Hàng hoá vào thị trường Nhật Bản phải qua nhiều khâu phân phối lưu thông nên khi đến được tay người tiêu dùng hàng hoá có giá cả rất cao so với giá nhập khẩu. Các khâu phân phối của Nhật Bản từ sản xuất đến bán buôn, bán lẻ có những yêu cầu khác nhau. Yêu cầu đối với nhà sản xuất là đảm bảo đáp ứng đúng yêu cầu của người tiêu dùng và chào hàng với giá cả hợp lý. Hệ thống phân phối sản phẩm của Nhật Bản bao gồm các khâu, các mối quan hệ giữa các nhà sản xuất (nhà xuất khẩu), các công ty thương mại, các nhà bán
67
buôn và các nhà bán lẻ (cửa hàng bách hoá, siêu thị, các cửa hàng tiện dụng, các cửa hàng bán lẻ chuyên doanh, các trung tâm buôn bán ở các khu phố có nhiều cửa hàng bán lẻ, hoặc các dịch vụ bán hàng qua hệ thống thông tin, truyền hình phục vụ tận địa chỉ người tiêu dùng).Các kênh phân phối hàng nhập khẩu thay đổi tuỳ theo từng loại sản phẩm, mạng lưới bán buôn và các công ty tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm được hệ thống phân phối này để tạo thuận lợi cho hàng hoá của mình đứng vững trên thị trường Nhật Bản.
3.2.2.3. Khai thác các chương trình tài trợ cho nhập khẩu tại Nhật Bản
Mặc dù hệ thống ngân hàng Nhật Bản đang đứng trước nhiều áp lực cạnh tranh Quốc tế ngày càng lớn, cùng với việc tháo bỏ hàng loạt những quy định trong ngành, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và các tổ chức ngân hàng và các công ty phi tài chính là khá bền chặt. Mối quan hệ giữa những công ty, người sử dụng và nhà xuất khẩu là một đặc điểm quan trọng của môi trường tài chính Nhật Bản. Các công ty Nhật Bản kinh doanh tổng hợp là một tổ chức thống nhất, đảm nhận nhiều chức năng, trong đó có cả marketing và phân phối, tài trợ, vận tải và thu thập thông tin thương mại, tham gia hoạt động vào nhiều chức năng của các nhà xuất, nhập khẩu, các công ty giao nhận vận tải, ngân hàng, luật, kế toán và cố vấn doanh nghiệp. Vì vậy, khi doanh nghiệp Việt Nam làm ăn với các đối tác Nhật Bản nên làm quen với các công ty dạng này. Ngoài ra, để xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản, các công ty Việt Nam có thể tìm kiếm những chương trình tài trợ của chính phủ Nhật Bản đối với một số mặt hàng mà Nhật Bản có chính sách khuyến khích nhập khẩu, bao gồm các khoản giảm thuế, cho vay có đảm bảo thông qua ngân hàng Phát triển Nhật Bản (Development Bank of Japan - DBJ) hoặc các chương trình cho vay khác. Nhật Bản đang phát triển 22 khu vực thương mại tự do nhằm cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc nhập khẩu và ưu đãi thuế quan.
