Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 34)

2. Các mô hình liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo trong và ngoài nước

2.2.Tình hình trong nước

ở nước ta, trong lĩnh vực y tế, Trường Đại học Y Hà Nội là một mô hình điển hình về việc kết hợp giữa nghiên cứu và đào tạo. Trường là trọng điểm quốc gia của ngành y tế Việt Nam. Trường có chức năng, nhiệm vụ: đào tạo bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kĩ thuật y học, cử nhân y tế công cộng, bác sĩ răng - hàm - mặt, tiến sĩ y học, thạc sĩ y học. Ngoài hai khoa: Y tế công cộng, Y học cổ truyền; 8 bộ môn khoa học cơ bản; 12 bộ môn y học cơ sở; 23 bộ môn y học lâm sàng; 13 trung tâm và đơn vị nghiên cứu dự án khoa học được đặt trụ sở tại Trường,

Trường Đại học Y Hà Nội còn có các bộ môn ở 27 bệnh viện và viện

nghiên cứu: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Viện Nhi Trung ương, Viện Lao và các Bệnh phổi, Viện E, Viện Y học Cổ truyền Trung ương, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, vv... [19]. Có thể kể đến những Bộ môn điển hình như:

Bộ môn Phụ sản - Trường Đại học Y Hà Nội có gắn bó mật thiết với Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong công tác đào tạo sinh viên. 100% số

cán bộ của Bộ môn của đều đang tham gia làm việc tại Bệnh viện, và nhiều cán bộ quản lý, bác sỹ của Bệnh viện cũng là giáo viên kiêm nhiệm của Bộ môn. Sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành theo mô hình viện - trường đã phát huy hiện quả trong việc nâng cao chất lượng điều trị tại Bệnh viện cũng như nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên. Hàng loạt kết quả nghiên cứu cùng nhiều phác đồ điều trị và kinh nghiệm của Bệnh viện đã được đưa vào giảng dạy không chỉ tại Trường Đại học Y Hà Nội mà còn ở các Trường Đại học Y trong cả nước.

Cũng với mô hình này, bộ môn Nội Tiêu hóa (A3), bệnh viện 108, là cơ sở thực tập, huấn luyện cho các học viên sau Đại học của Học viện Quân y và Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình về chuyên ngành nội Tiêu hoá. Tham gia giảng dạy đào tạo ở Bộ môn Nội Tiêu hoá là các giảng viên của Học viện Quân y, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Thái Bình...

Tại bệnh viện Việt Đức, 5 bộ môn của trường đại học Y Hà Nội có cơ sở làm việc đặt tại bệnh viện. Bệnh viện là cơ sở chính đào tạo đại học và sau đại học của bộ môn Ngoại, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh, Phẫu thuật thực hành - Trường đại học Y Hà Nội . Nhiều khóa nghiên cứu sinh, bác sĩ chuyên khoa cấp I, II, thạc sĩ y học được đào tạo và tốt nghiệp tại Bệnh viện Việt Đức, khi trở về công tác tại các cơ sở địa phương được đánh giá cao về chất lượng chuyên môn và y đức. Hiệu quả của mô hình hoạt động viện – trường thể hiện bằng sự khẳng định uy tín chuyên môn của các bác sĩ được đào tạo tại Bệnh viện.

Ngoài ra, có thể kể đến sự liên kết của Bộ môn Dị ứng - Đại học Y Hà Nội và Khoa Dị ứng - Bệnh viện Bạch Mai để tiến hành giảng dạy (bậc Đại học và Sau Đại học), kết hợp nghiên cứu khoa học và điều trị người bệnh; Mô hình kết hợp của Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội với Bệnh viện Nhi

Trung Ương trong việc đào tạo sinh viên Nhi khoa, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, cấp II, Thạc sỹ, Tiến sỹ Nhi khoa...

