Một là, củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo của Đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mô hình tổ chức quản lý Nhà nước về tôn giáo ở các cấp; xây dựng quy chế phối hợp phát huy sức mạnh hiệu quả công tác.
Hai là, xây dựng thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng,
sử dụng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.
Ba là, quan tâm thoả đáng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm
công tác tôn giáo các cấp. Cán bộ làm công tác tôn giáo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải được bồi dưỡng, huấn luyện để hiểu biết phong tục tập quán, tiếng nói của dân tộc nơi mình công tác.
Việc thực hiện nghiêm túc những quan điểm chỉ đạo, chủ trương và một số giải pháp như đã nêu trên sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay.
Mặc dù Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng khoá X đã thông qua "Đề án điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội", theo phương án đã được Hội nghị chấp nhận thì toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây hiện nay sẽ sáp nhập vào Hà Nội. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tin rằng các phương hướng và giải pháp đã trình bày ở chương 3 có tính khả thi không chỉ trước mắt mà có thể áp dụng trong nhiều năm tới trên địa bàn Hà Nội mở rộng.
KẾT LUẬN
Mấy thập kỷ gần đây, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều người quan tâm, theo dõi trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn. Có tình hình đó không chỉ do sự phục hồi, phát triển mạnh mẽ của các hình thức tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nước mà còn vì trong thời đại ngày nay, tôn giáo có liên quan chặt chẽ đến các cuộc xung đột dân tộc, sắc tộc đang diễn ra ở nhiều nơi; không chỉ vì nó có vai trò và tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực của đời sống xã hội mà còn biểu hiện của sự bảo lưu, gìn giữ bản sắc văn hoá của từng cộng đồng dân tộc trước xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá hiện nay.
Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân nhưng lại liên quan đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động đến văn hoá, đạo đức, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng.
Hà Tây là tỉnh có nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo và đang có xu hướng phát triển. Trong sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đổi mới về tôn giáo cũng là quá trình lâu dài, quá trình ấy đòi hỏi phải từng bước được hoàn thiện. Cùng với quá trình đổi mới toàn diện đất nước, việc đổi mới nhận thức, đánh giá và ứng xử với tôn giáo cũng cần được đặt ra. Hiện nay, ở nước ta nói chung và tỉnh Hà Tây nói riêng quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo không có mục tiêu nào khác là trên cơ sở thoả mãn những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh của quần chúng, chống địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để đi ngược lại lợi ích căn bản của nhân dân, làm cho việc tự do tín ngưỡng, tôn giáo được thực hiện và được bảo đảm bởi pháp luật, việc quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo góp phần tích cực vào tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân - dù có đạo hay không có đạo.
Hà Tây là tỉnh liền kề Thủ đô Hà Nội, đang thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - dịch vụ từ nhiều tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi để các tôn giáo (đặc biệt là đạo Tin lành)
Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lãnh đạo tỉnh Hà Tây và các ngành hữu quan cần tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành nhất là cấp huyện và xã để nâng cao nhận thức nhằm giải quyết tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đưa Hà Tây trở thành vùng kinh tế phát triển vào loại tiên tiến của khu vực trọng điểm Bắc Bộ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Toan Ánh (1992), Nếp cũ - tín ngưỡng Việt Nam, quyển Hạ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
2 Toan Ánh (1992), Nếp cũ - tín ngưỡng Việt Nam, quyển Thượng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
3 Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Các văn bản pháp luật quan hệ đến tín
ngưỡng, tôn giáo, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
4 Ban Tôn giáo tỉnh Hà Tây (7/1994), Các văn bản của Nhà nước về hoạt
động tôn giáo, Hà Tây.
5 Phan Kế Bính (1997), Việt Nam phong tục, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
6 Leopoed Cacdiere (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống
người Việt, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.
7 Nguyễn Văn Chiều - Nguyễn Đảng (1991), Việt Nam đất nước lịch sử
văn hoá, Nxb. Sự thật, Hà Nội.
8 Phan Đại Doãn (1992), Vài nét về tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam
trong cuốn “Làng xã Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội”, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội.
