Phương hướng phát triển trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo tại ngân hàng NN và PTNT Khánh Hòa (Trang 35)

1. Qúa trình hình thành và phát triển

1.3.3. Phương hướng phát triển trong thời gian tới

Với quyết tâm phấn đấu đạt mục tiêu của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc đề ra, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển ổn định và bền vững…chi nhánh ngân hàng Khánh Hòa xây dựng các mục tiêu và định hướng kinh doanh năm 2007 như sau:

a. Các chỉ tiêu phấn đấu

 Nguồn vốn huy động tại địa phương: phấn đấu tăng tối thiểu 20% so với năm 2006 (không tính tiền gửi có kỳ hạn các TCTD). Trong đó: tỉ trọng vốn huy động trong VHĐ từ dân cư khoảng 65%; nguồn vốn HĐ bằng ngoại tệ tăng 40%.

 Dư nợ cho vay: tăng tối đa 16% so với năm 2006. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn tối đa 53%.

 Tỷ lệ nợ xấu phấn đấu dưới 3%.

 Doanh thu ngoài tín dụng tăng 20% so với năm trước. Tỷ trọng thu dịch vụ so với tổng thu nhập ròng đạt tối thiểu 10%.

 Tiền lương: phấn đấu đạt mức lương tối đa (V1+V2) do nhno&PTNTVN quy định và có một phần tiền thưởng vượt năng suất.

b. Các giải pháp cụ thể

Về nguồn vốn

Tiếp tục coi công tác huy động vốn tại địa phương là nhiệm vụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh năm 2007 với mục tiêu đề ra là:

 Chú trọng huy động vốn từ dân cư và nguồn vốn từ 12 tháng trở lên nhằm tăng cường tính ổn định của nguồn vốn.

 Khai thác tối đa nguồn tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế xã hội.

 Từng bước giảm dần lãi suất bình quân đầu vào.

 Tập trung đẩy mạnh huy động vốn ngoại tệ.

 Nâng cao khả năng tự lực vốn ngoại tệ tại địa phương.

Các giải pháp chủ yếu là:

 Tiếp tục đa dạng hóa hình thức huy động vốn.

 Thực hiện lãi suất huy động linh hoạt cùng với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng.

 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng.

 Khai thác tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp mở tài khoản để tranh thủ nguồn vốn rẻ.

 Phát triển mạng lưới huy động vốn tại các khu vực đông dân cư có kinh tế phát triển, khu công nghiệp.

 Vận động khách hàng sử dụng thẻ ATM, góp phần khai thác tốt nguồn vốn từ tiền gửi cá nhân.

 Tiếp tục vận động huy động vốn qua tổ chức vay vốn, kết hợp chặt chẽ cho vay với huy động vốn.

 Nghiên cứu các hình thức thưởng thích hợp để động viên CBCNV có thành tích trong việc giới thiệu, vận động khách hàng gửi vốn để tạo động lực kích thích.

Về tín dụng

Đáp ứng tín dụng cho các nhu cầu của khách hàng, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội địa phương, góp phần với việc chọn lọc khách hàng, lựa chọn dự án có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Định hướng tín dụng trong năm 2007 như sau:

Về thị trường: tiếp tục củng cố thị trường nông thôn, xác định khách hàng chủ yếu là hộ sản xuất kinh doanh để đảm bảo giữ vững thị phần trước sự phát triển nhanh chóng của các Ngân hàng thương mại khác và Ngân hàng chính sách khác trên địa bàn.

Về khách hàng: tiếp tục phát triển đầu tư cho các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ sản xuất kinh doanh, cá thể; nâng tỷ trọng dư nợ hộ sản xuất lên 50%.

Hướng đầu tư cho ngành nghề: phát triển đầu tư cho các ngành nghề có nhiều tiềm năng của địa phương. Thực hiện triệt để việc quản lý khách hàng hạn mức tín dụng tập trung ngành, nghề trong toàn chi nhánh để phân bổ đầu tư cho hợp lý, dựa trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế từng địa phương, có căn cứ kỹ thuật, hạn chế đầu tư tràn lan, kém hiệu quả.

