Thực trạng về năng lực nghiên cứu và đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 38)

gia Hà Nội và Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.1. Đại học Quốc gia Hà Nội

Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập năm 1993, trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội là Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. Đại học Quốc gia Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học của nước ta. [19]

3.1.1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Hình 3 - Sơ đồ tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội

Hội đồng ĐHQGHN Ban giám đốc Văn phòng và các Ban chức năng Các trường đại học và khoa trực thuộc Các Viện và Trung tâm KHCN Các đơn vị phục vụ, sản xuất và dịch vụ

Cơ cấu hiện nay của trường bao gồm: Các trường đại học thành viên (Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Ngoại ngữ); Các viện nghiên cứu khoa học thành viên (Viện Công nghệ thông tin, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học); Các khoa trực thuộc (Khoa Luật, Khoa Quản trị Kinh doanh, Khoa Quốc tế, Khoa Sau đại học, Khoa Sư phạm), Các trung tâm nghiên cứu, đào tạo trực thuộc (Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Nghiên cứu về phụ nữ, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá, Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo và Nghiên cứu phát triển giáo dục, Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm, Trung tâm Phát triển hệ thống, Trung tâm giáo dục quốc phòng) và một số đơn vị phục vụ.

Đại học Quốc gia Hà Nội có một đội ngũ cán bộ đông đảo có uy tín và trình độ cao, với 2387 cán bộ, trong đó có 1418 cán bộ giảng dạy bao gồm 41 giáo sư, 225 phó giáo sư, 25 tiến sĩ khoa học, 530 tiến sĩ và 700 thạc sĩ (số liệu thống kê tính đến 31/12/2006), chiếm tỷ trọng lớn trong đội ngũ cán bộ khoa học chung của cả nước; nhiều người là những nhà khoa học đầu ngành, đặc biệt là trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn.

3.1.2. Hoạt động đào tạo

Đại học Quốc gia Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài khoa học, công nghệ cho đất nước. Cùng với các chương trình đào tạo chuẩn (chất lượng quốc gia) áp dụng đối với hệ đào tạo chính quy thông thường, Đại học Quốc gia Hà Nội ưu tiên đầu tư

các nguồn lực để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực tài năng đối với một bộ phận sinh viên giỏi, hợp tác với các trường đại học có uy tín trên thế giới thực hiện đào tạo liên kết theo chương trình và tiêu chuẩn chất lượng của trường đại học đối tác nước ngoài.

Đại học Quốc gia Hà Nội có quy mô đào tạo lớn, với tổng số 49.921 sinh viên các bậc, hệ, loại hình đào tạo vào thời điểm tháng 1/2007, trong đó có: 42.012 sinh viên đại học theo học 60 ngành đào tạo bậc đại học; 4.831 học viên cao học theo học 103 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 444 nghiên cứu sinh theo học 77 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ. Ngoài ra, nhà trường có 2.302 học sinh trung học phổ thông chuyên; 217 sinh viên nước ngoài.

3.1.3. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Để kết hợp chặt chẽ với đào tạo, phát huy thế mạnh đa ngành, liên ngành và tiềm lực nghiên cứu, Đại học Quốc gia Hà Nội đã phát triển nghiên cứu khoa học theo những hướng ưu tiên: Nghiên cứu cơ bản có định hướng, chọn lọc và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; nghiên cứu chuyển giao các công nghệ cao, công nghệ nguồn dựa trên các thành tựu nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu đổi mới giáo dục đại học; điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững,....

* Kinh phí đầu tư cho hoạt động Khoa học và Công nghệ: Kinh phí đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội liên tục tăng. Tổng kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội từ những nguồn khác nhau, giai đoạn 2001-2007 được thể hiện trên bảng sau:

Bảng 2 - Kinh phí dành cho hoạt động khoa học và công nghệ của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2001 - 2007

(đơn vị: triệu đồng)

Năm Tổng cộng

Từ kinh phí đầu tư chiều

sâu Từ kinh phí KHCN Từ các nguồn thu, nguồn tài trợ Năm 2001 24.268 7.300 11.893 5.075 Năm 2002 31.295 8.300 16.709 6.286 Năm 2003 27.260 2.800 17.247 7.213 Năm 2004 61.716 22.000 30.714 9.002 Năm 2005 75.694 29.500 31.694 14.500 Năm 2006 99.730 50.000 43.000 6.730 Năm 2007 148.730 80.000 56.730 12.000 Cộng 468.693 199.900 207.987 60.806

(nguồn: Đại học Quốc gia Hà Nội) 3.1.4. Mối quan hệ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã bước đầu khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam, tạo thế mạnh trong đào tạo và nghiên cứu khoa học: đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, tạo nhiều cơ hội việc làm, nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. Xét theo chiều ngang, Đại học Quốc gia Hà Nội đã là một đại học đa ngành, đa lĩnh vực, với 60 mã ngành đào tạo Cử nhân, hơn 120 mã ngành đào tạo thạc sĩ và gần 100 mã ngành đào tạo tiến sĩ. [10]

