a. Đạo Phật
Đạo Phật ở Hà Tây hiện nay có trên 25 vạn tín đồ (vãi đã quy). Toàn tỉnh có 1.181 ngôi chùa tăng so với năm 2005 là 78 ngôi chùa do trong thời
gian qua một số cơ sở chùa chiền bị hư hại trong chiến tranh nay được nhân dân địa phương khôi phục lại. Trong số 1.181 ngôi chùa nêu trên, có 236 chùa được nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hoá, trong đó 12 chùa được xếp loại di tích lịch sử văn hoá đặc biệt, 92 chùa được UBND tỉnh Hà Tây ra quyết định bảo vệ. Đến nay, cả tỉnh mới có 779 ngôi chùa có tăng ni trụ trì và kiêm nhiệm trụ trì.
Về chức sắc, nhà tu hành, toàn tỉnh có 1.108 vị tăng ni cư trú và hoạt động tôn giáo ở 320/323 xã, phương, thị trấn có 17 giáo phẩm (hoà thượng 4, thượng toạ 1, ni trưởng 4, ni sư 8) còn lại là hàng đại chúng. So với năm 2000, số tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và cơ sở thờ tự đều có xu hướng tăng (năm 2000, toàn tỉnh có 165.143 tín đồ, 906 tăng ni, 1132 chùa) [58]
Tổ chức giáo hội gồm 2 cấp:
- Cấp tỉnh có an trị sự tỉnh hội gồm 37 thành viên do đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh bầu ra theo nhiệm kỳ 5 năm.
- Cấp huyện có ban đại diện từ 3 - 9 thành viên do đại hội tăng ni trong huyện bầu ra.
Hà Tây có một trường cơ bản Phật học được thành lập từ năm 1990, năm 2002 đổi tên thành trường trung cấp Phật học. Hiện nay đang đào tạo khoá IV (khai giảng ngày 15/3/2006) cho 103 tăng ni sinh.
Tính đến nay, cả tỉnh đã có 115 tăng ni có trình độ cử nhân phật học, 37 vị có trình độ Trung cấp phật học [58].
Hoạt động của đạo Phật trong những năm qua tập trung chủ yếu vào công tác kiện toàn tổ chức, quản lý giáo dục tăng, ni, hướng dẫn tín đồ sinh hoạt tôn giáo theo hiến chương của giáo hội là: “Đạo pháp - dân tộc và CNXH”, trên cơ sở Nghị quyết Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh lần thứ VI (2007 - 2012), tăng ni trong tỉnh đã làm tốt công tác hoằng pháp, giáo hoá tín đồ, tổ chức sinh hoạt tôn giáo theo đường hướng của giáo hội, đấu tranh bài trừ các thủ tục mê tín dị đoan, củng cố xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở
từng địa phương; tham gia tích cực chương trình xoá đói giảm nghèo, từ thiện nhân đạo...
Tuy nhiên, hoạt động của đạo phật còn một số hạn chế như công tác điều hành, quản lý của tổ chức giáo hội từ tỉnh đến huyện nhất là việc quản lý, giáo dục, điều động tăng, ni - còn để nhiều tăng, ni đi lại, hoạt động tôn giáo không đúng nội quy tăng sự của giáo hội và quy định của nhà nước (ngoài số tăng, ni cư trú, hoạt động tôn giáo hợp pháp còn gần 100 tăng, ni ở các địa phương khác tự đến ở một số chùa, không tham gia sinh hoạt với giáo hội) nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong nội bộ tăng ni, mâu thuẫn giữa tăng, ni với nhân dân và chính quyền địa phương dẫn đến nhiều đơn thư khiếu nại vượt cấp xung quanh việc quản lý trụ trì chùa cảnh như: chùa Khánh Vân (thôn Vân La xã Hồng Vân), chùa Phúc An (xã Duyên Thái) huyện Thường tín, chùa Vĩnh Phúc (xã Hữu Bằng), chùa Tây Phương (xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất), chùa Phượng Tiên (xã Song Phương), chùa Đại Tự (xã Kim Chung), huyện Hoài Đức, Chùa Bạch Vân (xã Tân Hội) huyện Đan Phượng, chùa Vũ Nội (xã Liên Bạt), chùa Phí Trạch (xã Phương Tú) huyện Ứng Hoà.
b. Đạo công giáo
Ở Hà Tây, đạo công giáo có gần 130.000 tín dồ (tăng 10.000 tín đồ so với năm 2000) ở 196/323 xã phường, thị trấn. Toàn tỉnh có 312 nhà thờ, nhà nguyện, 4 đền thánh và 6 tu viện dòng Mến thánh giá, có 21 thôn công giáo toàn tòng.
