Sự phát triển của tơ nấm trong môi trường cơ chất mùn cưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen Pleurotus cystidiosus sub. abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam (Trang 41)

su và quy trình nuôi trồng

Để tìm ra và bước đầu hoàn thiện quy trình nuôi trồng 3 loài trên và tính hiệu suất sinh học của từng loài trong phân chi Coremiopleurotus, chúng tôi tiến hành trồng thử nghiệm nấm trên bịch cơ chất mùn cưa cao su với công thức môi trường trong phần phương pháp.

Lượng giống cấy vào khoảng 4 -5% so với khối lượng cơ chất.

Hình 3.8. Bịch phôi loài P. abalonus

Bảng 3.3. Tốc độ lan tơ của 3 đối tượng nghiên cứu

trong môi trường cơ chất tổng hợp

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 8 14 19 26 36 45

Thời gian (ngày)

tốc độ (cm

)

P. cystidiosus P. abalonus P. blaoensis

Hình 3.10. Sự lan tơ của 3 loài bào ngư đen trên môi trường

cơ chất tổng hợp

Chiều dài sợi nấm (cm)

Thời gian (ngày) P. cystidiosus P. abalonus P. blaoensis

8 2,6 2,3 1,5 14 6,9 6,7 5,5 19 10,1 9,7 8,8 26 15,1 14,8 13,7 36 19 18,5 17,4 45 19

Nhận xét:

Theo kết quả thực tế được chỉ ra ở bảng và biểu đồ ta thấy: Sau 8 ngày cấy giống thì tơ nấm của 3 loài đã thích nghi với nguồn cơ chất mới, tơ nấm ăn từ trong ra ngoài tạo lên một lớp có màu trắng lợt ở phía ngoài bịch. Loài Pleurotus cystidiosus vẫn chiếm ưu thế như ở môi trường thạch và môi trường cọng khi tơ nấm đã lan được 2,6 cm; tiếp đó là loài Pleurotus abalonus; Pleurotus blaoensis tơ nấm lần lượt lan được 2,3 cm; 1,5 cm. Đến ngày thứ 14 thì tơ nấm đã hoàn toàn thích nghi với môi trường cơ chất mới, biểu hiện là sự lan tơ khá mạnh. Tuy nhiên, lúc này hệ sợi còn thưa mảnh, chưa có sự bện kết.

Một đặc điểm rất dễ nhận biết những bịch phôi của 3 loài này với những loài bào ngư hay linh chi khác đó là dịch đen hình cầu trên đầu các Coremia pha lẫn với hệ sợi trắng tạo nên những điểm lấm tấm đen rất đặc trưng mà các loài khác không có.

Đến ngày thứ 26 thì hệ sợi của 3 loài nuôi cấy đã dày hơn, kết cấu chặt chẽ, các Coremia xuất hiện dày đặc, cách đỉnh sợi nấm 1 cm. Lúc này kích thước sợi nấm các loài Pleurotus cystidiosus; Pleurotus abalonus; Pleurotus blaoensis lần lượt là 15,1cm; 14,8 cm; 13,7 cm.

Khi so sánh hệ sợi của loài Pleurotus blaoensis với hệ sợi của 2 loài kia trên bịch cơ chất mùn cưa cao su tôi thấy hệ sợi của loài Pleurotus blaoensis khá dày, kết bện chặt thể hiện rất rõ trên bản ảnh 3.9. Có thể đây chính là nguyên nhân khiến cho thể quả Pleurotus blaoensis to hơn hẳn so với 2 loài kia.

Đến ngày thứ 36 thì bịch phôi của loài Pleurotus cystidiosus, Pleurotus abalonus tơ đã lan kín, trong khi đó loài Pleurotus blaoensis lan được 17,4 cm. Phải đến ngày thứ 45 thì bịch phôi của loài Pleurotus blaoensis mới lan kín.

Khi bịch phôi của 3 loài đã đầy chúng tôi chuyển ra nhà chăm sóc ra thể quả, tắm bịch thật sạch sau đó mới tháo nút bông để đón nấm. Nhà nuôi nấm phải thường xuyên duy trì ẩm độ khoảng 80-85%.

Các loài Pleurotus cystidiosus, Pleurotus abalonus Pleurotus blaoensis ra thể quả lần lượt sau 4-5 ngày, 3-5 ngày và 6-8 ngày. Qua quá trình nuôi trồng,

chúng tôi nhận thấy 3 loài nấm trên thuộc nhóm nấm ưa nhiệt nên khi nuôi trồng ở Tp.Hồ Chí Minh (t 0=26-290C) cho năng suất khá cao trên cơ chất mùn cưa cao su với công nghệ nuôi trồng khá đơn giản.

Hình 3.11. Thể quả loài P. cystidiosus

Quy trình nuôi trồng được tóm tắt dưới đây:

Hình 3.15. Quy trình nuôi trồng nấm

Các bước và thông số của quy trình tiến hành đúng theo phần phương pháp đã dẫn.

Khử trùng Giá thể được cấy giống Nguyên liệu Đóng vào bịch PE hoặc PP Hình thành thể quả Ủ tơ nấm Thu hái Giống cấp 2 -độ ẩm: 80-85% -ánh sáng khuếch tán nhẹ -t0 =23-29 0C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen Pleurotus cystidiosus sub. abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)