Hình thái đại thể Coremia của 3 đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen Pleurotus cystidiosus sub. abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam (Trang 36)

Theo phương pháp của các tác giả nghiên cứu thể Anamorph từ việc tách phân lập mô sợi của thể Telemorph: Pollack & Miller (1976), chúng tôi tách phân lập mô sợi của 3 loài nấm bào ngư trên, nuôi cấy hệ sợi của các loài trên môi trường PGA ở nhiệt độ 28±20C, sau khi hệ sợi phát triển và hình thành các Coremia chúng tôi quan sát hình thái đại thể Coremia của từng loài và nhận thấy rằng:

- Ở loài Pleurotus cystidiosus, Coremia có dạng dùi nhỏ, màu trắng, mảnh, không dài quá 5mm, đôi khi phân thành 2-3 nhánh, có mang một khối dịch đen hình cầu trên đỉnh và trên các Coremia lớn vượt lên lại phát sinh các Coremia nhỏ mọc chi chít hình dùi trống.

- Cuống các loài Coremia ở loài Pleurotus abalonus có màu trắng kem, trên đỉnh có mang các giọt dịch màu đen, kích thước của các Coremia khoảng 0,2-0,3 cm.

- Coremia của loài Pleurotus blaoensis có dạng dùi nhỏ, dài 2-6 mm, mảnh, màu trắng trên đỉnh mang giọt đen chứa bào tử vô tính. Trên các búi có các Coremia lớn vượt lên, màu trắng xám-xám nâu, có dạng chùy dài 6,5-39 mm, chắc mập.

- Hình thái Coremia ở 3 loài trên tương đối giống nhau:đều có dạng dùi trống mang giọt dịch đen trên đỉnh chứa các bào tử vô tính và các giọt dịch đen này dễ dàng tràn vào nhau, dính lại và tuột xuống, phát tán các bào tử vô tính vào môi trường; ngoài các Coremia sơ cấp còn hình thành các Coremia thứ cấp trong quá trình nuôi cấy.

- Tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các loài trên như sự khác biệt về kích thước của các thể bó hay Coremia (chỉ có Pleurotus blaoensis hình thành các thể bó khổng lồ, có thể phân nhánh lớn tới vài cm, còn ở Pleurotus cystidiosus

sự phát sinh Coremia ( Coremia ở Pleurotus blaoensis sớm nhất chỉ sau 5 ngày, ở

Pleurotus cystidiosus thì các Coremia mọc chậm nhất).

Chú thích hình 3.4:

A: P. cystidiosus; Coremia dày đặc (A1), có phát sinh thứ cấp và bào tử vô tính (A2).

B: P. abalonus Coremia dày đặc

C: P. blaoensis; thể bó khổng lồ với Coremia thứ cấp (C1 & C2), bào tử vô tính (C3)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nuôi trồng một số chủng nấm Bào ngư đen Pleurotus cystidiosus sub. abalonus nhập nội và bản địa Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)