Giải phápđể mô hình phối thuộc viện nghiên cứu và trường đại học hoạt động hiệu quả

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 78)

4. Các giải phápđể tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và đào tạo

4.2.Giải phápđể mô hình phối thuộc viện nghiên cứu và trường đại học hoạt động hiệu quả

học hoạt động hiệu quả

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, để có sự kết hợp hiệu quả giữa các trường đại học và các viện nghiên cứu nhằm sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực và cơ sở vật chất mà Nhà nước đã đầu tư cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, các giải pháp đó là:

4.2.1. Nhà nước công bố các thiết chế để thúc đẩy quá trình hợp tác theo hướng mô hình phối thuộc viện nghiên cứu và trường đại học.

Trong suốt chiều dài lịch sử của phần lớn các nước theo mô hình đại học của Liên Xô, nghiên cứu khoa học đã bị chia cắt khỏi đại học. Vị trí của nghiên cứu khoa học trong các trường đại học ở nước ta hầu như được đặt ở mức rất khiêm tốn so với các viện nghiên cứu được tổ chức trong khuôn khổ các trung tâm quốc gia. Hình thức tổ chức viện nghiên trong trường đại học cũng đã được quan tâm thực hiện (từ năm 1992, nhờ có Nghị định 35/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng), tuy nhiên, những hoạt động của các viện này dựa trên nguyên tắc tự trang trải, nó cũng hoàn toàn không được sự ưu tiên nào từ phía ngân sách nhà nước. Hơn nữa, sức ép về giảng dạy cũng không có phép các thày cô dành nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học.[6]

Bên cạnh đó, mạng lưới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam cũng được tổ chức theo mô hình của Liên Xô trước đây. Mạng lưới nghiên cứu khoa học ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được đặt trong các cơ quan khoa học độc lập có hàm hành chính là cơ quan ngang bộ và đặt trực thuộc Chính phủ (như Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Do có sự đầu tư vào nghiên cứu khoa học, mà cơ sở vật chất, trang

thiết bị, điều kiện làm việc của các viện mạnh hơn rất nhiều so với các trường, do vậy điều kiện nghiên cứu của các nghiên cứu viên ở những cơ sở này có điều kiện phát triển hơn ở các trường đại học.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, tác giả đã tiến hành trao đổi và phỏng vấn sâu đối với các cán bộ tham gia công tác đào tạo (các nghiên cứu viên, các giảng viên), đa số các ý kiến đều cho rằng: mục đích mô hình phối thuộc hướng tới chính là sử dụng một cách tối ưu nguồn nhân lực chất xám, cũng như các trang thiết bị hiện đại hiện đang tập trung tại các viện vào công tác giảng dạy đại học. Các ý kiến đều phản ánh:

Sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có (cơ sở vật chất; đội ngũ các bộ giảng dạy - là các nhà nghiên cứu khoa học có uy tín) sẽ là tiền đề để xây dựng một môi trường giảng dạy chất lượng và hiện đại

Bộ Giáo dục và Đào tạo - với chức năng quản lý nhà nước chỉ quy định một khung kiến thức tối thiểu cho các ngành đào tạo bậc đại học, còn lại dành quyền chủ động cho các trường, các khoa, các bộ môn có điều kiện xây dựng “thương hiệu” cho mình.

4.2.2. Xây dựng và phát triển môi trường nghiên cứu tại trường đại học

Trong các buổi trao đổi, phỏng vấn, tác giả cũng thu nhận được nhiều ý kiến về việc phát triển môi trường nghiên cứu tại trường đại học, tác giả xin được ghi nhận các ý kiến đó là :

Xây dựng quy chế hỗ trợ nghiên cứu cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên của trường tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học chuyên đề, tọa đàm khoa học... tại viện nghiên cứu.

Hoạt động nghiên cứu và cách thực hiện các công trình nghiên cứu của nhà trường sẽ kích thích quá trình học tập không ngừng của mọi giảng viên và học viên. Điều này sẽ tạo thành vốn liếng uy tín của nhà trường

Phân bố thời lượng một môn học, đặc biệt là các môn chuyên ngành, theo hướng giảm thời gian giảng lý thuyết trên lớp, tăng cường các hình thức thảo luận theo chủ đề, tăng cường các hình thức tự học có hướng dẫn và kiểm soát của của giáo viên thông qua các bài tập, tiểu luận môn học và các đề tài nghiên cứu khoa học.

Tin học hóa hoạt động thông tin - thư viện, xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu trực tuyến. Bổ sung vốn tài liệu, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ thông tin tư liệu phục vụ cho bạn học.

