2.2.1. Mặt hàng thủy sản
Có thể nói VJEPA ra đời trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng khủng hoảng và quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng này. Tuy vậy, việc ký kết VJEPA đã mở ra triển vọng to lớn cho quan hệ thương mại giữa hai nước. Điều này đã có những tác động tích cực tới cán cân thương mại giữa hai nước, là yếu tố ngăn chặn sự sụt giảm kim ngạch xuất nhập khẩu song phương trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
36
Bảng 2.5:
Tình hình xuất khẩu Thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2008-2013)
Đơn vị: Kim ngạch xuất khẩu= triệu USD, tỷ trọng= %
TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Kim ngạch xuất khẩu Thủy sản sang Nhật Bản 830 761 894 1.020 1.080 1.152 2 Tốc độ tăng (giảm) so năm trước (%) - 9 17,5 14,1 5,9 6,7
(Nguồn: Tổng cục Hải quan)
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy, trong giai đoạn 6 năm (2008-2013) chỉ duy nhất năm 2009 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 761 triệu USD, giảm 9% so với năm 2008. Với những khó khăn về thị trường xuất khẩu, nguyên liệu đầu vào, vốn và chi phí. Điều này cũng đã được dự đoán trước khi nền kinh tế thế giới tiếp tục suy thoái. VJEPA đã được ký vào tháng 12 năm 2008 nhưng chính thức có hiệu lực từ tháng 10 năm 2009 nên tác động của hiệp định đến xuất khẩu ở năm này là chưa rõ nét.
37
Hình 2.1:
Các thị trƣờng chính của thủy sản Việt Nam năm 2009 (tính theo giá trị xuất khẩu)
(Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam - VASEP)
Nhìn vào hình trên ta thấy, mặc dù năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên Nhật Bản vẫn là nước đứng thứ 2 về nhập khẩu hàng thủy sản sau EU.
Bước sang năm 2010, nhu cầu nhập khẩu từ hầu hết các thị trường đã khởi sắc ngay từ những tháng đầu năm. Tiêu thụ của người dân với những mặt hàng quen thuộc dần trở lại, việc nhập khẩu thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng lại quay về với nhịp độ bình thường. Việt Nam là một trong những nhà cung cấp đóng góp đáng kể trong sự hồi phục nhập khẩu của thị trường Nhật Bản. Năm 2010 Việt Nam đã xuất sang Nhật Bản trên 135.000 tấn thủy sản, trị giá 894 triệu USD, tăng 17,5 % so với năm 2008.
38
Năm 2010, Việt Nam xuất cho Nhật Bản 62.614 tấn tôm, trị giá trên 581 triệu USD, tăng 16% về giá trị. Đây là mức tăng trưởng đáng kể so với mức sụt giảm nhẹ trong năm 2009. Nhật Bản chiếm 27,6% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam trong năm. Năm 2009 và 2010, Việt Nam đã vươn lên là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường Nhật Bản, tiếp đến là Inđônêxia, Thái Lan, Ấn Độ và Trung Quốc [18].
Có thể nói, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bội thu trong năm 2010, trong đó có sự đóng góp đáng kể từ những thắng lợi trên thị trường Nhật Bản. Việc VJEPA có hiệu lực cũng có tác động tích cực đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm. Đối với thủy sản, tôm Việt Nam được hưởng thuế 0% khi hiệp định có hiệu lực; mực, bạch tuộc cũng ở mức này sau 5 năm. Các doanh nghiệp đã có rất nhiều nỗ lực trong việc phát triển mặt hàng, đa dạng hoá sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng nguyên liệu cũng như thành phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2010 cũng là kết quả của việc một số nhà sản xuất tôm lớn trên thế giới như Inđônêxia, Ấn Độ và Mêhicô… bị mất sản lượng do dịch bệnh và thời tiết bất thường. Nhập khẩu tôm từ Việt Nam được đẩy mạnh để bù đắp thiếu hụt từ các nguồn cung cấp trên.