Còn xét theo chiều dọc (các hệ thống thực hiện ba chức năng) thì hệ thống nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng của Đại học Quốc gia

Hà Nội còn ít và chưa đủ mạnh (2 viện, 6 trung tâm nghiên cứu và triển khai). [10]

Hệ thống các đơn vị đào tạo trong Đại học Quốc gia Hà Nội được tổ chức theo hướng ưu tiên quá nhiều cho giảng dạy, chưa tạo cơ chế thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng. Nghiên cứu khoa học chưa gắn kết chặt chẽ với đào tạo, sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được ứng dụng có hiệu quả trong đào tạo, chưa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. [12]

Mô hình tổ chức của Đại học Quốc gia Hà Nội còn tương đối khép kín, chưa tạo được sự liên thông, liên kết giữa các hệ thống: đào tạo - nghiên cứu khoa học - dịch vụ (các viện, trung tâm còn chưa phải là các đầu mối liên kết lực lượng nghiên cứu trong toàn Đại học Quốc gia Hà Nội). Kết quả là chưa tận dụng hết các nguồn lực, các thế mạnh của từng hệ thống trong các hoạt động của Đại học Quốc gia Hà Nội. [12]

3.2. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Vietnam Academy of Science and Technology) là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hướng trọng điểm của Nhà nước nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nước theo quy định của pháp luật. [21]

3.2.1. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 7 tổ chức giúp việc Chủ tịch viện (các cơ quan chức năng), 24 viện nghiên cứu, 9 đơn vị sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập, các Doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp khoa học và công nghệ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các Hội đồng khoa học ngành và liên ngành có chức năng tư vấn cho Chủ tịch viện về các phương hướng khoa học công nghệ, tư vấn xác định các nhiệm vụ, đề tài khoa học công nghệ và tư vấn tuyển chọn cá nhân chủ nhiệm, đơn vị chủ trì thực hiện các đề tài, đề án khoa học và công nghệ .

Các đơn vị nghiên cứu của viện phân bố tại các tỉnh thành như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Hải Phòng, Đà Lạt. Ngoài ra viện còn có 40 đài và trạm quan trắc phân bố trên hầu khắp các vùng trong cả nước.

Hình 4 - Sơ đồ tổ chức của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam [21]

3.2.2. Tiềm lực cán bộ:

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam hiện có lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ trên 3.000 người, trong đó có trên 200 giáo sư và phó giáo sư và trên 600 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học thuộc các chuyên ngành

khoa học và công nghệ khác nhau: toán học, tin học, sinh học, cơ học, hóa học, khoa học về trái đất và biển, khoa học vật liệu... Ngoài ra viện còn có trên 800 cán bộ khoa học, kỹ thuật viên và công nhân bậc cao làm việc dưới dạng hợp đồng dài hạn.

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành lớn nhất của cả nước, tập trung lực lượng cán bộ nghiên cứu trình độ cao và các đơn vị nghiên cứu, triển khai và sản xuất - kinh doanh.

Bảng 3 - Thống kê tiềm lực cán bộ của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

(tính đến 31/12/2007) TT Tên đơn vị Học vị Học hàm TS, TSKH ThS ĐH GS PGS 1 Viện Toán học 58 3 10 18 14

2 Viện Công nghệ Thông tin 42 21 75 2 15

3 Viện Vật lý và Điện tử 43 7 57 10 10

4 Viện Vật lý địa cầu 14 14 23 2 4

5 Viện Hoá học 51 18 58 4 14

6 Viện Công nghệ hoá học 9 9 18 0 3

7 Viện Hoá học các h/c thiên nhiên 12 9 17 1 3

8 Viện Sinh thái và Tài nguyên SV 34 27 43 1 10

9 Viện Hải dương học 13 - - 0 1

10 Viện Sinh học nhiệt đới 18 13 41 0 3

11 Viện Công nghệ Sinh học 52 22 72 1 15

12 Viện Cơ học 30 21 45 6 9

13 Viện Cơ học ứng dụng 7 8 23 0 0

14 Viện Khoa học vật liệu 55 31 105 5 19

TT Tên đơn vị

Học vị Học hàm

TS,

TSKH ThS ĐH GS PGS

16 Viện Địa lý 26 19 40 0 3

17 Viện Kỹ thuật nhiệt đới 20 11 41 0 3

18 Viện Công nghệ môi trường 13 8 25 1 1

19 Trung tâm Thông tin tư liệu 3 11 31 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 Viện Tài nguyên và môi trường Biển 8 15 20 0 1

