XÂY DỰNG XÃ HỘI HÀI HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở TRUNG QUỐC
3.1.2. Một số hạn chế về mặt lí luận
Ngoài những bổ sung và phát triển về mặt lí luận trên đây, chúng ta thấy rằng, tư tưởng xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa không phải là chủ thuyết chính của Hồ Cẩm Đào mà nó là những chủ trương, chính sách hay những biện pháp giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển đang đặt ra ở Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Như chúng ta đã biết, xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa được Hồ Cẩm Đào đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị Trung ương 4 khóa XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hội nghị Trung ương 6 khóa XVI đưa ra Nghị quyết về việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa nhằm cụ thể hóa các mục tiêu và nhiệm vụ cho đến năm 2020. Nhưng qua Báo cáo chính trị tại Đại hội XVII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúng ta thấy rằng, chỉ có quan điểm “phát triển khoa học” mới là chủ thuyết chính của Hồ Cẩm Đào. Còn xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa chỉ là những biện pháp thực hiện tư tưởng “phát triển khoa học”. Hiện nay, Đảng Cộng sản Trung
Quốc coi quan điểm “phát triển khoa học” là tư tưởng chiến lược và nội dung quan trọng trong hệ thống lí luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Quan điểm “phát triển khoa học” có hạt nhân và bản chất là lấy con người làm gốc. Trong khi, yêu cầu bản chất của việc xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa là xử lí đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Muốn xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa cần phải quán triệt thực hiện quan điểm “phát triển khoa học”, bởi vì mục tiêu của quan điểm “phát triển khoa học” là thực hiện sự phát triển hài hòa giữa con người, xã hội và tự nhiên.
Các mục tiêu, biện pháp, chính sách chưa hoàn thiện trong nộị dung xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa đang được bổ sung và hoàn thiện.
Có thể thấy, vấn đề xây dựng xã hội hài hòa xã hội chủ nghĩa, về mặt lí luận, là sự kế thừa và bổ sung lí luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc làm phong phú thêm Chủ nghĩa Mác, được vận dụng vào thực