Cụ thể:
- Huyện Phú Xuyên: 9 thôn - Huyện Mỹ Đức: 7 thôn - Huyện Chương Mỹ: 1 thôn - Huyện Thanh Oai: 1 thôn - Huyện Thường Tín: 1 thôn
Về tổ chức và đội ngũ giáo sĩ: Đạo Công giáo ở Hà Tây thuộc 2 giáo phận.
- Giáo phận Hà Nội quản lý và điều hành giáo dân của 9/14 huyện, thành phố phía Nam tỉnh.
- Giáo phạn Hưng Hoá có trụ sở toà giám mục tại số 5 - phường Lê Lợi - thành phố Sơn Tây điều hành hoạt động của giáo hội 10 tỉnh Tây Bắc nước ta.
Riêng ở Hà Tây, giáo phận Hưng Hoá quản lý và điều hành giáo dân của 5 huyện, thành phố phía Bắc tỉnh.
Toàn tỉnh có 48 xứ đạo (giáo phận Hà Nội 42, giáo phận Hưng Hoá 6), 282 họ đạo (giáo phận Hà Nội 211, giáo phận Hưng Hoá 71).
Điều hành hoạt động của giáo hội do 2 giám mục và 23 linh mục (năm 2000, toàn tỉnh có 115.065 tín đồ, 19 linh mục, 293 nhà thờ, 47 xứ đạo, 266 họ đạo).
Ngoài tổ chức giáo phận, giáo xứ, đạo công giáo ở Hà Tây có 6 tu viện thuộc dòng Mến Thánh giá (Giáo phận Hà Nội 3, Giáo phận Hưng Hoá 3), 37 nữ tu và hàng trăm tu sinh có nhiệm vụ giúp giám mục, linh mục rao giảng giáo lý, củng cố đức tin, tuyên truyền phát triển đạo, tổ chức hoạt động của các hội đoàn và làm từ thiện.
Hoạt động của đạo công giáo trong những năm qua thể hiện các mặt tích cực: Động viên, hướng dẫn tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân, sống hoà hợp, đoàn kết cùng các tôn giáo khác của các tầng lớp nhân dân tích cực lao động sản xuất phát triển kinh tế xây dựng đời sống văn hoá mới ở từng địa phương, đấu tranh ngăn chặn các tệ nạn xã hội góp phần cùng các cấp chính quyền thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và các chính sách từ thiện xã hội khác.
Tuy nhiên, với mục đích khuyếch trương thanh thế, củng cố đức tin tuyên truyền phát triển đạo, đổi mới nội dung sinh hoạt nhằm thích nghi với điều kiện thực tế, nên hoạt động của đạo công giáo trong những năm qua có
nhiều biểu hiện đáng quan tâm như: Việc xin và đòi lại đất đai có nguồn gốc của giáo hội, việc tự ý xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất của giáo hội, đặc biệt, với các chủ đề hoạt động như: Chương trình hoạt động đại năm thánh của Toà thánh Vatican năm 2000, Chương trình năm Thánh truyền giáo 2004 của Hội đồng Giám mục Việt Nam kỷ niệm 470 năm tín đồ đạo công giáo Việt Nam nhận tin mừng, chương trình Thánh hoá gia đình.
Đồng thời, giáo hội công giáo còn tập trung vào việc kiện toàn tổ chức giáo hội cơ sở, kiện toàn phát triển các dòng tu, dựng lên các sự kiện mầu nhiệm về chúa Jêsu Kitô như: “Đức Mẹ Maria chảy máu mắt” ở Đồng Nai;
“Đức Mẹ hiện hình” ở Yên Bái; “Chúa Jêsu hiện hình” ở nhà thờ Thạch Bích
- Thanh Oai - Hà Tây... nhằm khuyếch trương thanh thế.
Số lượng các giáo xứ, họ đạo cũng được Giáo hội quan tâm phát triển. So với năm 2000, đạo công giáo ở Hà Tây thành lập thêm một giáo xứ và phục hồi nhiều họ đạo đã khô nhạt.
(Xứ sở Nghệ huyện Thường tín khôi phục được 16 họ đạo đã khô nhạt). Giáo hội còn đưa các dòng tu có nguồn gốc từ cách tỉnh phía Nam về giáo xứ để hoạt động như:
- Dòng chúa cứu thế tại xứ Thạch Bích - Thanh Oai. - Dòng Vinh Sơn tại xứ Tân Độ - Phú Xuyên.