Năm 2011 và năm 2012 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tăng đều đặn, năm 2011 đạt 1.020 triệu USD tăng 14,1% so với năm 2010, năm 2012 đạt 1.080 triệu USD tăng 5,9% so với năm 2011, Năm 2013 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1.152 triệu USD, tăng 6,7% so với năm 2012.
Tuy nhiên, so với các thị trường xuất khẩu thủy sản khác như Indonesia, Malaysia..., thủy sản Việt Nam vẫn yếu thế hơn vì những nước này đã ký hợp tác song phương từ trước với Nhật Bản. Việt Nam ký Hiệp định sau nên lộ
39
trình giảm thuế sẽ bị chậm hơn. Ví dụ, cá đông lạnh xuất khẩu của Malaysia vào Nhật Bản hiện ở mức thuế 0 – 0,6%, trong khi Việt Nam chịu thuế từ 0 - 2,9%. Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản của các nước láng giềng đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi khiến sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh hơn. Kể từ tháng 4/2010, xuất khẩu cá ngừ của Thái Lan đã được hưởng mức thuế suất ưu đãi là 3,2% (tiếp đó giảm xuống còn 1,6% kể từ tháng 4/2011; giảm xuống còn 0% từ tháng 4/2012). Mức thuế tương tự được giảm theo lộ trình đối với Philippines là 3,6% giảm xuống còn 2,4% từ tháng 4/2011 ở mức 0% từ tháng 4/2013. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn đang phải chịu mức thuế cao hơn 40% so với các nước này, tương đương 7,2% sang thị trường Nhật Bản.
Trong những năm qua, tuy có những bước tăng trưởng khả quan và đáng ghi nhận trong kết quả buôn bán thương mại giữa hai quốc gia nhưng Việt Nam vẫn chưa khai thác được tối đa tiềm năng của một trong những thị trường lớn nhất thế giới này. Theo nguốn số liệu được WTO công bố vào giữa tháng 9 năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trong năm 2012 của Nhật Bản sang tất cả các nước, vùng lãnh thổ đạt gần 799 tỷ USD, trong khi đó con số thống kê nhập khẩu hàng hóa từ các nước, vùng lãnh thổ vào Nhật Bản là 886 tỷ USD. Như vậy, trị giá hàng hóa mà Việt Nam xuất khẩu hay nhập khẩu từ thị trường đầy tiềm năng này vẫn chỉ chiếm một thị phần vô cùng nhỏ bé, chưa đến 2%.
2.2.2. Mặt hàng nông sản
Việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản của Nhật Bản đã mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam cơ hội xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này đã được cải thiện đáng kể. Kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản năm 2012 đạt trên 285 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 2009. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu nhóm
40
hàng nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng trong những năm gần đây nhưng đa số các mặt hàng của Việt Nam vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản: gỗ và sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3%, cao su khoảng 1,6%, rau quả chỉ chiếm khoảng 1%... Điều này cho thấy, Việt Nam còn có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Nhật Bản.
Rau tươi chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng lượng rau nhập khẩu của Nhật Bản. Trong giai đoạn 2009 – 2012, nhập khẩu rau tươi của Nhật Bản tăng gần 60%, từ 554.100 tấn lên 882.100 tấn. Các loại rau tươi nhập khẩu chính là hành, bí ngô, bắp cải và hoa lơ. Nhật Bản hiện là thị trường xuất khẩu rau và hoa quả lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Những năm gần đây, lượng tiêu thụ đối với 5 loại quả: chuối, dứa, đu đủ, xoài và bơ trên thị trường Nhật Bản tăng do nhận thức của người dân về vấn đề sức khỏe tăng lên. Đây là những đặc sản thế mạnh của Việt Nam. Đáng chú ý, kể từ khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu thanh long vào ngày 20/10/2009, lượng thanh long tươi của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản đã tăng nhanh. Giá thanh long bán buôn tại thị trường Nhật Bản được doanh nghiệp Việt Nam đánh giá có lợi nhuận tốt hơn so với nhiều thị trường khác như EU, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan….
