Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)

TTCK phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng là thị trường cao

cấp, chỉ được triển khai giao dịch một khi TTCK đã phát triển đến một mức độ nhất định.

So vớiTTCK củanhiều nước trên thế giới, TTCK Việt Nam vẫn còn ít về bề dày, do thời gian từ khi thị trường đi vào hoạt động cho đến nay mới chỉ vừa tròn 10

năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hoạt động vừa qua, TTCK Việt Nam cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế chung

của cả đất nước. Vì thế nhu cầu và xu hướng tất yếu để tiếp tục phát triển TTCK

Việt Namsao cho hoàn thiện và hiệu quả hơn, trong đó có nhu cầu và xu hướng xây

dựng thị trường quyền chọn chứng khoán đang ngày càng trở nên bức thiết.

Để rút ngắn thời gian xây dựng và mau chóng triển khai hiệu quả quyền chọn cổ

phiếu, việc học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước là vô cùng cấp thiết.Trên cơ

sở tìm hiểumột số nét vềlịch sử hình thành và giao dịch quyền chọn củaMỹ,Nhật,

Hàn Quốc,một sốbài học kinh nghiệmcó thể được rút ra phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.

Thứ nhất, cần có thời gian đủ để hoàn thiện TTCK, để tích lũy, để chuẩn bị kỹ

càng cho việc xây dựng và triển khai quyền chọn cổ phiếu.

Nhìn lại lịch sử hình thành TTCK và thị trường quyền chọn của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đều thấy phải mất một thời gian dài kể từ khi hình thành TTCK đến khi thị trường quyền chọn chínhthức được xây dựng và hoạt động.Mỹ phải mất 183 năm,

Nhật phải mất 110 năm và Hàn Quốc phải mất 41 năm cho quá trình này.

Qua đó cho thấy, dù các nước có TTCK thành lập muộn hơn nhưng có lợi thế học

hỏi được kinh nghiệm, nhờ vậy rút ngắn được khoảng cách thời gian hơn; tuy nhiên nhìn chung vẫn phải cần nhiều thời gian để hoàn thiện TTCK, để tích lũy, để chuẩn

bị kỹ càng các yếu tố phục vụ cho giao dịch quyền chọn trước khitriển khai quyền

Quyền chọn cổ phiếu là giao dịch cao cấp, nếu nóng lòng triển khai khi các điều

kiện chưa hội đủ chắc chắn sẽ dẫn đến sự thất bại và ảnh hưởng khôn lường đến

TTCK.

Thứ hai, cần chuẩn bị tốt hàng hóa cơ sở trước khi xây dựng và triển khai quyền

chọn cổ phiếu.

Quyền chọn cổ phiếu là sản phẩmmà sự ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên sự

tồn tại và phát triển của các loại cổ phiếu cơ sở. Muốn quyền chọn cổ phiếu chất lượng, đa dạng, thực sự mở rộng cơ hội và gia tăng hiệu quả đầu tư cho các bên

tham gia quyền chọn thì trước tiên hàng hóa cơ sở của quyền chọn cổ phiếu phải đa

dạng và quan trọng hơn cả là phảichất lượng.

Qua tìm hiểu TTCK của một số nước, chỉ có những cổ phiếu hội đủ những tiêu chuẩn nhất địnhvềthời gian niêm yết của cổ phiếu cơ sở trên SGDCK, về số lượng

cổ phiếu đang lưu hành, về số người đang nắm giữ cổ phiếu, về khối lượng giao

dịch của cổ phiếu đó trên toàn thị trường trong một thời gian,…thì mới trở thành cổ

phiếu cơ sở cho quyền chọn. Vì thế ở Hàn Quốc, tại thời điểm bắt đầu triển khai, giao dịch quyền chọn cổ phiếu cũng chỉ được thực hiện trên 7 cổ phiếu cơ sở, dù số (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên TTCK phong phú hơn rất nhiều. Ở Nhật, cổ

phiếu giao dịch được chia làm nhiều nhóm phù hợp với chất lượng và khả năng

thanh khoản để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lựa chọn đầu tư và giao dịch. Đồng thời, xem xét ở cả 3 thị trường, quyền chọn cổ phiếu đều được bắt đầu với

quyền chọn chỉ số chứng khoán trước, sau một thời gian mới triển khai quyền chọn

với cổ phiếu cơ sở.

