Thành tựu bước đầu trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 48 - 55)

XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC

3.2.1. Thành tựu bước đầu trong thực tiễn.

Từ Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI (tháng 9/2004), Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đến nay, Trung Quốc đã quán triệt thực hiện hàng loạt những biện pháp, chính sách và bước đầu đã thu được những thành quả. Cụ thể như sau:

Việc điều chỉnh cơ cấu ngành, tốc độ dô thị hóa, thu nhập và đời sống của nhân dân có chuyển biến tốt. Điều này cho thấy, chiến lược

phát triển hài hòa giữa các ngành nghề, giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng miền, giữa các tầng lớp dân cư có dấu hiệu tốt. (xem Bảng 1 ).

Tỉ lệ người nghèo và người có thu nhập thấp ở nông thôn giảm dần theo từng năm. Theo tiêu chuẩn thu nhập bình quân đầu người từ 684 NDT/năm đến 944 NDT/năm, số người được coi là có thu nhập thấp ở nông thôn vào thời điểm cuối năm 2005 là 40,67 triệu người, giảm 9,1 triệu người so với năm 2004. Sang năm 2006, theo tiêu chuẩn dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn thu nhập thấp hơn 693 NDT/năm, cuối năm dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn là 21,48 triệu người, so với cuối năm 2005 giảm 2,17 triệu người. Đến năm 2007 tiêu chuẩn tính dân số nghèo tuyệt đối ở nông thôn được nâng lên là thu nhập bình quân đầu người dưới 785 NDT/năm.

Những biện pháp, chính sách giải quyết vấn đề dân sinh bước đầu đã có hiệu quả, trong đó nổi bật là giải quyết các vấn đề ở nông thôn, tầng lớp yếu thế. Ví dụ như: cùng với việc thực hiện miễn phí giáo dục nghĩa vụ 9 năm, giải quyết vấn đề gánh nặng về học phí với người nông dân có con em đi học, việc thực hiện cơ chế mới về kinh phí giáo dục nghĩa vụ “hai miễn, một trợ cấp” ở nông thôn miền Tây đã bước đầu có hiệu quả. Về giải quyết vấn đề an sinh xã hội, việc triển khai công tác y tế hợp tác nông thôn kiểu mới phát triển nhanh chóng, diện bao phủ được mở rộng, số người tham gia bảo hiểm dưỡng lão, tham gia bảo hiểm y tế cơ bản ở thành thị tăng lên.

Một số biện pháp giảm ô nhiễm môi trường đã bắt đầu có hiệu quả. Trong những năm gần đây, bước đầu so sánh các chỉ số giữa năm 2006 và năm 2007, chúng ta thấy rằng, một số chỉ số năm 2007 có chiều hướng tốt lên: mức tiêu hao năng lượng cho mỗi đơn vị GDP trong cả nước giảm 2,78 %, lượng khí thải SO2 giảm 1,81 %, lượng khí thải CO2 giảm 4,66 % [13, tr 11] …

Môi trường xã hội, tình hình trật tự trị an xã hội vẫn được duy trì ổn định. Điều này cho thấy những chủ trương chính sách xây dựng xã

hội hài hòa xã hội chủ nghĩa có tác dụng tích cực đến giữ vững ổn định môi trường xã hội. Nhờ đó, tình hình xã hội Trung Quốc có chiều hướng tốt lên. (xem Bảng 2)

3.2.2. Những hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn.

So với mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, trong mấy năm gần đây, những hạn chế còn tồn tại vẫn nhiều hơn so vỡi những gì Trung Quốc đã làm được

Chênh lệch thu nhập giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn vẫn có xu hướng gia tăng. Mặc dù việc phân chia các tỉnh, thành, khu tự trị ở Trung Quốc có sự khác biệt nhưng các số liệu nghiên cứu của các học giả Trung Quốc cho thấy mức chênh lệch thu nhập bình quân đầu người rất rõ rệt. Đó là khu vực miền Đông luôn luôn cao hơn khu vực miền Trung và miền Trung cao hơn khu vực miền Tây (xem Bảng 3 và Bảng 4).

Chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các ngàng nghề lớn. Theo thống kê 100.000 hộ dân ở thành thị và nông thôn của Cục thống kê Nhà nước Trung Quốc cho thấy, ở thành thị, năm 1978 mức chênh lệch thu nhập giữa 20 % hộ có thu nhập cao nhất gấp 1,8 lần hộ 20 % hộ có thu nhập thấp nhất và con số này tăng lên gấp 3 lần năm 1994; ở nông thôn, mức chênh lệch này là 2,9 lần và năm 1994 là 6,6 lần. Mức chênh lệch này ngày càng gia tăng. Điều này cho thấy, vấn đề chênh lệch thu nhập trong các tầng lớp dân cư là một trong những vấn đề hiện nay cần đặc biệt giải quyết.

Y tế vẫn được quần chúng nhân dân coi là vấn đề bức xúc. Ở Trung Quốc đã bắt đầu hình thành hệ thống bảo hiểm y tế công lập ba cấp độ là bảo hiểm y tế công chức thành phố, bảo hiểm y tế cư dân thành phố và tổ chức y tế hợp tác kiểu mới ở nông thôn. Nhưng do phương án cải

cách thể chế y tế chậm, chưa thực sự khởi động cải cách thể chế y tế nên “khám bệnh khó, khám bệnh đắt” vẫn là vấn đề tồn tại làm cho người dân không có niềm tin vào hệ thống y tế, đội ngũ y bác sĩ thiếu phẩm chất đạo đức ... [4, tr 100]. Điều này đòi hỏi Trung Quốc phải tiếp tục huy động các nguồn lực để giải quyết trong thời gian tới thì mới đạt được mục tiêu xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa.

Tình trạng việc làm cung vượt quá cầu vẫn chưa được chuyển biến. Lực lượng lao động mới tăng ở thành phố, sự chuyển dịch sức lao động dư thừa ở nông thôn và những người thất nghiệp vẫn là tiêu điểm trong công tác giải quyết việc làm ở Trung Quốc. Trong thời gian từ 2006 đến 2008, số người thất nghiệp do cải cách doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể và những người thất nghiệp do cải cách doanh nghiệp trước đó còn khoảng 10 triệu người [4, tr 102]. Như vậy, nhiều người cho rằng Trung Quốc giải quyết lượng lớn số việc làm này là bài toán rất khó.

Trật tự trị an xã hội có bước diễn biễn mới: tội phạm kinh tế có chiều hướng gia tăng, làm cho việc quản lí xã hội ngày càng phức tạp.

Các vụ án phạm tội kinh tế tăng. Từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2007, cơ quan công an trong cả nước đã khởi tố 62.000 vụ án liên quan đến tội phạm gây rối trật tự kinh tế thị trường, tăng 9,1 % so với cùng kí năm 2006, 1.904 vụ xâm phạm bản quyền trí tuệ, tăng 31,5 % so với cùng kì năm 2006 … Nếu quản lí không tốt không những gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, khó bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân ở Trung Quốc mà còn chứa ẩn nhiều nhân tố bất ổn trong xã hội của Trung Quốc [4, tr 104 – 105]

Tham nhũng là vấn đề bức xúc. Theo kết quả điều tra phán đoán của cán bộ lãnh đạo về những vấn đề tồn tại trong xã hội Trung Quốc năm 2006 và 2007 cho thấy, trong cả hai năm này tham những đều là một trong ba vấn đề nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc hiện nay. Từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 7 năm 2007 có 136.570 vụ phạm tội tham ô, nhận hối lộ, liên

quan đến 157.569 người, trong đó số vụ án lớn trên 50.000 NDT là 82.162 vụ. Đặc biệt là trong khoảng 5 năm gần đây, Trung Quốc đã đưa ra xét xử hàng loạt các quan chức lãnh đạo cấp tỉnh, cấp Bộ.