Theo ông Koshida Ryu, chuyên gia nông nghiệp của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), không chỉ có thanh long, xoài của Việt Nam vào Nhật Bản mà nhiều loại trái cây khác như chôm chôm, vú sữa, nhãn… cũng có thể vào thị trường này. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là không nhiều người Nhật Bản biết Việt Nam đang có rất nhiều loại trái cây hợp với khẩu vị của họ. Đa số chỉ biết qua con đường du lịch..
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 31,88 triệu USD, chiếm tỷ trọng 7,26% tổng kim ngạch xuất khẩu rau
41
quả của Việt Nam. Sang năm 2010, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 35,6 triệu USD, tăng 11,7% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 7,74% tổng kim ngạch. Đến năm 2011, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Nhật Bản tăng khá mạnh với 31,43% so với năm 2010 đạt 46,79 triệu USD, chiếm 7,52% tổng kim ngạch và năm 2012 tiếp tục tăng 16,78% so với năm 2011, đạt 54,65 triệu USD, chiếm 6,61% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam. 10 tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta sang Nhật Bản đạt 51,8 triệu USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2012.
Sở dĩ mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh là do Việt Nam đang được hưởng nhiều ưu đãi về thuế theo VJEPA. Ngay sau khi hiệp định có hiệu lực vào tháng 10/2009, một số loại rau và trái cây được hưởng thuế nhập khẩu 0% như: rau bắp cải, quả sầu riêng, quả bơ… còn một số loại khác được giảm theo lộ trình. Một số loại trái cây của Việt Nam đã tạo được thương hiệu tốt trên thị trường Nhật Bản: xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi năm roi… Đây đều là những loại trái cây đặc sản nổi tiếng của Việt Nam, có chất lượng thơm ngon và được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng nhưng rau quả của Việt Nam còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản. Trong số các nước đối thủ xuất khẩu rau quả của Việt Nam tại Nhật Bản, Việt Nam chỉ có ưu thế hơn so với Indonesia và Myanmar, còn kém xa so với Thái Lan. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu rau quả của Nhật Bản từ Việt Nam hiện chỉ chiếm từ 0,6 – 0,9% trong khi con số này từ Thái Lan dao động từ 4,8 – 5,3%. Đó là chưa kể đến sức cạnh tranh và vị thế của hàng Trung Quốc ngày càng mạnh. Theo định hướng, đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta vào Nhật Bản sẽ đạt 77 triệu USD và đến năm 2020 đạt 135 triệu USD.
42
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp nước ta cần phải đặc biệt quan tâm tới chất lượng. Hiện nay Nhật là một trong những quốc gia đang áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm rất khắt khe với mục đích bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Các tiêu chuẩn của Nhật Bản hầu như tương đương, thậm chí cao hơn cả những tiêu chuẩn quốc tế thông thường.
Hiện nay, một số trái cây của nước ta đã bị Nhật Bản đưa vào danh sách cấm nhập khẩu vào Nhật vì có dòi phương Đông là: cam, quýt, nhãn, đu đủ, chôm chôm… Để vượt qua những trở ngại này, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ đúng những quy định của luật pháp Nhật Bản: Luật Bảo vệ thực vật, Luật Vệ sinh thực phẩm, Luật Về bao bì và tái chế bao bì… Đồng thời, cần chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho lô hàng xuất khẩu: “Giấy chứng nhận xuất xứ”, “Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật”, “Khai báo nhập khẩu thực phẩm”….