Trong quá trình hợp tác, ngay từ rất sớm, việc sắp xếp tổ chức, nhân sự giữa viện và bộ môn luôn có một cơ chế rõ ràng đối với chức danh kiêm nhiệm, có thể kể đến:

Đó là, Giáo sư Đặng Vũ Hỷ (17 tháng 3 năm 1910 - 4 tháng 10 năm 1972) là một bác sĩ chuyên khoa da liễu, đặc biệt có nhiều công trình nghiên cứu điều trị bệnh phong, bệnh hoa liễu và các bệnh ngoài da khác. Ông nguyên là chủ nhiệm Bộ môn Khoa Da liễu - Bệnh viện Bạch Mai, kiêm chủ nhiệm Bộ môn Da liễu - Đại học Y Hà Nội.

Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng cũng kiêm nhiệm giữ chức Vụ trưởng Vụ Đông y (nay là Vụ Y học cổ truyền), kiêm Viện trưởng Viện Đông y (nay là Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương), kiêm Chủ nhiệm Bộ môn Đông y (nay là Khoa Y học cổ truyền) trường Đại học Y Hà Nội.

Tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Tiến sĩ Phạm Quang Vinh, Phó Viện trưởng kiêm Chủ nhiệm bộ môn Huyết học Trường Đại học Y Hà Nội

Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Giám đốc kiêm Trưởng Bộ môn Hóa chất Bệnh viện Ung bướu Trung ương Hà Nội kiêm Trưởng Bộ môn ung thư của Đại học Y Hà Nội.

Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp 2 Nguyễn Văn Liệu – Phó chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Đại học Y Hà Nội kiêm Phó chủ nhiệm khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc – Trưởng khoa Y học Hạt nhân và U bướu Bệnh viện Bạch Mai kiêm Trưởng bộ môn Y học Hạt nhân - Đại học Y Hà Nội

Phó giáo sư - Tiến sĩ Đinh Ngọc Sỹ, Phó chủ nhiệm Bộ môn Lao - Đại học Y Hà Nội, kiêm Giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương

Giáo sư Phạm Gia Khải cũng kiêm nhiệm nhiều trọng trách quan trọng như: Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, Chủ nhiệm bộ môn Tim mạch - trường đại học Y Hà Nội, chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam...

Tại Bệnh viện Việt Đức, Ban giám đốc đương nhiệm năm 2008 gồm: Giám đốc Bệnh viện - Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Quyết kiêm Phó chủ nhiệm bộ môn Ngoại - Đại học Y Hà Nội; Phó giám đốc bệnh viện - Giáo sư - Tiến sĩ Hà Văn Quyết kiêm Chủ nhiệm bộ môn Ngoại - Đại học Y Hà Nội.

Việc kết hợp liên thông giữa đào tạo với nghiên cứu và giải quyết những vấn đề thực tế tại các bệnh viện, luôn được cán bộ viên chức của các Bộ môn xác định là sự sống còn và phát triển của chính Bộ môn đó. Vì vậy, mọi người đều coi công việc của bệnh viện, của Khoa như công việc của nhà trường, của Bộ môn, sự hoà nhập giữa cán bộ Bộ môn - Trường với cán bộ viên chức của Khoa - Bệnh viện tạo nên môi trường làm việc có hiệu quả. Mô hình phối hợp này vừa tranh thủ được tài nguyên cơ sở vật chất, trang thiết bị, vừa tận dụng tối đa nguồn chất xám của những cán bộ đầu ngành trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và điều trị. Chính trong quá trình công tác tại bệnh viện, tham gia trực tiếp vào quá trình điều trị, cán bộ Bộ môn đã nảy sinh những vấn đề cần nghiên cứu, những vấn đề thực tiễn đưa vào giảng dạy. Bên cạnh đó, những học viên của trường Đại

học, được đào tạo tại Bệnh viện được nâng cao trình độ chuyên môn và tĩch luỹ được nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề thực tiễn.

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 34)