Việc thực hiện dân chủ trong Đảng ở Trung Quốc còn gặp nhiều trở ngại. Vấn đề dân chủ trong Đảng ở Trung Quốc hiện nay còn tồn tại đó là: trình tự bầu cử không thông suốt, việc bầu cử trong Đảng ở một số địa phwong thường xảy ra hiện tượng hỗn loạn về trình tự bầu cử; chế độ giới thiệu người ứng cử bầu cử trong Đảng không rõ ràng; cơ chế cạnh tranh không tốt, ít có bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử theo kiểu tranh cử giữa mấy người, đa số là bầu cử theo kiểu gián tiếp; chế độ truy cứu trách nhiệm đối với việc vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật trong bầu cử không kiện toàn …

Với thực tiễn và những đánh giá trên đây, chúng ta tin tưởng rằng, từ nay đến năm 2020, Trung Quốc có thể phần nào giải quyết được vấn đề dân sinh cho các tầng lớp yếu thế trong xã hội. Nhưng vấn đề phát triển chênh lệch, dân chủ trong Đảng và dân chủ trong xã hội thì không dễ gì thực hiện được bởi phát triển cân bằng, dân chủ đòi hỏi phải có một quá trình.

Nói tóm lại, qua những phân tích trên đây, chúng ta đã thấy rõ việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đúng là sự bổ sung mới về lí luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, nhằm giải quyết những vấn đề bất cân bằng sau 30 năm cải cách, mở cửa. Mặc dù việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa mới được đưa ra trong mấy năm gần đây nhưng nó đã góp phần vào việc duy trì ổn định xã hội, có tác dụng tốt trong việc giải quyết phần nào vấn đề dân sinh, môi trường đang đặt ra ở Trung Quốc hiện nay. Song, những vấn đề tích tụ trong thời gian dài cùng với các vấn đề mới xuất hiện trong các năm qua, Trung Quốc không thể dễ gì trong thời gian vài năm có thể giải quyết được.

C. KẾT LUẬN

Qua việc phân tích những chủ trương, chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa trên đây, từ góc độ vĩ mô có thể thấy rằng, nội dung của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa liên quan đến toàn bộ đường lối phát triển của Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Đảng Cộng sản trung Quốc đã bổ sung, làm cụ thể hóa những chủ trương,chính sách để hướng tới phát triển nhịp nhàng, cân bằng. Đó là việc điều chỉnh phát triển nhịp nhàng giữa kinh tế và xã hội, tức là cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, Đảng Cộng sản Trung Quóc đã đưa ra những chủ trương, chính sách giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề dân sinh như: y tế, việc làm, giáo dục, an sinh xã hội cho những tầng lớp yếu thế, chưa được hưởng những thành quả trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc. Có lẽ đây là thể hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội đặc sắc ở Trung Quốc

Để làm được việc này, trong nội hàm của chủ trương, chính sách xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra và hoàn thiện hàng loạt các chính sách liên quan đến thể chế và đã có những thuật ngữ mới lần đầu tiên xuất hiện, chủ yếu thể hiện ở việc thực hiện công bằng chính nghĩa, thực hiện cùng giàu có. Cụ thể như: lần đầu tiên Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa việc “đẩy nhanh xây dựng cơ chế, thể chế có lợi cho việc thay đổi kế cấu giữa thành thị và nông thôn”, lần đầu tiên đã chỉ ra việc “hoàn thiện cơ chế điều tiết nhịp nhàng quan hệ lao động”, lần đầu tiên thực hiện miễn phí giáo dục nghĩa vụ trên phạm vi cả nước hay “xây dựng hệ thống an sinh bao phủ lên cư dân thành thị và nông thôn”, lần đầu tiên Đảng Cộng sản trung Quốc đề ra chủ trương “tăng cường điều tiết vĩ mô đối với phân phối thu nhập”, lần đầu tiên nhắc đến “hệ thống giá trị hạt nhân xã hội chủ nghĩa”, lần đầu tiên đưa ra “lấy hài hòa trong Đảng thúc đẩy hài hòa trong xã hội”.

Như vậy, có thể nói rằng, đây là một lần điều chỉnh chính sách lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trên con đường xây dựng hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Nghiên cứu “Vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách mở cửa”, suy nghĩ về quá trình phát triển của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới chúng ta có thể tham khảo một số vấn đề nhằm giảm thiểu được những mâu thuẫn, giữ vững ổn định xã hội, đưa sự nghiệp đổi mới của nước ta tiếp tục phát triển bền vững, hài hòa, thực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Vấn đề xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc sau 30 năm cải cách, mở cửa (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w