Mục tiêu đào tạo

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 65)

2. Quá trình hoạt động của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá

2.3.Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu lâu dài của Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá là đào tạo các kỹ sư Cơ học kỹ thuật chất lượng cao, có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và thực hành tốt, phục vụ cho việc phát triển và đón đầu một số ngành Công nghệ - Kỹ thuật cao, đặc biệt là gắn với những định hướng ưu tiên cũng như cơ sở vật chất của Trường Đại học Công nghệ (Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ Nanô, Công nghệ Sinh học).

Phạm vi công tác của các kỹ sư tốt nghiệp Khoa Cơ học Kỹ thuật và Tự động hoá là các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, thiết kế và sản xuất công nghiệp có sử dụng chuyên môn về Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa.

2.4. Quy mô, chuyên ngành đào tạo

Quy mô tuyển sinh hàng năm cho Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa là 50-60 đại học chính quy và 20-25 cao học.

Đào tạo đại học tại Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa được tiến hành theo khung chương trình đã được phê duyệt.

Khoa tiến hành tổ chức đào tạo theo ba chuyên ngành sau:

Chuyên ngành Cơ điện tử đào tạo các kỹ sư có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và thực hành tốt, có khả năng tổng hợp liên ngành để sáng tạo, thiết kế và chế tạo sản phẩm mới trong lĩnh vực Cơ điện tử.

Chuyên ngành Cơ học Thuỷ khí Công nghiệp và Môi trường đào tạo các kỹ sư có kiến thức cơ bản vững, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, có khả năng sử dụng thành thạo kỹ thuật mô hình hoá trong phân tích đánh giá các quá trình thuỷ khí công nghiệp; trong dự báo và kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng chống thiên tai và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Chuyên ngành Cơ học Kỹ thuật Biển đào tạo các kỹ sư được trang bị các kiến thức cơ học cơ bản, hiện đại và tổng hợp về Kỹ thuật Biển, có kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, phục vụ cho việc bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên Biển; xây dựng, khai thác và bảo vệ các công trình biển.

Hiện tại, Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hoá có 4 khoá sinh viên, K49 có 33 sinh viên, K50 có 33 sinh viên, K51 có 48 sinh viên, K52H (sinh viên của Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hoá) có 64 sinh viên và K52M (sinh viên của ngành Công nghệ Cơ Điện tử - kết hợp với IMI) có 79 sinh viên.

Bộ phận đào tạo sau đại học của khoa chính là Trung tâm hợp tác đào tạo và bồi dưỡng Cơ học của Viện Cơ học trước đây, hiện đang đào tạo 7 tiến sĩ theo 4 chuyên ngành và 15 thạc sĩ theo 3 chuyên ngành. Hiện nay,

Khoa còn đang triển khai các dự án 322 (đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài bằng ngân sách nhà nước dưới hình thức đồng hướng dẫn).

Một phần của tài liệu Xây dựng mô hình hiệu quả cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo (Nghiên cứu trường hợp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 65)