9 Ngô Văn Doanh - Vũ Quang Thiện (1996), Những phong tục lạ ở Đông
Nam Á, Nxb. Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
10 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban
chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13 Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ Bảy Ban
chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15 Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ Sáu Ban
chấp hành Trung ương khoá X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16 Đảng bộ tỉnh Hà Tây (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2005 - 2010).
18 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19 Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20 Học viện Chính trị quốc Hồ Chí Minh - Trung tâm khoa học về tín ngưỡng và tôn giáo (2004), Tập bài giảng lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta (Hệ cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị.
21 Hoàng Thiệu Khang (1/1997), “Triết lý về thờ phụng”, Tạp chí Xưa và nay.
22 Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb. Tiến bộ Maxcơva. 23 Lênin (1979), Toàn tập, tập 17, Nxb. Tiến bộ Maxcơva. 24 Lê Xuân Long (1996), Hộ thần ở Việt Nam, Nxb. Hải Phòng.
25 Nguyễn Đức Lữ (1992), Vấn đề tự do tín ngưỡng và tôn trọng quyền tự
do tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
26 Nguyễn Đức Lữ (1992), “Bàn thêm về tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí
Văn hoá tư tưởng, (6).
27 Nguyễn Đức Lữ (1993), “Bàn thêm về tôn giáo và mê tín dị đoan”, Tạp
chí Công tác tư tưởng văn hoá, (3).
28 Nguyễn Đức Lữ (1994), “Vị trí người phụ nữ trong tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học phụ nữ, (4).
29 Nguyễn Đức Lữ (chủ biên, 2005), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân
gian ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
30 Nguyễn Đức Lữ (chủ biên, 2005), Những đặc điểm cơ bản của một số
tôn giáo lớn ở Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
31 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35 Nguyễn Đức Lữ (8/2006), “Tôn giáo cùng tồn tại trong quá trình xây dựng CNXH”, Tạp chí Cộng sản, (15).
37 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 45 Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46 Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam (1997), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
47 Hồ Chí Minh (1998), Về vấn đề tôn giáo tín ngưỡng, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
48 Thuý Ninh (1991), “Tín ngưỡng và mê tín”, Tạp chí Tuyên truyền, (1), tr.34-36.
49 Nguyễn Quốc Phẩm, “Góp phần về tín ngưỡng dân gian và mê tín dị đoan”, Tạp chí Văn hoá nghệ thuật.
50 Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Hải Phòng. 51 Lê Xuân Quang (1996), Thờ thần ở Việt Nam, tập 2, Nxb. Hải Phòng. 52 Lưu Kiến Quân (1997), “Quan niệm về tín ngưỡng của Mác, Ăngghen”,
Tạp chí Thông tin lý luận, (3).
53 Nguyễn Minh San (1998), Tiếp cận tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
54 Tập thể tác giả (1981), Lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
55 Tập văn bản về tổ chức và đường hướng hành đạo của các tôn giáo tại
Việt Nam (2006), Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.
56 Phạm Ninh Thảo - Trần Thị An - Bùi Xuân Mỹ (1997), Thành Hoàng
Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
57 Trần Tam Tỉnh (1988), Thập giá và lưỡi gươm, Nxb. Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
58 Tỉnh hội Phật giáo Hà Tây (2007), Báo cáo tổng kết công tác phật sự nhiệm kỳ V (2002-2007).
59 Hà Tùng Tiến (1997), Lễ hội và danh nhân lịch sử Việt Nam, Nxb. Văn hoá Tư tưởng, Hà Nội.
60 Ngô Đức Thịnh (1999), “Đạo Mẫu từ nhận thức tới thực tiễn”, Tạp chí
Văn hoá Nghệ thuật.
61 Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, tập 1, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
62 Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 1996), Đạo Mẫu ở Việt Nam, tập 2, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
63 Trường Trung cấp Phật học Hà Tây, Kỷ yếu khoá II.
64 Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
65 Đặng Nghiêm Vạn (1996), Về tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.
66 Trần Quốc Vượng (1976), Mùa Xuân và phong tục Việt Nam, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
Ảnh 1: Hội Đền Và (Thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây)
Ảnh 3: Hội Rước lợn (La Phù, Hoài Đức, Hà Tây)
Ảnh 5: Đình Tây Đằng (Tây Đằng, Ba Vì, Hà Tây)
Ảnh 7: Chùa Mía (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây)
Ảnh 9: Chùa Đậu (Thường Tín, Hà Tây)