Các tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay (Trang 53)

Các cụ thường nói "có bệnh thì vái tứ phương", với ý rằng khi lâm bệnh người ta phải tìm thầy, tìm thuốc, bằng mọi cách, chữa cho khỏi bệnh mới yên tâm. Hiểu theo nghĩa bóng là, trong đời sống mỗi chúng ta khi có nhu cầu bức thiết về bất cứ vấn đề gì mà không giải quyết được bằng thực tiễn thì thường viện đến phương pháp "ít nhiều phi thực tiễn" bởi không xác định được hệ quả. Cầu cúng một nơi chưa yên tâm thì cầu cúng nhiều nơi... cốt sao đạt được mục đích, ít ra là về tâm lý. Cầu cúng nhiều nơi cũng là cầu cúng trước nhiều thần linh và nếp sống tinh thần - tôn giáo này đã trở thành truyền thống, niềm tin đa thần giáo.

Hàng năm, vào các dịp lễ - tết, hội hè, ngoài các tôn giáo chính thống (Phật giáo, Thiên chúa giáo...) do các tín đồ tôn giáo đó thực hiện, đại đa số người Việt đã hướng tới biết bao vị thần khác để cầu sự bảo hộ cho cộng đồng cũng như cho mỗi gia đình hoặc mỗi cá nhân.

Những đấng thiêng liêng ấy thượng ngự tại đền, miếu, phủ, điện... đã được xác định, thường thuộc phạm vi tôn thờ của tôn giáo, tín ngưỡng nào đó. Một tình trạng khác cũng thường thấy là, một số vị thần có thể được thờ ở nhiều nơi, có khi ở hàng trăm địa chỉ xa, gần (vượt cả vùng, miền) toả ra toàn quốc như Vua Hùng, Đức Trần Hưng Đạo, Thánh Linh Lang, Mẫu Liễu...

Một vị thần bất kỳ thường có công tích kèm theo, nên nhân dân đã ghi nhớ, tôn thờ và dâng lễ tạ ơn định kỳ hàng năm, như một đức độ đã trở thành truyền thống tốt đẹp "Uống nước nhớ nguồn".

Trong sự tôn thờ cũng có cung bậc khác nhau, từ dâng lễ thông thường (một nén hương, một lời khẩn) đến các nghi thức trang trọng (dâng lễ, có cỗ cúng), hoặc hơn nữa, người ta còn tổ chức cả lễ hội để tưởng niệm thần linh.

Trong quá trình thể hiện các hành vi tôn giáo với xu hướng đa thần giáo này, người ta đã lưu ý đến một số tín ngưỡng có liên quan sâu sắc và lâu dài

tới đời sống của cộng đồng và các vị thần này được suy tôn tưởng niệm dưới hình thức lễ hội và lễ hội thường niên.

Một trong những tín ngưỡng dân gian được nhân dân Hà Tây nói riêng và cả nước nói chung rất coi trọng đó là tục thờ cúng tổ tiên. Tục thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của đạo lý làm người, nhu cầu hướng về cội nguồn gia đình và dân tộc. Thờ cúng tổ tiên là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, hình thức thờ cúng tổ tiên mỗi nơi một khác, mỗi giai đoạn lịch sử lại có sắc thái riêng. Nghĩa là, hình thức của nó đa dạng, muôn vẻ với nhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu tinh thần đa chiều của những con người cụ thể.

Thờ cúng tổ tiên là một tục lệ, tín ngưỡng hay tôn giáo đang còn nhiều ý kiến khác nhau, chắc chắn còn phải thảo luận nhiều mới hy vọng có sự thống nhất. Chỉ có điều, hiện nay ở nước ta nói chung và ở Hà Tây nói riêng, thờ cúng tổ tiên đang được khôi phục với không ít những biến thể cần phải được đánh giá và nghiên cứu để có sự thống nhất tương đối trong giới khoa học. Ở đề tài này, tác giả xin tạm sử dụng khái niệm tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hiểu theo 2 nghĩa.

Nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng tổ tiên, ông bà,

cha mẹ, những người đã chết cùng huyết thống, đã có công sinh thành dưỡng dục con cháu.

Theo nghĩa rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ mở rộng huyết

thống từ gia đình đến họ tộc mà còn thờ cả tổ tiên làng xã, đất nước. Đạo thờ cúng tổ tiên theo nghĩa rộng không chỉ thờ những người có công sinh dưỡng đã khuất, nghĩa là những người có cùng huyết thống mà thờ cả những người có công với cộng đồng, làng xã và đất nước.

Có thể tạm hiểu tín ngưỡng cúng tổ tiên ở Việt Nam nói chung, ở Hà Tây nói riêng được thể hiện ở 3 cấp độ chủ yếu:

Hai là, thờ những ông tổ nghề, người có công khai phá đất mới, dựng làng, lập ấp, đánh giặc cứu dân... đã được dân làng tôn vinh, thờ phụng làm thành hoàng.

Ba là, thờ Vua như vị thần của quốc gia dân tộc.

Ở Hà Tây nói riêng và Việt Nam nói chung, thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội có tính phổ biến. Ngoài ra, còn có một số loại hình tín ngưỡng khác như: Tín ngưỡng thờ đa thần, tín ngưỡng thờ mẫu, tín ngưỡng phồn thực và một số tín ngưỡng khác.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay (Trang 53)