- Dòng Mến Thánh giá tại xứ Đồng chiêm - Mỹ Đức.
c. Đạo Tin lành
Trên địa bàn tỉnh Hà Tây có một chi hội Tin lành thuộc hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc. Chi hội hình thành từ năm 1931 hoạt động ổn định cho đến nay. Chi hội có 693 tín đồ trong đó có 80 người đã chịu phép Bắptem, cư trú chủ yếu ở 2 xã Thọ An và Thọ Xuân huyện Đan Phượng. Có 1 nhà thờ được xây dựng năm 1935 tại xã Thọ An (Đan phượng), khi mục sư Bùi Văn Triệu qua đời, chi hội không có chức sắc hướng dẫn việc đạo, điều
Thị Ơn truyền đạo viên là trưởng ban (Bà Lê Thị Ơn là vợ của mục sư Bùi Văn Triệu nay đã cao tuổi).
Những năm qua, hoạt động của chi hội Tin lành Thọ An luôn tuân thủ đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, đoàn kết, hoà hợp cùng tín dồ các tôn giáo khác ở địa phương giúp nhau lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hoá ở nơi cư trú.
Từ năm 1998 đến nay, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số điểm nhóm thuộc các hệ phái tin lành mới hoạt động nhỏ lẻ ở nhiều địa phương trong tỉnh. Theo báo cáo của các ngành, UBND các huyện, thành phố và kết quả rà soát của Ban tôn giáo - dân tộc tỉnh cho thấy toàn tỉnh có 10/14 huyện, thành phố có người theo các hệ phái tin lành khác nhau là Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường Tín, Phú Xuyên, thành phố Hà Đông và thành phố Sơn Tây với hơn 20 điểm, nhóm, thu hút gần 1.000 người tin theo.
Đáng lưu ý ở 5 huyện, thành phố có các điểm nhóm đã hình thành về mặt tổ chức, sinh hoạt ổn định vào một số ngày cố định trong tuần tại nhà ở các người đứng đầu, điển hình:
- Nhóm tại xã Thanh Mỹ - thành phố Sơn Tây hình thành từ năm 1998 gồm 12 người do ông Nghiêm Minh Thư đứng đầu thuộc hội thánh phúc âm trọn vẹn. Nhóm này sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần tại nhà của ông Thư ở xã Thanh Mỹ - thành phố Sơn Tây.
- Nhóm tại thị trấn Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ hình thành từ năm 1998 gồm hơn 20 người do ông Khuất Văn Quyết đứng đầu thuộc hội thánh liên hiệp truyền giáo. Nhóm này sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần tại nhà ông Quyết ở xóm Mỏ gang - thị trấn Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ.
- Nhóm tại xóm 6 xã Thạch Hoà - huyện Thạch Thất hình thành năm 2002 có 45 người sinh hoạt do bà Đặng Thị Hắn đứng đầu thuộc hội thánh Việt Nam truyền giáo. Nhóm này sinh hoạt vào thứ 4 hàng tuần tại nhà bà Hắn.
- Nhóm tại khu tập thể Cầu Bươu - xã Kiến Hưng - thành phố Hà Đông hình thành năm 2005 thuộc hội thánh Chứng nhận Giêôva do ông Nguyễn Văn Lanh đứng đầu có 15 người tham gia sinh hoạt vào thứ 3 hàng tuần tại nhà ông Lanh.
- Nhóm tại xã Quảng Bị huyện Chương Mỹ hình thành năm 2006 thuộc hội thánh Cơ đốc Phục hưng do bà Đặng Thị Định đứng đầu sinh hoạt vào chủ nhật hàng tuần tại nhà bà Đặng Thị Định.
Ngoài các điểm nhóm trên, tại một số địa phương như xã Liệp Tuyết, Nghĩa Hương, Cộng Hoà (huyện Quốc Oai), xã Tân Hội (huyện Đan Phượng), xã Đắc Sở (huyện Hoài Đức) xã Tản Lĩnh, Vân Hoà (huyện Ba Vì), xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ), xã Tiền Phong (huyện Thường Tín) có một số người theo đạo Tin lành thường đọc kinh cầu nguyện tại gia đình.
d. Đạo Cao Đài
Đạo Cao Đài ở Hà Tây có hơn 600 tín đồ thuộc toà thánh Cao Đài Tây Ninh cưu trú chủ yếu trên địa bàn 2 xã Sài Sơn (Quốc Oai) và Hoà Phú (Ứng Hoà).
Về tổ chức đạo Cao Đài ở Hà Tây có 2 họ đạo, mỗi họ đạo đều có ban cai quản từ 3 - 5 thành viên. Đứng đầu là 1 giáo hữu được Hội thánh bổ nhiệm làm đại diện hội đồng chưởng quản tại Hà Tây, 1 lễ sanh làm chánh trị sự họ đạo Phúc Đức xã Sài Sơn.