 Thực hiện tốt chủ trương cho vay bằng ngoại tệ, tài trợ xuất khẩu để mua lại ngoại tệ đồng thời kết hợp với tín dụng bằng nội tệ để nâng cao chênh lệch lãi suất.

 Coi việc nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc hoạt động tín dụng của năm 2007. Kiên quyết không để phát sinh thêm nợ xấu trong năm 2007. Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng từng khoản nợ, xác đinh khả năng thu hồi vốn đề ra các biện pháp xử lý thích hợp đối với từng khoản nợ xấu.

 Đẩy mạnh công tác thu nợ đã xử lý rủi ro, thực hiện biện pháp kiên quyết để thu nợ. Giao chỉ tiêu thu nợ đã xử lý rủi ro cho các chi nhánh và từng cán bộ tín dụng một cách phù hợp trên tin thần phấn đấu tích cực nhất.

 Tiếp tục thực hiện phân loại nợ một cách nghiêm túc theo đúng quy định, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro đúng quy định.

Về tài chính

Phấn đấu nâng cao năng lực tài chính thông qua các hoạt động sau:

 Điều hành lãi suất linh hoạt theo hướng nâng cao chênh lệch lãi suất theo định hướng của NHNO&PTNTVN.

 Thu đủ lãi phát sinh và lãi động của tất cả các khoản nợ luân chuyển. Giao chỉ tiêu thu nợ cho cán bộ tín dụng và có thưởng để khuyến khích.

 Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định xử lý các khoản nợ nhằm tiếp tục lành mạnh hóa dư nợ. Tích cực thu nợ đã xử lý rủi ro để nâng cao doanh thu.

 Thực hiện chi tiêu tiết kiệm, chóng lãng phí.

Về công nghệ

 Chuẩn bị và hoàn chỉnh cơ sở dữ liệu để có thể triển khai kịp thời chương trình giao dịch IPCAS giai đoạn II theo hướng dẫn của nhno&PTNTVN. Đề nghị nhno&PTNTVN cấp thêm máy vi tính nhằm phục vụ tốt công tác giao dịch với khách hàng và thông tin báo cáo.

 Tăng cường ứng dụng các phần mềm của nhno&PTNTVN nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng nhất là công tác thanh toán đảm bảo;nhanh chóng, chính xác, tiện lợi.

 Tiếp tục xây dựng các phần mềm phân tích tài chính, phân tích hoạt động kinh doanh, thống kê báo cáo phục vụ công tác báo cáo chỉ đạo điều hành.

Công tác tổ chức mạng lưới và cán b

 Nghiên cứu mở thêm một số phòng giao dịch tại các khu kinh tế phát triển, nhất là tại địa bàn thành phố Nha Trang và khu kinh tế Vân Phong.

 Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại đội ngũ cán bộ trong từng bộ phận nghiệp vụ đồng thời nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ cho cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc và nhu cầu hội nhập.

 Xây dựng quy chế trả lương gắn với công tác khoán đến người lao động nhằm động viên kích thích lao động sáng tạo và nâng cao năng suất, hiệu quả công tác.

Công tác chỉ đạo điều hành

 Thực hiện khoán tài chính đến các chi nhánh ngân hàng cơ sở, Phòng giao dịch nhằm tạo động lực mới cho kinh doanh, kích thích sự sáng tạo của Ngân hàng cơ sở và người lao động.

 Tổng kết phong trào thi đua năm củ và phát động phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu năm tới, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. Tiếp tục cũng cố công tác thi đua khen thưởng; phát huy động lực từ cơ sở và người lao động; có khen thưởng xứng đáng những điển hình tiên tiến, có sáng kiến kinh nghiệm… phát động phong trào thi đua ngắn ngày, thi đua trong một số mặt công tác như: huy động vốn, thu nợ đã xử lý rủi ro, thu lãi cho vay…

 Tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, tiếp thị và phát triển thương hiệu; đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các panô, áp phích, băng rôn … đến các thôn, xã; xây dựng các chính sách khách hàng năm 2007 và tổ chức triển khai tổ chức một cách đồng bộ các biện pháp chăm sóc khách hàng.

 Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ kiểm soát; thực hiện chương trình kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt nghiệp vụ nhằm phát hiện chấn chỉnh những sai sót kịp thời.