4.2.3. Xây dựng quy chế giảng viên - nghiên cứu viên kiêm nhiệm

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn các đối tượng khác nhau: nghiên cứu viên của các viện chuyên ngành thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam tham gia giảng dạy, giảng viên tại Trường đại học Công nghệ về quá trình tham gia công tác đào tạo tại trường đại học, cũng như việc tham gia nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, các ý kiến đều cùng quan điểm, đó là: “Kiêm nhiệm phải đúng nghĩa là kiêm nhiệm chứ không phải chỉ lên lớp giảng bài, họ phải có thời gian thảo luận về quá trình đào tạo sinh viên, có trách nhiệm về chất lượng đào tạo. Bản thân những giảng viên kiêm nhiệm cũng phải được hưởng các quyền lợi như các giảng viên cơ hữu của trường từ việc tham gia bầu cử đến việc tham gia quản lý tại bộ môn, tại khoa cũng như tại trường đại học”.

Nhà nước ban hành được quy chế quản lý phù hợp với mô hình phối thuộc giữa trường và viện. Mục tiêu của cơ chế này là quyền lợi của giảng viên các trường đại học gắn kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu thông qua các đề tài. Bên cạnh đó, vai trò của các cán bộ nghiên cứu được thể hiện thông qua quá trình tham gia giảng dạy tại trường đại học.

Trường đại học có quy chế rõ ràng về số giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm, giảng viên mời; chế độ lương thưởng... để tập hợp, khuyến khích các nhà nghiên cứu tham gia giảng dạy. Thiết lập cơ chế kiêm nhiệm rõ ràng, để cán bộ nghiên cứu của viện tham gia giảng dạy trường có trách nhiệm và quyền lợi gắn bó chặt chẽ hơn với trường đại học.

Viện nghiên cứu tiến hành xây dựng cơ chế để mời các giảng viên có biên chế của trường về kiêm nhiệm công tác nghiên cứu tại viện.

Kết luận và khuyến nghị

1. Kết luận

Sau khi tìm hiểu xu thế liên kết nghiên cứu - đào tạo của hệ thống giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng như trong nước, đặc biệt là nghiên cứu sự kết hợp giữa đào tạo và nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1) Xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục đại học hiện nay trên thế

giới là mô hình “Đại học nghiên cứu” - Mô hình kết hợp học tập với giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua nghiên cứu/ triển khai/ chuyển giao công nghệ/ phục vụ xã hội... Các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng đặt nhiệm vụ tham gia đào tạo ở một vị trí đặc biệt quan trọng, phục vụ trực tiếp cho sự phát triển của mình, cũng như vì lợi ích của toàn xã hội.

2) ở nước ta, lợi ích của sự gắn kết giữa viện và trường đã được khẳng

định trong lĩnh vực Y tế. Trong các lĩnh vực khác, vấn đề liên kết đã được nhắc đến nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa có được một thể chế chính sách rõ ràng. Sự gắn kết chủ yếu được thực hiện thông qua các hợp đồng, các thỏa thuận giữa viện nghiên cứu và trường đại học để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ cụ thể về đào tạo, nghiên cứu và mới mang tính chất đơn lẻ, tự phát.

3) Mô hình liên kết nghiên cứu - đào tạo chặt chẽ dựa trên các văn bản

(trên 40 năm) giữa Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp với hầu hết các trường đại học lớn của Pháp cần được coi như một kiểu mẫu liên kết mà Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội có thể lưu ý. Bên cạnh bài học quốc tế này, các cơ chế, chính sách trong việc phối hợp đào tạo - nghiên cứu của ngành Y tế ở nước ta cũng cần được khai thác.

4) Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội

đã tiến hành trao đổi, thỏa thuận và ký kết nhiều văn bản hợp tác đào tạo - nghiên cứu khung. Thực hiện chủ trương trên, giữa các đơn vị thành viên của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội đã có nhiều hình thức tổ chức liên kết đào tạo - nghiên cứu được triển khai. Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn còn phân tán, thiếu nhiều cơ sở pháp lý để đảm bảo ổn định lâu dài.

5) Một trong những mô hình kết hợp khá chặt chẽ giữa đào tạo và

nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là mô hình phối thuộc viện - trường: Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá, đã tạo được sự liên thông trong đào tạo (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ). Mô hình phối thuộc này bước đầu đã tận dụng được tiềm năng chất xám (đội ngũ các giáo sư, tiến sĩ, các cán bộ nghiên cứu) và cơ sở vật chất hiện có của viện nghiên cứu phục vụ cho công tác đào tạo. Sinh viên được sớm làm quen với môi trường nghiên cứu.

6) Mô hình phối hợp liên kết nghiên cứu và đào tạo này thực sự là mới,

nhưng còn mang nhiều yếu tố rủi ro với độ tin cậy chưa cao, do đó cần có cơ sở pháp lý đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của mô hình này.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 78)