Mặt khác, chuẩn bị hàng hóa cho quyền chọn cổ phiếu còn thể hiện ở việc xây

dựng các qui định về: danh mục cổ phiếu cơ sở được phép giao dịch, cách ký hiệu

mã cổ phiếu giao dịch quyền chọn khi được yết giá.

Chuẩn bị hàng hóa cho quyền chọn tốt sẽ giúp quyền chọn mau chóng phát huy

TTCK. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm quan trọng hàng đầu cho quá trình xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu tại TTCK Việt Nam.

Thứ ba, nên lựa chọn kiểu thực hiện quyền chọn phù hợp với điều kiện của

TTCK.

Mỗi kiểu thực hiện quyền chọn đều có những mặt ưu cũng như những mặt hạn

chế riêng khi áp dụng. Vì thế biết lựa chọn kiểu thực hiện quyền cho phù hợp cũng

là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cũng như hiệu quả

củagiao dịchquyền chọn.

Nhìn lại giao dịch quyền chọn trên cả 2 thị trường Nhật và Hàn Quốc đều thấy

kiểu thực hiện quyền chọn được lựa chọn và áp dụng là quyền chọn kiểu Châu Âu. Đây cũng là một trong những kinh nghiệm Việt Nam cần cân nhắclựa chọnkhi xây dựng và triển khai quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.

Thứ tư, cần chuẩn bị tốt các yếu tố cơ bản của TTCK như hệ thống pháp luật,hệ

thống các qui đinh, qui cách cho vận hành quyền chọn;hệthống thông tin; cơ sở hạ

tầng kỹ thuật; hệ thống giám sát; trìnhđộ nguồn nhân lực tham gia thị trường…Vì quyền chọn cổ phiếu là sản phẩm cao cấp, chỉ có thể triển khai và giao dịch trên nền

tảng của một TTCK đã phát triển cao. Thêm vào đó, khi các yếu tố thị trường được

hoàn thiện và hiệu quả sẽ thúc đẩy quyền chọn cổ phiếu, với tư cách là một hàng hóa trên thị trường cũng hiệu quả và phát triển.

Xem xét quá trình hình thành và phát triển của TTCK và thị trường quyền chọn

của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc có thể rút ra được kinh nghiệm này.

- Về hệ thống luật pháp, các qui định, qui cách quản lý và điều chỉnh thị trường,

cả 3 quốc gia đều lựa chọn phương án xây dựng một khuôn khổ luật pháp hoàn chỉnh về giao dịch chứng khoán phái sinh nói chung, về quyền chọn cổ phiếu nói

riêng rồi mới thiết lập thị trường này. Điều này được thể hiện qua thời gian vừa

hoàn thiện hoạt động vừa chuẩn bị kể từ khi hình thành TTCK đến khi chính thức

Hệ thống pháp lý vềquyền chọn bao gồm những qui định về thể chế, cấu trúc thị trường, tổ chức vận hành thị trường, thành viên tham gia thị trường, các sản phẩm được giao dịch trên thị trường, việc thanh toán và bù trừ, các thẩm quyền của cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quan quản lý trong việc duy trì một thị trường trật tự, công bằng và minh bạch.