 Triển khai mạnh mẽ chương trình hành động chống tham nhũng, tiêu cực, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định Hội Đồng Quản Trị nhno&PTNTVN.

 Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong điều hành; xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm pháp luật, các quy chế, chế độ… do cấp trên đề ra.

Các hoạt động kinh doanh khác

 Chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện có nhằm cung ứng nhiều tiện ích cho khách hàng, góp phần nâng cao uy tín thu nhập. Những chi nhánh có môi trường thuận lợi để phát triển các hoạt động dịch vụ, phải tăng cường quảng cáo và vận động khách hàng sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.

 Các chi nhánh Ngân hàng cơ sở được trang bị máy ATM cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng cáo tuyên truyền, khuyến mãi, vận động khách hàng sử dụng thẻ

ATM; vận động các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản thẻ. Đề nghị nhno&PTNTVN nhánh chống triển khai và phát hành thẻ thanh toán quốc tế.

 Tích cực quảng cáo thu hút khách hàng giao dịch tại các đại lý nhận lệnh chứng khoán tại nhno&PTNT tỉnh.

Phát huy khí thế và thành tích đã đạt được, toàn thể CBCNV chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh quyết tâm phấn đấu và hoàn thành các chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra, giữ vững vị thế và thị phần hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn tỉnh, không ngừng nâng cao uy tính thương hiệu NHNo&PTNT-VN

2. Đánh giá hoạt động đào tạo

2.1. Hoạt động xác định nhu cầu đào tạo

Trong họat động của Ngân Hàng nhu cầu đào tạo phát sinh rất đa dạng nhưng được chia thành ba lọai.

Thứ nhất là nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên. Đây là hình thức đào tạo bồi dưỡng gắn với công việc nhằm cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ cho cán bộ viên chức trong tòan hệ thống, theo các hình thức: tập huấn, bồi dưỡng, khảo sát, đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ. Đây là hình thức đào tạo mang tính chất bắt buộc.

Thứ hai là nhu cầu đào tạo nâng cao. Đây là hình thức đào tạo dài hạn gắn với các văn bằng được nhà nước hoặc quốc tế công nhận.

Bên cạnh đó hàng năm, có các nhân viên mới được tuyển vào làm việc. Những người này có nhu cầu tham gia các lớp học, bồi dưỡng về hệ thống ngân hàng, đào tạo lại về các kỹ năng nghiệp vụ.

Trong đó, lọai nhu cầu bồi dưỡng thường xuyên các nội dung kiến thức thường là các kiến thức liên quan đến tài chính và nghiệp vụ ngân hàng.

Trong thực tế, các nhu cầu đào tạo là rất nhiều, đa dạng và với nguồn lực có hạn của Ngân Hàng thật khó để có thể đáp ứng được hết các nhu cầu đào tạo trên. Do đó sẽ có việc xác định, đánh giá lại các nhu cầu đào tạo.

Đánh giá nhu cầu là một quá trình thu thập và phân tích thông tin, đòi hỏi sự tham gia của nhiều người từ các trưởng phòng và cán bộ phụ trách nhân lực trở lên đôi khi

có sự tham gia của cả nhân viên. Cách đánh giá nhu cầu thường được sử dụng tại ngân hàng là :

-Dựa vào các nhu cầu dự kiến về nhân lực -Dựa vào nguyện vọng của nhân viên.

-Dựa vào đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên.

-Dựa vào các bản mô tả công việc của nhân viên, bản yêu cầu công việc.

Đối với cách xác định nhu cầu đào tạo bằng cách dựa vào nhu cầu dự kiến về nhân lực, hàng năm bộ phận phụ trách về đào tạo tại Ngân hàng có thể thấy được các nhu cầu đào tạo như sau:

+ Đào tạo lại, đào tạo bổ sung cho nhân viên, nâng cao trình độ cho nhân viên. Nhu cầu này xuất hiện khi có sự thuyên chuyển nhân viên từ bộ phận này sang bộ phận khác,hay khi Ngân hàng đưa các công nghệ mới vào trong hoạt động kinh doanh. Khi đó nhân viên cần được đào tạo để thích ứng.

