưới 10% và chỉ có 20 công ty có ROE trên 10%. Nếu xét hẹp hơn, chỉ xét nhóm các công ty có mức vốn chủ sở hữu

trên 5.000 tỷ đồng gồm 14 công ty thì đã có tới 8 công ty có ROE nhỏ hơn 10%.

Thêm vào đó, khi so sánh mối tương quan giữa vốn hóa thị trường, ROE, EPS và PE thì thấy xuất hiện tình trạng, có nhiều công ty có các chỉ tiêu đánh giá khả năng

sinh lời không tốt nhưng chỉ số PE thì rất cao và ngược lại (Phụ lục 04). Như vậy,

từ phân tích ở góc độ tài chính này cho thấy chất lượng cổ phiếu của các CTNY trên TTCK Việt Nam chưa thật sự cao, chưa phát ra những tín hiệu thật sự hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn vào kinh doanh.

Bên cạnh đó, ngay hoạt động phát hành cổ phiếu của các CTĐC cũng dẫn đến

những rủi ro cho nhà đầu tư, làm ảnh hưởng đến chất lượng của cổ phiếu trên thị trường. Tình trạng nhiều công ty phát hành cổ phiếu một cách tự phát, không dựa

trên nhu cầu sử dụng vốn, đã không những làm loãng giá chứng khoán trên thị trường mà còn sử dụng đồng vốn huy động không hiệu quả; nhiều trường hợp phát hành không đảm bảo tuân thủ qui định sẽ làm gia tăng lượng cổ phiếu kém chất lượng trên thị trường.

nhưng nhìn một cách tổng quan, chất lượng của cổ phiếu trên thị trường vẫn còn là

điều đáng quan tâm và cần hoàn thiện. Chất lượng cổ phiếu không tốt sẽ làm nhà

đầu tư mất lòng tin, từ đó không thu hút được nhà đầu tư thực hiệncác giao dịch cổ

phiếu, kể cảgiao dịch quyền chọn cổ phiếu sau này. Do đó, muốn TTCK phát triển,

muốn quyền chọn cổ phiếu có thể triển khai thành công, hoạt động hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích thật sự cho nhà đầu tưthì vấn đề quan trọng cần quan tâmvà củng cố trong thời gian sắp tới đó là nâng cao số lượng và cả chất lượng cổ phiếu.

Việc nâng cao hơn nữa chất lượng cổ phiếu cũng chính là nâng cao uy tín và nâng cao giá trị công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 56)