Tăng cường nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, tổng kết việc thực

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay (Trang 77)

việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác tôn giáo góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương chính sách trước mắt và lâu dài đối với tín ngưỡng, tôn giáo

Một là, phải nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.

Khi chưa thấm nhuần sâu sắc quan điểm khoa học về tín ngưỡng, tôn giáo thì khó tránh khỏi những ấu trĩ "tả" khuynh hoặc hữu khuynh trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo.

Hai là, tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng phức tạp, trong đó có vấn đề niềm tin huyễn hoặc, có vấn đề chính trị, có vấn đề văn hoá, có vấn đề đạo đức... Cho nên phải có quan điểm tổng thể khi giải quyết vấn đề tôn giáo.

Trên thực tế, một số người chưa thấy vai trò của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống văn hoá, xã hội, đạo đức... nên muốn thu hẹp nhu cầu chính đáng của tín đồ. Nhận thức không đúng đó tạo cơ sở cho một số lực lượng thù địch chống lại quan điểm và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trên lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

Ba là, khi giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, cần tuân thủ đúng nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân mà tín đồ là một bộ phận của "dân".

Liên quan tới vấn đề này, cần coi trọng việc thể chế hoá các quan điểm tôn giáo của Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý tôn giáo bằng pháp luật và theo pháp luật, thông qua việc thu hút giáo dân vào việc xây dựng Nhà nước mà tăng tính tích cực, trách nhiệm công dân của họ. Nhà nước phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của giáo dân, kiên quyết chống lại những thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo chống lại Tổ quốc.

Bốn là, Cần xem trọng vai trò của giới chức sắc - Họ là những quần chúng đặc biệt.

Năm là, để thực hiện được chính sách tôn giáo, cần có điều kiện cần thiết về phương tiện, về bộ máy về cán bộ...

Sáu là, xã hội hoá, dân chủ hoá việc thực hiện chính sách tôn giáo. Bài học lớn nhất rút ra từ việc hoạch định và thực hiện chính sách tôn giáo là chính sách phải hợp lòng dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực giám sát, kiểm tra việc thực hiện. Đây cũng là sự thể hiện cụ thể của phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng tôn giáo ở Hà Tây trong tình hình hiện nay (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)