Hệ thống pháp lýcũng cần đưa ra những qui định cụ thể về các tiêu chuẩn cũng như điều kiện liên quan đến giao dịch quyền chọn như qui định về số lượng cổ

phiếu cơ sở trên mỗi hợp đồng quyền chọn giao dịch; ngày tháng đáo hạn, ngày giờ

giao dịch cuối cùng; giá thực hiện trên cơ sở thị giá cổ phiếu; biên độ dao động giá;

đơn vị giao dịch; các loại lệnh giao dịch phù hợp với với tình hình thị trường; qui định về vị thế và số lượng hợp đồng quyền chọn tối đa được phép giao dịch cho cả nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; các trường hợp thay đổi giá thực hiện và khối lượng hợp đồng quyền chọn khi có sự chia tách, sát nhập cổ phiếu hay chia cổ tức

bằng tiền mặt giống như thông lệ của các nước có thị trường quyền chọn phát triển.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin hiện đại trong giao

dịch và thanh toán bù trừ các giao dịch quyền chọn là một nhân tố quan trọng góp

phần vào sự thành công của thị trường. Việc tạo dựng cơ sở hạ tầng hiện đại cho thị trường quyền chọn, đưa giao dịch trực tuyến vào áp dụng ngay từ ban đầu tạo lập

thị trường, đáp ứng yêu cầu khớp lệnh nhanh chóng là nền tảng để duy trì tính thanh khoản của thị trường.

Từ kinh nghiệm của các thị trường quyền chọn cho thấy, để có được một thị trường quyền chọn cổ phiếu thành công, Việt Nam cần có đủ năng lực để thiết lập

một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, một cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại. - Về trìnhđộ, nhận thức của nhà đầu tư và nguồn nhân lực tham gia, phục vụ thị trường quyền chọn.

Ngoài khung pháp lý hoàn chỉnh, một cấu trúc thị trường hợp lý và một cơ sở hạ

tầng hiện đại, TTCK phái sinh cũng cần chuẩn bị đầy đủ về mặt kiến thức và kinh nghiệm cho các thành viên thị trường.

Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đều phải mất khoảng thời gian dài để thành lập thị trường

quyền chọn kể từ khi có TTCK. Chính trong khoảng thời gian dài này, kể cả nhà

đầu tư, kể cả nguồn nhân lực tham gia phục vụ thị trường đều đã cóđủ điều kiện để

nâng cao nhận thức, kinh nghiệm cũng như trìnhđộ chuyên môn.

Việt Nam kể từ khi thành lập TTCK cho đến nay, khoảng thời gian hoạt động và hoàn thiện mới được hơn 10 năm, chưa dài bằng các nước khác. Vì thế, muốn nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu triển khai quyền chọn cổ phiếu một cách hiệu

quả và phát triển quyền chọn cổ phiếu một cách bền vững, cần thiết phải quan tâm đặc biệt đến việc nhanh chóng nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn cho các thành viên tham gia thị trường.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về quyền chọn, quyền chọncổ

phiếu ở các góc độ về hiểu biết thế nào là quyền chọn cổ phiếu, nội dung cơ bản của

hợp đồng quyền chọn cổ phiếu, những nhân tố tác động lên giá quyền chọncổ phiếu

gồmgiá cổ phiếu cơ sở, giá thực hiện, thời gian hiệu lực của hợp đồng quyền chọn,

lãi suất phi rủi ro, độ biến động của giá cổ phiếuvà cổ tức mà cổ phiếu được hưởng. Những kinh nghiệm thiết yếu nhất để đảmbảo hiệuquả trong giao dịch quyền chọn

cổ phiếu của một số nước trên thế giới cóthể phântích và đúc rút,dù còn dừng lại

chủ yếu trên mặt định tính, đã cho phép hình dung những gì tất yếu phải làm để

từng bước xây dựng và phát triển TTCK phái sinh cũng như cách thức giao dịch

quyền chọn cổ phiếu trong tương lai phùhợp với thực tiễn TTCK Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua các vấn đề lý luận cùng với kinh nghiệm tổ chức thị trường giao dịch quyền

chọn ở một số nước được trình bày ởtrên, thiết nghĩ việc nghiên cứu xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên TTCK Việt Nam đã có được cơ sở nền tảng

Chương 2

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển quyền chọn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 31)