68
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm tốt khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Do vậy cần thiết phải tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp xuất khẩu của ta được tham gia các hội chợ, triển lãm hàng hoá tại Nhật Bản, không chỉ riêng ở Tokyo mà còn ở hầu hết các trung tâm thương mại, công nghiệp và các thành phố lớn của Nhật Bản. Trong thời buổi cạnh tranh cao, việc chủ động tìm đến với thị trường và tiếp xúc bạn hàng, người tiêu dùng sẽ mang lại cơ hội kinh doanh và thành công cho các doanh nghiệp. Từ sự khác biệt về môi trường văn hóa và công nghiệp giữa hai quốc gia, nên có một số mặt hàng có thể chưa xuất hiện tại thị trường Nhật Bản. Vì thế, việc cung cấp thông tin về công dụng của sản phẩm, cách sử dụng, đặc trưng, chất lượng của sản phẩm trở nên rất quan trọng. Do đó, cần tăng cường giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ triển lãm, qua mạng Internet và các phương tiện thông tin khác. Tại Nhật Bản, nhìn chung thông điệp bằng ngôn ngữ hay quảng cáo bằng hình ảnh trên các hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như: báo ảnh, tuần báo, đặc san, hệ thống các kênh truyền hình cáp v.v được đánh giá là có hiệu quả quảng cáo vì có thể nhằm vào đúng đối tượng khách hàng. Đồng thời, cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ về cơ chế chính sách thương mại giữa hai nước nhằm xoá bỏ nhanh những hạn chế, bất cập hiện tại để tạo điều kiện xúc tiến phát triển mạnh hơn nữa các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước. Một đặc điểm nữa đó là mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhật Bản thường rất chặt chẽ. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu muốn thâm nhập thị trường Nhật Bản, nên thông qua các doanh nghiệp trong nước đã khẳng định được uy tín của mình tại thị trường này. Theo đánh giá, Nhật Bản là thị trường rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam do có tới gần 130 triệu người tiêu dùng và đặc biệt là khi mà VJEPA đã chính thức có hiệu lực.
69
Dễ thấy nhất là các sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, gia công... sẽ gần như ngay lập tức có cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường này. Song, điều quan trọng với các doanh nghiệp không chỉ là nhanh chóng tăng kim ngạch xuất khẩu vào Nhật Bản, mà hiệu ứng sâu từ VJEPA mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam chính là cơ hội lớn để nắm bắt tâm lý thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản, qua đó, hướng tới phát triển sản xuất mạnh hơn trong tương lai.
Điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý chính là học hỏi nhiều hơn nữa để sáng tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu lớn của một quốc gia có trình độ phát triển cao như Nhật Bản. Thông qua đó, thúc đẩy trình độ sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam, theo hướng gắn chặt với nhu cầu thị trường và ở mức cao hơn là tạo ra nhu cầu về hàng hoá cho thị trường. Các doanh nghiệp Việt Nam không nên quá chú trọng tới kết quả cắt giảm thuế quan trước mắt để tính toán tới xuất khẩu hàng hoá sao cho có lợi, mà cần phải nghiên cứu thực sự tâm lý tiêu dùng của người Nhật Bản để tạo ra các sản phẩm có giá trị dựa trên năng lực sáng tạo của người Việt Nam..
3.2.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam tại thị trường Nhật Bản Nhật Bản
Việc xuất khẩu một mặt hàng mà mình có thế mạnh thì không phải là khó, nhưng để giữ được thị trường thì cần phải có cả các lợi thế cạnh tranh khác như giá cả và lợi ích mà sản phẩm mang lại cũng như các dịch vụ khác kèm theo, ví dụ như dich vụ hậu mãi… Ca ̣nh tranh đối với các doanh nghiê ̣p không chỉ là ca ̣nh tranh giữa các doanh nghiê ̣p nô ̣i đi ̣a mà còn cả với các nhà xuất khẩu đến từ các quốc gia khác . Cạnh tranh trên thị trường thế giới đang ngày càng trở thành một cuộc chiến giữa các thương hiệu chứ không chỉ đơn thuần là “cuộc chiến tranh giá cả, chất lượng” thông thường. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu cần xác định rõ và tận dụng triệt để lợi thế cạnh tranh
70
của mình cũng như sự khác biệt của sản phẩm cung cấp so với sản phẩm khác cùng loại đang có mặt và chiếm lĩnh thị trường.
Hơn nữa, để đứng vững trên thị trường Nhật Bản, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải tạo được một hình ảnh đáng tin cậy cho các sản phẩm xuất khẩu, thiện chí muốn thiết lập quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài. Muốn như vậy, chúng ta cần đầu tư nghiên cứu kỹ thị trường Nhật Bản nhiều hơn nữa để hiểu sâu sát hơn những đặc thù của thị trường này và qua đó chứng tỏ cho đối tác thấy rằng đó là những mặt hàng xuất khẩu rất có tiềm năng vì đã có sự nghiên cứu kỹ về thị trường, thị hiếu tiêu dùng, có khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn một cách hoàn hảo và nhanh chóng cũng như thoả mãn được các đòi hỏi khác về sản phẩm và nhu cầu thực tế của thị trường Nhật Bản.
