4. Các giải phápđể tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu và đào tạo
4.1. Hoàn thiện mô hình phối thuộc giữa Viện Cơ học và Trường đại học Công nghệ
học Công nghệ
Kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo luôn được khẳng định như một nhiệm vụ quan trọng của cả đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng viên các trường đại học. Dễ dàng nhận thấy, nếu thầy giáo không được cập nhật những tri thức mới, không được trực tiếp tham gia nghiên cứu giải quyết những vấn đề đặt ra trong khoa học, trong thực tế thì không thể truyền đạt được một cách thuyết phục kể cả những kiến thức cũ. Để thầy giáo có thể dạy cả cách học, cách nghĩ và cách làm việc cho sinh viên, thì người thầy bắt buộc phải tham gia vào việc nghiên cứu. Ngoài ra, việc lôi cuốn sinh viên tham gia nghiên cứu sớm sẽ góp phần tích cực không chỉ cho việc đào tạo mà còn tận dụng được trí tuệ sáng tạo của sinh viên. Bên cạnh đó, đối với các nhà nghiên cứu, những kiến thức thu nhận được trong quá trình đọc sách, nghiên cứu tài liệu sẽ trở nên sâu sắc và có ý nghĩa hơn
nhiều sau khi được truyền đạt một cách đơn giản, dễ hiểu cho người khác và nhận lại những ý kiến phản hồi của họ.
Sự tách rời giữa nghiên cứu và đào tạo sẽ lãng phí rất nhiều tiềm năng giảng dạy của đội ngũ cán bộ nghiên cứu được tiếp nhận nhiều kiến thức mới mẻ và hiện đại. Nếu các viện nghiên cứu không tham gia đào tạo, những máy móc thiết bị, các phòng thí nghiệm hiện đại không được khai thác để giảng dạy cho sinh viên, đặc biệt là ở Việt Nam nơi học sinh, sinh viên vẫn chỉ được học chay. Đó chính là một lãng phí vô cùng to lớn.
Do đó, việc liên kết nghiên cứu khoa học và đào tạo không phải là sự giải cứu cho giáo dục - đào tạo, cũng không phải là lối thoát cho Nghiên cứu khoa học, mà thực sự đó là một đòi hỏi mang tính quy luật khách quan và tất yếu.
Quan điểm chung:
Tiến hành xây dựng một đơn vị phối thuộc viện và trường thực
hiện chức năng nghiên cứu khoa học gắn kết với đào tạo, với cơ cấu tổ chức hiện đại và cơ chế linh hoạt đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền vững
Đơn vị phối thuộc này thường xuyên cập nhật, đổi mới chương
trình và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sự phát triển, đáp ứng nhu cầu của đất nước và đạt trình độ quốc tế
Mô hình phối thuộc thực sự là mô hình hiệu quả cho sự gắn kết
giữa đào tạo và nghiên cứu, ứng dụng không chỉ trong đội ngũ giảng viên mà còn mở rộng cho cả sinh viên năm cuối.
4.1.1. Ngành đào tạo
Hiện nay, ngành đạo tạo của khoa là ngành Cơ học kỹ thuật, gồm các chuyên ngành: Cơ học Thủy khí công nghiệp và môi trường; Cơ học kỹ thuật biển; Cơ điện tử.
Qua 4 năm tuyển sinh và đào tạo đại học tại Khoa, đã xuất hiện những vấn đề cần quan tâm: Một là, điểm tuyển sinh đầu vào của ngành Cơ học kỹ thuật thấp mà vẫn luôn không tuyển đủ chỉ tiêu ở nguyện vọng 1; Hai là, có nhiều sinh viên chuyển ngành; Và cuối cùng là việc phân chuyên ngành hẹp cho các sinh viên năm cuối là hết sức khó khăn, đa số chỉ lựa chọn chuyên ngành Cơ điện tử.
Do đó, Khoa cần thiết mở rộng thêm ngành đào tạo, để thực sự hấp dẫn những sinh viên giỏi, tạo điều kiện nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào. Cụ thể, gồm 2 ngành đào tạo: Công nghệ cơ điện tử và Cơ học kỹ thuật.
4.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự 4.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Khoa là Ban Chủ nhiệm Khoa gồm Chủ nhiệm và một số Phó Chủ nhiệm. Chủ nhiệm Khoa do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ ra quyết định bổ nhiệm trên cơ sở thoả thuận với Viện trưởng Viện Cơ học. Các Phó chủ nhiệm khoa do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Khoa trên cơ sở thoả thuận với Viện trưởng Viện Cơ học.
Hội đồng Khoa học và Đào tạo là cơ quan tư vấn cho Chủ nhiệm Khoa hoạt động theo quy chế chung của Đại học Quốc gia Hà Nội và thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Công nghệ và Viện Cơ học.
Các bộ môn là các đơn vị trực thuộc Khoa. Lãnh đạo Bộ môn là Chủ nhiệm bộ môn do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ bổ nhiệm theo đề nghị của Chủ nhiệm Khoa trên cơ sở thoả thuận với Viện trưởng Viện Cơ học.
4.1.2.2 Nhân sự
Giảng viên của Khoa bao gồm giảng viên cơ hữu, giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên mời, được bố trí sắp xếp công việc theo các Bộ môn của Khoa.