21 Viện Địa chất và Địa vật lý Biển 16 11 32 1 0

22 Phân viện Sinh học tại Đà Lạt 2 12 7 0 0

23 Viện KHVL ứng dụng 10 9 15 0 0

24 Viện NC và ƯD CN Nha Trang 2 14 13 0 0

25 Phân viện Địa lý tại TP. HCM 5 5 17 0 0

26 Phân viện Hoá HCTN tại TP. HCM 2 3 4 1 0

27 Phân viện Vật lý tại TP. HCM 16 2 28 2 3

28 Phân viện CNTT tại TP. HCM 2 2 15 0 0

29 Khối các tổ chức giúp CT Viện 9 8 45 1 0

30 Cơ quan thường trực tại TP. HCM 0 0 6 0 0

31 Viện Vật lý ứng dụng và TBKH 2 3 15 0 0

32 Trung tâm Đào tạo, Tư vấn và CGCN 3 2 6 0 2

33 Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng 3 5 22 0 1

Tổng cộng 623 351 1024 56 141

(Nguồn: Ban Tổ chức Cán bộ - Viện KH&CNVN) 3.2.3. Tiềm lực nghiên cứu và triển khai

Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đang tập trung nghiên cứu theo 9 hướng trọng điểm đã được Chính phủ phê duyệt: Công nghệ thông tin và tự động hoá; Khoa học và công nghệ vật liệu; Nông nghiệp sinh thái và Công nghệ sinh học; Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; Các hợp chất có hoạt tính sinh học; Điện tử, cơ điện tử và Công nghệ vũ trụ; Biển và công trình biển; Công nghệ môi trường. Số

lượng và kinh phí đề tài cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đầu tư tăng hàng năm.

Bảng 4 - Thống kê số lượng đề tài

cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giai đoạn 2004-2009

Thời gian thực hiện Số lượng đề tài Tổng kinh phí thực hiện

(triệu đồng) 2004 - 2005 44 9.980 2005 - 2006 41 10.600 2006 - 2007 50 14.180 2007- 2008 40 12.280 2008 - 2009 58 19.540

(Nguồn: Ban Kế hoạch Tài chính - Viện KH&CNVN)

Hàng năm, viện chủ trì thực hiện hàng trăm đề tài, đề án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ thuộc các Chương trình khoa học - công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước và cấp Bộ về các lĩnh vực công nghệ cao; hàng trăm đề tài nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và hàng chục nhiệm vụ điều tra cơ bản và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học - công nghệ về bảo vệ môi trường và nhiều nhiệm vụ thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia về Biển Đông- Hải đảo, nước sạch - vệ sinh môi trường và khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học, góp phần giải quyết nhiều vấn đề cơ sở khoa học phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hàng năm, hàng trăm công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí, sách báo khoa học, nhiều các sản phẩm và kết quả nghiên cứu đã được đưa vào phục vụ thực tiễn, trong đó có cả những sản phẩm khoa học và công nghệ đã được thương mại hoá.

Thư viện khoa học của viện là một trong 4 thư viện khoa học kỹ thuật chuyên ngành lớn nhất của cả nước, ở đây lưu trữ hàng nghìn tên sách và tạp chí. Hàng năm thư viện được bổ sung khoảng 300 tên tạp chí các loại được xuất bản từ các nhà xuất bản lớn trên thế giới. Thư viện điện tử đã hoàn thành và đi vào hoạt động phục vụ các độc giả đến khai thác thông tin ngày càng có hiệu quả.

3.2.4. Hợp tác quốc tế

Viện có quan hệ hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với hàng chục viện hàn lâm và trung tâm khoa học quốc gia của nhiều nước trên thế giới, với nhiều trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ của các nước và vùng lãnh thổ... trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ cũng như về đào tạo cán bộ. Đặc biệt trong những năm gần đây, viện đã nhận được những dự án về nghiên cứu triển khai và tăng cường tiềm lực từ các nguồn vốn ODA như dự án nâng cao năng lực phân tích, xử lý và quản lý môi trường nước do tổ chức JICA (Nhật Bản) và tổ chức KOICA (Hàn Quốc) tài trợ, ... Ngoài ra, viện còn nhận được sự tài trợ của UNDP và Quỹ môi trường toàn cầu như dự án về các công nghệ và giải pháp chiếu sáng công cộng tiên tiến nhằm tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Bảng 5 - Tổng kết các đề tài nghiên cứu cơ bản giai đoạn 2003 – 2008

Số TT

Ngành, lĩnh vực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số đề tài Kinh phí Số đề tài Kinh phí Số đề tài Kinh phí Số đề tài Kinh phí Số đề tài Kinh phí Số đề tài Kinh phí 1 Toán học 52 2700 55 3064 55 3050 26 1545 26 2285 26 1450 2 Tin học 27 1600 44 1915 44 2020 12 875 12 775 11 440 3 Cơ học 56 2700 60 2890 63 3150 23 1295 23 1615 18 770 4 Vật lý 85 4800 71 3774 71 4188 52 4030 53 6700 45 3420 5 Hoá học 157 5700 170 7860 170 8215 76 3045 76 5725 59 2635 6 CN sinh học 0 21 2640 21 2534 113 4410 113 6935 99 3605 7 Các KH trái đất 170 5100 209 7846 218 7716 94 4200 94 5595 83 3170 Tổng cộng 547 22600 630 29989 642 30873 396 19400 397 29700 341 15490

3.2.5. Kết quả hoạt động liên kết giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo tại

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 38)