Đạo Cao Đài hoạt động thuần tuý theo hiến chương của hội thánh với đường hướng "Đạo sáng, nước vinh". Đại đa số chức sắc, tín đồ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đoàn kết, hoà hợp cùng các tôn giáo khác xây dựng đời sống văn hoá ở nơi cư trú.
2.3.2. Hoạt động của các tôn giáo chưa được công nhận
Ngoài 4 tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân (đã đề cập ở trên), Hà Tây có nhiều giáo phái tự xưng là tổ chức tôn giáo hoạt động ở một số địa phương như:
- Đạo Long hoa Di lặc ở Hoài Đức, Thanh Oai, Ba Vì, thành phố Hà Đông.
- Đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Quang minh vì tình dân tộc ở Hoài Đức, Ứng Hoà, Sơn Tây.
- Các giáo phái của đạo Tin lành hoạt động ở hầu khắp các huyện, thành phố trong tỉnh.
Hình thức hoạt động của các giáo phái trên thường tập trung thành từng nhóm, sinh hoạt tại tư gia và hành hương đến các điểm du lịch để tổ chức đọc kinh cầu nguyện. Bằng nhiều hình thức tuyên truyền vận động như tổ chức chữa bệnh bằng pháp thuật, hỗ trợ vật chất cho các thành viên gặp khó khăn về kinh tế nên đã lôi kéo được nhiều người tin theo gây phức tạp về an ninh trật tự ở địa phương, mất đoàn kết trong nội bộ gia đình, dòng tộc.
Riêng phái Ngũ tuần và phái Giêôva của đạo Tin lành, do có sự hỗ trợ về tài chính và sự chỉ đạo của tổ chức Tin lành ngoài nước nên tình hình diễn biến phức tạp hơn. Như trường hợp ông Nghiêm Minh Thư đã từng là cán bộ, đảng viên cư trú ở xã Thanh Mỹ - Thành phố Sơn Tây đã xin ra khỏi Đảng, tự xưng là mục sư đạo Tin lành để hoạt động, tuyên truyền, lôi kéo tín đồ, dùng tư gia của mình để tổ chức các sinh hoạt tôn giáo như Lễ Bắptem (lễ rửa tội), Lễ hôn phối... Đồng thời ông Thư còn phát tán những tài liệu tuyên truyền, kinh sách có xuất xứ từ nước ngoài.
Đáng lưu ý là phái Giêôva do Nguyễn Văn Lanh trú tại xã Kiến Hưng - Thành phố Hà Đông câu kết với một số bạn bè đã từng theo đạo Tin lành trong trong thời gian lao động tại Đức, tập trung tài chính mua hàng 1000m2
đất tại xã Cổ Đông - Sơn Tây với ý đồ xây dựng cơ sở vật chất của hệ phái. Vì vậy, việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình hiện nay là vấn đề cần thiết và cấp bách.
2.4. Công tác quản lý Nhà nƣớc đối với các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong tình hình hiện nay
2.4.1. Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo đã được công nhận đã được công nhận
Thực hiện Nghị định số 26/1999/NĐ - CP của Chính phủ về hoạt động tôn giáo, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về vấn đề tôn giáo, dân tộc, Ban tôn giáo và dân tộc tỉnh Hà Tây đã tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh mở các lớp quán triệt Nghị quyết tới cán bộ chủ chốt của tỉnh, đội ngũ chức sắc các tôn giáo, nhân sỹ trí thức ngoài Đảng và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo từ tỉnh tới huyện và cán bộ đoàn thể, chính quyền các cấp.
Nhằm nâng cao công tác quản lý Nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo, ban tôn giáo và dân tộc của tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành
Quyết định 919/1999/QĐ - UB quy định về các hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh, xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX), đồng thời Ban Tôn giáo và Dân tộc tỉnh đã có các văn bản hướng dẫn 03 - 04 nhằm hướng dẫn các cấp chính quyền và tổ chức tôn giáo về trình tự thủ tục nhận người vào tu, cử người đi học tại các trường đào tạo chức sắc của các tổ chức tôn giáo trong ngoài nước. Hướng dẫn việc phân cấp quản lý đối với hoạt động thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, nhà tu hành, xây dựng, sửa chữa cơ sở của tổ chức tôn giáo, đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm và các sinh hoạt tôn giáo ngoài chương trình đã đăng ký.
Kiểm tra, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng chính sách pháp luật các nhu cầu, kiến nghị của các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ và các tổ chức tôn giáo để tham mưu cho tỉnh uỷ, UBND tỉnh và hướng dẫn UBND các huyện, thị xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.