Từ nay đến năm 2020 Việt Nam cần chú ý đa dạng hóa và phát triển các loại rau, củ quả mới sang Nhật Bản, nhất là các loại rau quả nhiệt đới (chuối, dứa, xoài, bơ…), các loại quả có múi (bưởi, cam, chanh), kể cả các loại hoa, cây cảnh, các loại rau, gia vị như hành, bí đỏ, gừng, cà rốt, hạt tiêu, các loại quả đông lạnh, chế biến sẵn theo công nghệ Nhật Bản và đáp ứng các tiêu chuẩn của Nhật Bản về vệ sinh, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường… Có như vậy mới có thể có sự đột phá về kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trường này.
Từ ngày 01/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1291/QĐ-TTG về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, thủy sản thực hiện chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020 và tầm nhìn
43
2030. Theo đó, những mặt hàng mà Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác phát triển là: Lúa gạo, thuỷ sản, cà phê, chè, rau quả và cá ngừ đại dương.
Ông Nguyễn Trung Dũng - Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, ngành nông nghiệp Việt - Nhật có tính bổ sung cho nhau. Tiềm năng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước rất triển vọng. Rau và trái cây Việt Nam trong tương lai có nhiều tiềm năng xuất sang thị trường Nhật Bản, bởi thị trường này có nhu cầu rất lớn. Ngoài ra, trái cây Việt Nam cũng được người tiêu dùng Nhật Bản ưa thích. Do đó, trong thời gian tới, Việt Nam cần phối hợp với Nhật Bản để chọn lựa công nghệ phù hợp ứng dụng vào trồng trọt, thu hoạch, chế biến để nâng cao năng suất, cải tiến chất lượng rau quả hơn nữa.
Ông Nguyễn Hữu Đạt - Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch sau nhập khẩu II, Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn khẳng định Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu khó tính, những sản phẩm tươi sống xuất vào thị trường này đòi hỏi phải tuân thủ các quy định về an toàn vệ sinh. Muốn thúc đẩy các loại trái cây tươi, rau xuất sang Nhật Bản phải áp dụng quy trình sản xuất sạch GAP, hạn chế dùng thuốc trừ sâu, đóng gói đúng quy chuẩn và thực hiện chiếu xạ hoặc xử lý bằng hơi nước nóng. Đồng thời, Việt Nam cần làm tốt khâu kiểm dịch động thực vật để loại trừ được các doanh nghiệp làm ăn gian dối vì chỉ cần một doanh nghiệp vi phạm là sẽ ảnh hưởng đến cả ngành hàng, như trường hợp tôm xuất khẩu nhiễm chất cấm liên tục bị Nhật Bản cảnh báo trong thời gian qua.
Trong văn hoá ẩm thực được người Nhật Bản quan niệm rằng chất lượng món ăn bắt nguồn từ khâu mua nguyên liệu. Do đó các nhà sản xuất Việt Nam phải hiểu được tâm lý tiêu dùng của thị trường để sản xuất và cung ứng những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ thành công. Đây là kinh nghiệm mà bà Lê
44
Thị Thanh Tâm - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food chia sẻ sau 7 năm thâm nhập thị trường Nhật Bản.
Có thể nói thị trường là rộng mở nhưng cánh cửa vẫn còn hẹp do Việt Nam chưa tháo được nút thắt trong khâu sản xuất là đảm bảo sản lượng và chất lượng. Ông Hirotaka Yasuzumi - Giám đốc văn phòng Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh (JETRO), đánh giá rằng Việt Nam vẫn chưa thể hiện được sự quyết tâm về phát triển chất lượng ngành nông nghiệp một cách rõ ràng. Đó sẽ là điều khiến cho các mục tiêu chưa có kết quả tốt nhất. Trong mối hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến các bí quyết, kỹ thuật của Nhật Bản để thay đổi kỹ thuật sản xuất của mình theo đường hướng mới để đáp ứng nhu cầu thị trường.
2.2.3. Mặt hàng công nghiệp
Sau khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, tăng trưởng hàng dệt may Việt Nam xuất sang Nhật Bản hàng năm luôn ở mức hai con số được thể hiện qua