Do sở thích của người tiêu dùng là rất khác nhau, lại liên tục thay đổi, vì vậy việc đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm và thường xuyên cải tiến mẫu mã là hết sức cần thiết để đảm bảo sự tồn tại trên một thị trường nơi mà có quá nhiều luồng hàng hóa khác nhau. Vậy nên, đa dạng hoá sản phẩm, khai thác điểm tính độc đáo của sản phẩm của mình. Đây chính là một điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần chú ý hơn việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến hình thức, mẫu mã, bao bì đóng gói và nhất là phấn đấu giảm giá thành sản phẩm hơn nữa mới có thể cạnh tranh nổi với hàng hoá của một số nước Đông Á khác, điển hình là hàng Trung Quốc, đang có mặt khắp mọi ngõ ngách ở thị trường Nhật Bản. Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược dài hạn như nghiên cứu thị trường phát triển sản phẩm, tập trung vào các khâu đem lại giá trị tăng cao, thiết kế mẫu mã, xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thương hiệu….
71
Thị trường Nhật Bản là một thị trường phát triển, yếu tố chất lượng là mô ̣t yếu tố được quan tâm trước tiên. Để có thể không ngừng tăng kim nga ̣ch xuất khẩu của Viê ̣t Nam sang Nhâ ̣t Bản thì phải đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hoá khi vào thị trường này. Do đó, vấn đề chất lượng sản phẩm phải không ngừng được nâng cao và duy trì tính ổn đi ̣nh. Để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường Nhật Bản thì không thể thiếu được vai trò của Nhà nước và sự nỗ lực của các ngành hàng. Cụ thể:
Để giúp các doanh nghiê ̣p nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản, thì Nhà nước nên có các hỗ trợ các doanh nghiệp như: Có sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia kiểm định chất lượng giúp các doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam điều chỉnh la ̣i khâu chế biến và sản xuất cho phù hợp với yêu cầu, đảm bảo được những quy đi ̣nh về mă ̣t chất lượng do phía thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản quy đi ̣nh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì vấn đề nguồn nhân lực đóng mô ̣t vai trò quan tro ̣ng, tuy nhiên vấn đề đào ta ̣o nguồn nhân lực phù hợp đối với doanh nghiê ̣p là vấn đề tương đối khó khăn và cần có sự trợ giúp từ phía Nhà nước.
Hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực có thể gồm: Nhà nước, tuỳ vào điều kiện và tình hình cụ thể có thể hỗ trợ một phần hay toàn bô ̣ kinh phí đào ta ̣o cán bô ̣ quản lý và kinh doanh của các doanh nghiê ̣p cũng như các tổ chức xuất khẩu hàng hoá sang Nhật Bản; hoă ̣c hướng dẫn giúp đỡ các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn tài trợ khác cho hoạt động xuất khẩu. Cơ quan Nhà nước hữu quan đứng gia tổ chức (và hỗ trợ một phần kinh phí) các lớp đào ta ̣o ngắn ha ̣n hay dài ha ̣n, tổ chức các hô ̣i nghi ̣, hô ̣i thảo về xuất khẩu hàng hoá sang Nhâ ̣t Bản cho doanh nghiê ̣p, mời các chuyên gia của Viê ̣t Nam, chuyên gia Nhâ ̣t bản hay quốc tế giảng da ̣y. Nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề, đào ta ̣o công nhân kỹ thuâ ̣t cho các doanh nghiê ̣p sản xuất hàng hoá xuất khẩu sang Nhật Bản. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
72
tham quan, khảo sát thị trường Nhật Bản, học hỏi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Khuyến khích nhà đầu tư Nhâ ̣t Bản chuyển giao công nghê ̣ và đào ta ̣o quản lý cho các doanh nghiệp Việt Nam. Khuyến khích các doanh nghiê ̣p tự đào ta ̣o thông qua các biện pháp chính sách thuế, hỗ trợ tài chính xây dựng quỹ đào ta ̣o ở doanh nghiê ̣p… Khuyến khích các hình thức hợp tác đào ta ̣o giữa doanh nghiê ̣p và các cơ sở đào ta ̣o nghề của cả khu vực Nhà nước và tư nhân, cả trong nước và nước ngoài.
