Hoạt động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo tại ngân hàng NN và PTNT Khánh Hòa (Trang 45)

1. Qúa trình hình thành và phát triển

2.2. Hoạt động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị

Trong thực tế, kế họach đào tạo tại ngân hàng được chia thành hai mức độ khác nhau là: kế họach đào tạo cho cả năm và kế họach đào tạo cho từng chương trình học cụ thể.

Đối với kế họach đào tạo của năm, do NHNo & PTNT-KH là một chi nhánh cấp I của NHNo & PTNT-VN nên các kế họach của ngân hàng phải phù hợp với các kế họach chung của NHNo & PTNT-VN. Hàng năm, NHNo & PTNT-VN sẽ có các bản dự kiến kế họach đào tạo để gửi cho các chi nhánh, trong đó thường đưa ra các chương trình đào tạo do trụ sở chính tổ chức.

Hình 2.4 Kế hoạch đào tạo năm 2007

BẢNG KẾ HỌACH ĐÀO TẠO NĂM 2007

A. Phần do trụ sở chính tổ chức

TT Nội dung đào tạo Số lớp Thời gian học

1 2 3 4 5

Tập huấn chế độ tiền lương mới Tập huấn luật đất đai

Tập huấn đăng ký thế chấp

Hội nghị hội nhập kinh tế quốc tế Tập huấn quản lý rủi ro

15 17 13 20 22

B. Phần do chi nhánh tự tổ chức

C. Liên kết với các đơn vị khác tổ chức

Sau đó dựa trên cơ sở này và đặc điểm riêng trong họat động của từng chi nhánh, các nhu cầu đào tạo và đặc điểm nhân lực của chi nhánh sẽ đề xuất các lớp học do chi nhánh tự tổ chức hay liên kết với các đơn vị khác tổ chức để hòan thành bản kế họach đào tạo của năm

BẢNG KẾ HỌACH ĐÀO TẠO NĂM 2007

B. Phần do trụ sở chính tổ chức

TT Nội dung đào tạo Số lớp Thời gian học

1 2 3 4 5

Tập huấn chế độ tiền lương mới Tập huấn luật đất đai

Tập huấn đăng ký thế chấp

Hội nghị hội nhập kinh tế quốc tế Tập huấn quản lý rủi ro

15 17 13 20 22 B. Phần do chi nhánh tự tổ chức

TT Nội dung đào tạo Số lớp Thời gian học

1 2 3 4 5

Luật thuế xuất nhập khẩu Giao dịch bảo đảm Nghiệp vụ thẻ Phân tích tài chính Thị trường chứng khóan

C. Liên kết với các đơn vị khác tổ chức

TT Nội dung đào tạo Số lớp Thời gian học

1 2 3 4 5

Bảo trì máy ATM Bảo hiểm phi nhân thọ

Quản trị ngân hàng thương mại Marketing ngân hàng

Đối với cách xây dựng kế họach này các chi nhánh có thể linh họat đưa ra các lớp học cùng thời gian phù hợp với họat động của mình. Đồng thời các chi nhánh có thể kiến nghị thay đổi họăc không tham gia một số lớp học do trụ sở chính tổ chức. Cách xây dựng kế họach này phù hợp với mô hình tổ chức và họat động của tòan hệ thống.

Ở trên là kế họach đào tạo chung cho cả năm, nhưng để thuận lợi cho việc tổ chức và quản lý tại các ngân hàng chi nhánh còn có kế họach chi tiết cho từng chương trình đào tạo.

Hình 2.5 Kế hoạch đào tạo lớp thị trường chứng khoán

BẢN KẾ HỌACH ĐÀO TẠO LỚP: thị trường chứng khóan

TT Họ tên nhân viên Trình độ Bộ phận công tác Chi phí

Giảng viên: Mời giảngviên tại trường ĐH Kinh tế TP. HCM

Tài liệu: Sách thị trường chứng khóan (lý thuyết và bài tập) và các tài liệu tham khảo khác

Thời gian học:

Địa điểm:

Thời gian học trong ngày: Sáng 7h30 đến 10h30, chiều 1h30 đến 4h30.

Đề thi: Do giáo viên giảng dạy ra đề thi

Chổ ở cho giảng viên: Chổ ở cho học viên:

Thời gian tham quan thực tế:

Chi phí:

STT Lọai chi phí Số tiền

1 2 3 4 5

Chi phí cho giảng viên Chi phí cho học viên Tài liệu

Thiết bị học tập Chi phí khác

Nhưng trong quá trình xây dựng kế họach cho từng chương trình học chưa đưa ra các mục tiêu cụ thể về những sự tiến bộ hay thay đổi của nhân viên sau khi tham dự các lớp học. VIệc đưa ra các mục tiêu cụ thể và phù hợp sẽ giúp cho kế họach có tính khả thi hơn, đồng thời có cơ sở để đánh giá hiệu quả của đợt đào tạo.

Bên cạnh đó, cán bộ phụ trách đào tạo của ngân hàng cũng gửi kế họach đào tạo đến các bộ phận phòng ban trong ngân hàng. Để qua đó các bộ phận này kết hợp với phòng tổ chức cán bộ và đào tạo để xác định các đối tượng được đào tạo và sắp xếp thời gian, công việc cho nhân viên tạo điều kiện để nhân viên có thể hòan thành các lớp học.

Kế họach đào tạo cũng được gửi cho bộ phận kế tóan và giám đốc để đạt được sự nhất trí của các bộ phận này, và có kế họach cung cấp chi phí cho các lớp học.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng kế họach đào tạo của ngân hàng chưa chú trọng đến việc chuẩn bị các điều kiện để nhân viên sau khi tham gia các khóa học có thể áp dụng các kiến thức và kỹ năng mới vào công việc. Cũng như chưa có các chính sách để khuyến khích việc áp dụng những kiến thức mới vào thực tế công việc.

Ngoài các hoạt động đào tạo cho các nhân viên, ngân hàng còn xây dựng các chương trình đào tạo dành cho các khách hàng. Một trong những chương trình đào tạo cho khách hàng đó là đào tạo và tập huấn cho khách hang xuất khẩu. Mục đích của hoạt động này là tăng cường quan hệ hợp tác giữa ngân hang và khách hang, tạo điều kiện mở rộng hoạt động ngoại tệ đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng.Việc đào

tạo và tập huấn thường tập trung vào các khách hàng xuất khẩu lớn có tiềm năng thu ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo tại ngân hàng NN và PTNT Khánh Hòa (Trang 45)