Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa làm phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 45 - 46)

XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC

3.1.1.2.Xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa làm phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác.

phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác.

Từ Đại hội XVI (năm 2002) đến nay, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đầu là Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã nêu ra hàng loạt tư tưởng quan trọng xây dựng và thực hiện quan niệm “phát triển khoa học”, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, luận giải toàn diện và hệ thống về đặc trưng cơ bản của xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy phát triển toàn diện hài hòa và bền vững kinh tế - xã hội. Đây là sự phát triển mới trong nhận thức về bản chất của chủ nghĩa xã hội từ lí luận Đặng Tiểu Bình, đánh dấu sự nhận thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về mối quan hệ nội tại giữa chủ nghĩa xã hội và hài hòa xã hội đã đạt tới trình độ mới và tầm cao mới, tự giác, sâu sắc và hệ thống hơn. Từ Đại hội XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay, tập thể lãnh đạo Trung ương thế hệ thư tư đã đưa ra một số chủ trương mới như quan niệm “phát triển một cách khoa học”, “xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa”, “nâng cao năng lực cầm quyền và giữ gìn tính tiên tiến của Đảng Cộng sản”. Đây là thành quả của việc Trung Quốc hóa Chủ nghĩa Mác.

Trong tiến trình xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Trung Quốc đã lần lượt đưa ra xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến xã hội chủ nghĩa và xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa. Như vậy, có thể thấy, Trung Quốc đang trong quá trìn tìm tòi và thử nghiệm về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, làm phong phú thêm và phát triển Chủ nghĩa Mác.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 45 - 46)