Nhóm giải pháp liên quan tới việc đa dạng hóa mặt hàng xuất

Một phần của tài liệu luận văn xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 71)

Cơ cấu hàng hóa trao đổi của Việt Nam trong thương mại với Nhật Bản hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế mặc dù nó phản ánh giai đoạn phát triển hiện tại của nền kinh tế Việt Nam với những lợi thế so sánh về tài nguyên và lao động. Hàng hóa xuât khẩu của Việt Nam chủ yếu là sản phẩm thô như nguyên liệu, đặc biệt là dầu thô, chiếm tới 35% kim ngạch xuất nhập khẩu Nam - Nhật Bản, ngoài ra là các loại hàng hóa có mức độ gia công chế biến thấp là sản phẩm của các ngành công nghiệp nhe ̣ sử dụng nhiều lao động (như hàng thủy, hải sản trên 19%, quần áo may mặc 21%, còn lại 25% là than, cà phê, gỗ….). Cho tới nay, Việt Nam vẫn chưa hình thành đươc những mặt hàng chủ lực chế biến sâu và tinh để có thể xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Cơ cấu xuất khẩu Việt Nam - Nhật Bản trên đây cũng phản ánh thực trạng chung về cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường, bạn hàng trên thế giới hiện nay. Cơ cấu này, trước mắt có thể trong giai đoạn ngắn từ 3- 5 năm tới còn có thể được chấp nhận song nếu tiếp tục kéo dài trong tương lai chắc chắn sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Việt Nam. Riêng đối với thị trường Nhật Bản, những thặng dư thương mại của Việt Nam nhờ xuất siêu hoặc ít nhất là sự chênh lệch cán cân thương mại Việt Nam - Nhật Bản hiện giữ được ở mức tương đối thấp như hiện nay nếu xét về thực chất hoàn toàn không phải là sự

64

phản ánh sự tăng trưởng phồn vinh của một nền kinh tế, cũng như thế mạnh của Việt Nam trong hoạt động ngoại thương với Nhật Bản mà nó cho thấy tình trạng kém phát triển của một nền kinh tế hoàn toàn dựa vào hoạt động “mua đắt bán rẻ” tài nguyên và lao động.Và đây chính là sự thua thiệt của Việt Nam về giá trị xuất khẩu thu được trong khi lại phải trả giá cho việc nhập khẩu các sản phẩm cao cấp từ bên ngoài mà một phần lớn trong số các sản phẩm này được làm ra từ nguồn nguyên liêu thô được xuất đi với giá “rẻ”.

Vấn đề đặt ra là hiện tại, cùng với việc phải chấp nhận một cơ cấu xuất khẩu như vậy, song để rút ngắn cái giá phải trả vì bị thua thiệt do một cơ cấu xuất khẩu “bán rẻ các nguồn tài nguyên thiên nhiên” như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải tận dụng các nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu, kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài…. để nhập khẩu các máy móc, trang thiết bị kỹ thuật mới cùng với dây chuyền công nghệ hiện đại để phát triển nhanh các ngành công nghệ chế tạo, chế biến phục vụ kịp thời cho việc sản xuất, chế biến mang tính chiều sâu các sản phẩm xuất khẩu. Ví dụ như việc thay vì xuất khẩu nhiều dầu thô như hiện nay trong khi hàng năm chúng ta lại phải nhập khẩu một lượng lớn xăng dầu đã qua chế biến sâu từ Nhật Bản, ta tiến hành nhập khẩu các máy móc, thiết bị kỹ thuật mới, các dây chuyền công nghệ hiện đại từ Nhật Bản hay từ các nước phát triển khác để từ đó hình thành nên các nhà máy lọc và chế biến dầu của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ điển hình, để qua đó không những ta có thể cung cấp lượng dầu tinh phục vụ cho nhu cầu thị trường nội địa mà còn tích trữ lượng dầu dư thừa phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Với các mặt hàng thô nông- lâm sản như gạo, ngũ cốc khác và mặt hàng thủy hải sản….. Cũng tương tự, ta cần tiến tới sản xuất để có thể xuất khẩu các sản phẩm đó sau khi đã trải qua công nghệ chế biến thực phẩm và từ đó sẽ thu được giá trị xuất khẩu cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 71)