Giảng viên cơ hữu là cán bộ thuộc biên chế của Trường Đại học Công nghệ.
Giảng viên kiêm nhiệm và Giảng viên mời là các cán bộ đang làm công tác nghiên cứu, giảng dạy tại Viện Cơ học và một số cơ quan khác ở trong và ngoài nước, do Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ mời theo đề nghị của Chủ nhiệm Khoa và được sự đồng ý của các cơ quan chủ quản của cán bộ được mời.
Giảng viên kiêm nhiệm được ký “Hợp đồng giảng viên kiêm nhiệm” với Trường Đại học Công nghệ và được hưởng lương kiêm nhiệm tương ứng với tỷ lệ thời gian tham gia giảng dạy tính theo quy định của Nhà nước.
Giảng viên mời được ký “Hợp đồng giảng viên mời” với Trường Đại học Công nghệ và được hưởng thù lao theo số tiết giảng dạy theo quy định của nhà nước.
Giảng viên dạy các môn lý thuyết phải có bằng Tiến sỹ trở lên, các giảng viên dạy những môn thực hành phải có trình độ từ Thạc sỹ hoặc Kỹ sư chính trở lên.
Tổng số lượng giảng viên cơ hữu và kiêm nhiệm của Khoa do trường ấn định theo khối lượng công việc giảng dạy mà Khoa đảm nhiệm, nhưng luôn đảm bảo: một giảng viên cơ hữu tương đương ba giảng viên kiêm nhiệm để Khoa hoàn thành nhiệm vụ đào tạo của mình.
Giúp việc Khoa có Văn phòng khoa và một số bộ phận chuyên môn khác. Cán bộ của Văn phòng Khoa bao gồm các biên chế của Truờng Đại học Công nghệ và Viện Cơ học được cử sang chuyên trách công tác đào tạo và văn phòng của Khoa.
4.1.3. Cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động 4.1.3.1 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất (diện tích làm việc...) của Trường Đại học Công nghệ đầu tư và giao cho khoa quản lý phục vụ cho việc tổ chức nghiên cứu và đào tạo sinh viên chủ yếu là đào tạo sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai.
Cơ sở vật chất (diện tích làm việc, trang thiết bị...) của Viện Cơ học đầu tư và giao cho khoa quản lý chủ yếu phục vụ cho đào tạo sau đại học và tổ chức các lớp chuyên đề cho sinh viên năm cuối, cho việc hợp tác nghiên cứu triển khai.
Để thực hiện nhiệm vụ triển khai các nghiên cứu định hướng ưu tiên của khoa, Viện Cơ học và Trường Đại học Công nghệ cùng tiến hành đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm ưu tiên chọn lọc và hiện đại.
4.1.3.2 Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của khoa bao gồm các nguồn:
Nguồn do Trường Đại học Công nghệ và Viện Cơ học cấp theo
nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học được giao;
Nguồn kinh phí do sự đóng góp và tài trợ của các cơ quan và cá
nhân trong và ngoài nước;
Nguồn kinh phí do các hoạt động nghiên cứu và triển khai của
Khoa.
Việc quản lý tài chính của Khoa được thực hiện theo các quy định hiện hành của luật ngân sách Nhà nước và các hướng dẫn cụ thể của các các cơ quan tài chính của Trường Đại học Công nghệ và Viện Cơ học.
4.1.4. Công tác đào tạo:
Cập nhật và đổi mới chương trình đào tạo để theo kịp với trình độ quốc tế và đáp ứng nhu cầu của đất nước;
Cải tiến phương pháp dạy và học: áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ để tăng cường tính tự giác và khả năng tự học cho sinh viên.
Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo, đó có thể là mời các giáo sư nước ngoài, đặc biệt là các Việt kiều về tham gia giảng dạy tại Khoa.
4.1.5. Công tác nghiên cứu
Tiến hành triển khai việc nghiên cứu khoa học của Khoa thông qua các đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, cấp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cũng như các đề tài cấp cơ sở của Trường Đại học Công nghệ và Viện Cơ học, đặc biệt là những đề tài nghiên cứu cơ bản.
Thu hút sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học thông qua việc tham gia các nhóm nghiên cứu, các buổi seminar khoa học, cũng như tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Trên phương diện này, Viện Cơ học có thể tận dụng được trí tuệ của các sinh viên trẻ sáng tạo, hoài bão và say mê với khoa học để thực hiện các nhiệm vụ của mình. Đồng thời, các sinh viên được tiếp cận với các trang thiết bị, các phòng thí nghiệm hiện đại cũng như thông qua việc tham gia vào các buổi seminar, thảo luận khoa học của các nhóm nghiên cứu trong Viện Cơ học, sinh viên thực sự được làm quen với môi trường nghiên cứu khoa học và được tiếp cận trực tiếp với một số vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu.
Bên cạnh đó, thông qua mô hình đào tạo này sẽ sớm phát hiện và bồi dưỡng được đội ngũ nghiên cứu kế cận có trình độ cao.
Trường Đại học Công nghệ cùng với Viện Cơ học tiến hành tổ chức các hội nghị khoa học quốc tế, quốc gia về các lĩnh vực khoa học hiện đại có liên quan.