+ Đào tạo thêm kiến thức cho các nhân viên mới. Khi có nhân viên mới được tuyển mới hay bổ sung, họ cần được đào tạo để thích nghi với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Ví dụ như các nhân viên mới được tuyển không được đào tạo trong chuyên nghành Ngân hàng, họ cần được đào tạo các kiến thức về Ngân hàng cơ bản và nghiệp vụ Ngân hàng.

Tại Ngân hàng một cách xác định nhu cầu đao tạo khác đó là dựa vào các nguyện vọng của nhân viên.Mỗi nhân viên đều có nhu cầu được đào tạ thêm một số kiến thức họ còn thiết mà không phải lúc nào bộ phận phụ trách đào tạo cũng có thể thấy hết được các nhu cầu đó. Một số nhân viên có thể đề nghị được tham gia các khoá học về tin học, ngoại ngữ hay học thêm bằng đại học thứ hai.Khi đó các nhân viên này có thể làm đơn đề nghị được tham gia các khoá học đó và gửi cho bộ phân phụ trách đào tạo giải quyết.

Bên cạnh đó, để xác định nhu cầu đào tạo cho nhân viên bộ phận phụ trách đào tạo có thể căn cứ vào bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc để xác định các kiến thức và kỹ năng cần đào tạo.

Ví dụ: xác định nhu cầu đào tạo cho cán bộ quản lý nhân lực trước hết ta xem xét bản mô tả công việc sau:

Hình 2.2 Bản mô tả công việc của cán bộ nhân lực

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC

1. Chức danh công việc: Cán bộ quản lý nhân lực

2. Báo cáo với:

3. Ngạch lương:

CÁC NHIỆM VỤ

Thiết kế và thực hiện các chính sách có liên quan tới tất cả các họat động quản lý con người. Tuyển mộ, phỏng vấn và tuyển chọn lao động cho tất cả các vị trí việc làm còn trống. Thiết kế và thực hiện các chương trình định hướng cho các công nhân viên mới để xây dựng cho họ thái độ tích cực đối với các mục tiêu của ngân hàng. Theo dõi và quản lý các họat động như bảo hiểm, hưu trí và các họat độngvề nhân lực như thuê mướn, thăng tiến, thuyên chuyển và cho thôi việc. điều tra các vụ tai nạn lao độngvà viết các báo cáo trình lên thanh tra. Thực hiện các cuộc nghiên cứu về tiền lương trong thị trường lao động để xác định mức trả lương hợp lý. Làm việc với các trưởng bộ phận để giải quyết các bất bình. Viết các bảng báo cáo về những nhân viên rời khỏi ngân hàng và thực hiện các cuộc phỏng vấn để xác định nguyên nhân. Viết các bản báo cáo và các kiến nghị nhằm giảm tình trạng vắng mặt và biến động sức lao động. Có thể đàm phán với đại diện công đòan khi xây dựng thỏa ước lao động tập thể.

CÁC YÊU CẦU CỦA CÔNG VIỆC

Kiến thức: Có kiến thức cơ bản về quản lý nhân lực, hiểu biết về các chính sách và các quy định của nhà nước về các họat động kinh doanh của ngân hàng, hiểu biết về luật pháp và các quy định về lao động.

Kỹ năng: sử dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu lao động như chụp ảnh, bấm giờ, phỏng vấn, điều tra xã hội học… Có khả năng giao tiếp và quan hệ con người; có kỹ năng sọan thảo, đàm phán; sử dụng thành thạo tiếng Anh và các

chương trình máy tính văn phòng.

Giáo dục: Tốt nghiệp đại học hoặc tương đương về quản lý nguồn nhân lực hoặc kinh tế lao động hoặc quản trị kinh doanh.

Kinh nghiệm: Có tối thiểu hai năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhân lực hoặc quản trị ngân hàng thương mại.

Ta có thể thấy rằng các chính sách của nhà nước về bảo hiểm xã hội, BHYT, tiền lương, hưu trí, luật lao động thường xuyên có sự thay đổi. Bên cạnh đó là sự thay đổi của đời sống xã hội, sự thay đổi trong thị trường lao động, sự thay đổi của khoa học công nghệ.Do đó để cán bộ quản lý nhân lực có thể làm tốt được những công việc như

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động đào tạo tại ngân hàng NN và PTNT Khánh Hòa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)