Hoàn thiện chế độ pháp luật, đặt cơ sở pháp trị cho xã hội hài hòa.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 31 - 32)

cho xã hội hài hòa.

Từ khi Trung Quốc cải cách mở, cửa đến nay, rất nhiều pháp luật, pháp quy đã được đặt ra, công tác lập pháp cũng phát triển rất nhanh với quy mô lớn, về cơ bản đã giải quyết được tình trạng không có luật pháp, bước đầu xây dựng được hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nhưng công việc lập pháp của Trung Quốc chủ yếu tập trung cho nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế. Bước vào thế kỉ mới, tập thể lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc do Hồ Cẩm Đào đứng đầu đã đưa ra tư tưởng chiến lược phát triển khoa học, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là lấy con người làm gốc. Trước yêu cầu mới này, đòi hỏi Trung Quốc phải không ngừng hoàn thiện chế độ pháp luật trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, bảo đảm sự bình đẳng, công bằng chính nghĩa cho người dân. Xoay quanh vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 6 khóa XVI đã nhấn mạnh đến hai nội dung:

Một là, kiên trì mọi công dân bình đẳng trước pháp luật, tôn trọng, bảo đảm nhân quyền, dựa vào pháp luật để bảo đảm quyền lợi tự do và công dân. Điều này xuất phát từ thực tiễn quan hệ lợi ích mới, yêu cầu của người dân bình đẳng về cơ hội, đãi ngộ, phân chia thành quả của cải cách, mở của ở Trung Quốc, nhằm tạo ra chế độ bảo đảm sự công bằng chính nghĩa. Sự bình đẳng này được thể hiện bởi các việc xác lập chế độ pháp luật, trong đó chú trọng đến tập thể những người dễ bị xâm hại về lợi ích.

- Hai là, kiên trì lập pháp khoa học, lập pháp dân chủ, hoàn thiện quy định pháp luật về các mặt phát triển chính trị dân chủ, bảo đảm quyền lợi dân chủ, thúc đẩy sự nghiệp xã hội và tăng cường quản lí xã hội, tăng

cường sự ràng buộc và giám sát việc thực hiện quyền lực, tạo bầu không khí trong đó toàn thể nhân dân đều tự giác học tập, tuân thủ và sử dụng pháp luật.

Cả hai nội dung này được tiếp tục khẳng định trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc làn thứ XVII. Nội dung thứ hai còn được nhấn mạnh trong Báo cáo công tác của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tại phiên họp toàn thể lần thứ hai Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ nhất khóa XI ngày 8/3/2008 do Ủy viên trưởng (Chủ tịch Quốc hội) Ngô Bang Quốc trình bày. Đó là, nghiêng về lập pháp các vấn đề liên quan đến xã hội: Dựa vào yêu cầu của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, ra sức tăng cường lập pháp trong lĩnh vực xã hội. Kiện toàn chế độ pháp luật trên phương diện lao động và an sinh xã hội, liên quan đến lợi ích thiết thân của người lao động, liên quan đến xã hội hài hòa ổn định là một trọng điểm của việc lập pháp. Khi đánh giá công việc lập pháp về vấn đề xã hội trong năm 2007, Báo cáo này đã chỉ ra, Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc đã lần lượt thông qua Luật hợp đồng lao động, Luật xúc tiến việc làm; Luật trọng tài giải quyết tranh chấp lao động; ngoài ra còn bàn bạc dự thảo Luật bảo hiểm xã hội; sửa chữa toàn diện Luật giáo dục nghĩa vụ, cố định về hình thức pháp luật đối với cơ chế bảo đảm kinh phí giáo dục nghĩa vụ, đưa việc thực hiện giáo dục thực chất vào pháp luật, coi việc phát triển cân bằng giáo dục nghĩa vụ là mục tiêu; sửa đổi Luật đảm bảo quyền lợi phụ nữ, lần đầu tiên trên phương diện pháp luật xác định rõ thực hiện bình đẳng nam nữ là quốc sách cơ bản của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 31 - 32)