Đối với bản thân từng ngành nghề việc đầu tiên cần quan tâm là phát triển nguồn nguyên liê ̣u phu ̣c vu ̣ cho các doanh nghiê ̣p sản xuất kinh doanh xuất khẩu, bởi chất lượng nguồn nguyên liê ̣u ảnh hưởng tro ̣ng yếu đến chất lượng của sản phẩm. Cụ thể:
Ngành thuỷ sản: Tăng cường đánh bắt xa bờ và phát triển vùng nuôi trồng bền vững nhằm ta ̣o nguồn nguyên liê ̣u sa ̣ch bê ̣nh, chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhật Bản. Tiến hành tổ chức la ̣i sản xuất, đă ̣c biê ̣t là tổ chức la ̣i các vùng nuôi trồng thuỷ sản tâ ̣p trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa ho ̣c, nhà quản lý tạo ra lượng hàng hoá lớn và kiểm soát chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn vê ̣ sinh. Trong khai thác thuỷ sản, tổ chức la ̣i sản xuất trên biển theo tổ đô ̣i, hợp tác gắn với sử du ̣ng tầu hâ ̣u cần di ̣ch vu ̣, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiê ̣u quả sản xuất. Đầu tư các thiết bị, công nghê ̣ khai thác và sơ chế hiê ̣n đa ̣i để tăng chất lượng của thuỷ sản được đánh bắt xa bờ. Tăng cường viê ̣c quản lý, sử du ̣ng thuốc trong viê ̣c nuôi trồng, chế biến nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về vê ̣ sinh an toàn thực phẩm của thuỷ sản xuất khẩu. Xây dựng quỹ phòng chống di ̣ch bê ̣nh cho thuỷ sản, tránh rủi ro cho người nuôi trồng, tạo sự ổn định, an toàn cho nguồn nguyên liê ̣u.
Đối với ngành dệt may: hình thành chợ nguyên phụ liệu cho ngành dệt may để phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành này. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư, xây dựng và kinh doanh chợ nguyên phu ̣ liê ̣u cho ngành này. Có quy hoạch cụ thể cho các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt
73
may mô ̣t cách ổn đi ̣nh và bền vững, nó tạo điều kiện cho ngành dệt may đảm bảo được sự ổn đi ̣nh và chất lượng của nguyên liê ̣u cho viê ̣c sản xuất kinh doanh của mình, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm của ngành mình đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản.
Đối với ngành rau quả: Quy hoa ̣ch các vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong thu hoạch, xử lý, bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra vùng nguyên liê ̣u gắn với công nghê ̣ sau thu hoa ̣ch, gắn với hê ̣ thống tiêu thu ̣. Quy hoa ̣ch các vùng cây ăn quả tâ ̣p trung, cung cấp hoa quả đảm bảo chất lượng cho hoa ̣t đô ̣ng xuất khẩu hoa quả tươi hoă ̣c làm nguyên liê ̣u cho công nghiê ̣p sản xuất chế biến. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ không mở rô ̣ng diê ̣n tích, chủ yếu tập trung thâm canh và cải tạo vườn theo hướng trồng cây ăn quả có lợi thế và nhu cầu tiêu thu ̣ trên thi ̣ trường Nhâ ̣t Bản như: chôm chôm, măng cu ̣t, xoài, dứa, sầu riêng….
Tiếp theo viê ̣c quan tâm tới nguyên vâ ̣t liê ̣u đầu vào là tăng cường công tác chế biến, đa da ̣ng hoá sản phẩm xuất khẩu. Cụ thể đối với từng ngành như sau:
Đối với ngành thuỷ sản: Nâng cao chất lượng sản phẩm cần phải quan tâm xử lý vấn đề đồng đều về chất lượng của sản phẩm xuất khẩu và đáp ứng các yêu cầu