Nhật Bản là một thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới có kim ngạch nhập khẩu trung bình 15 tỷ USD/năm. Với dân số hơn 120 triệu người (2008), GDP đạt trên 5.000 tỉ USD (khoảng 473.000 tỷ yên), bình quân đầu người xấp xỉ 40.000 USD/năm, Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu
27
thuỷ sản tiềm năng của Việt Nam. Việt Nam luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Nhật Bản.
Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn luôn luôn là thị trường đầy tiềm năng và nhiều hứa hẹn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường nổi tiếng khó tính. Sau mấy chục năm đổi mới, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đã đạt được những thành tựu rất ấn tượng. Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp, chủ yếu là mặt hàng tôm.
Bảng 2.2:
Tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật Bản (2001-2007)
Đơn vị: Kim ngạch xuất khẩu = triệu USD, tỷ trọng= %
Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
1. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Nhật Bản
2.509 2.438 2.909 3.502 4.340,3 5.232,1 5.713,6
2. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
1.778 2.023 2.200 2.397 2.728 3.364 3.800
3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản
475 555,4 651,3 772,2 820 844,3 722
4. Tốc độ tăng (giảm)
so với năm trước 16,9 17,3 18,6 6,2 3,0 - 14,5 5. Tỷ trọng (3) trong (1) 18,9 22,8 22,4 22,1 19,0 16,1 12,6 6. Tỷ trọng (3) trong (2) 26,7 27,5 29,6 32,2 30,0 25,1 19
28
(Nguồn: Trung tâm tin học - Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn)
Từ năm 2001 đến năm 2006, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản liên tục tăng. Từ năm 2002, khi việc nuôi tôm sạch được tổ chức Naturland và SIPPO của Thụy Sĩ cấp giấy chứng nhận thì tôm Việt Nam đã xuất trên 600 tấn với giá tăng thêm 20% so với giá trị trường, thu về gần 5 triệu USD từ năm 2002 tới năm 2006. Trong đó, tôm là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất, chiếm khoảng một nửa tổng sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam, mặt hàng cá mực cũng chiếm gần 1/3 tổng sản lượng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này (năm 2005 chiếm 20.000 tấn trong tổng số 62.000 tấn) [20].
Năm 2006: Nhật Bản là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 844,3 triệu USD (chiếm 25,1 % tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản), đạt tốc độ tăng trưởng hơn 4% (nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản trong năm 2006 là 11 tỷ USD). Trong đó, tôm và mực là những mặt hàng điển hình xuất khẩu mạnh, chiếm 84 - 85% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào Nhật Bản. Khi Việt Nam gia nhập WTO, Nhật Bản áp dụng các hàng rào kỹ thuật khắt khe và phức tạp đối với thủy sản nhập khẩu, khiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2007 giảm 14,5 % so với năm 2006. Xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng âm từ cuối năm 2006 đến giữa năm 2007 [20].
Năm 2007: Nhật Bản là thị trường lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu vào Nhật Bản ngày càng khó khăn hơn. 9 tháng đầu năm 2007, Nhật Bản nhập trên 525,6 triệu USD thuỷ sản của Việt Nam, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm 2006, chiếm 19,4% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 6.000 lô hàng thuỷ sản Việt Nam xuất sang Nhật Bản. Tháng 9/2007, tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản sang
29
Nhật Bản tăng nhẹ về giá trị (2,9%), chấm dứt gần 1 năm liên tục giảm (mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng vẫn giảm 12,2%).
Các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản thường được chế biến dưới dạng đông lạnh, ướp đông, tươi, tẩm ướp gia vị, và một số loại ở dạng đồ hộp. Trong số các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản, các mặt hàng tôm các loại, cá ngừ các dạng, nhuyễn thể đông lạnh luôn là ba mặt hàng chính chiếm tỷ trọng lớn (trên 75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản). Tỷ trọng của từng nhóm mặt hàng này qua từng năm chỉ tăng giảm nhỏ, dao động từ 1-2%. Có thể nói, cơ cấu xuất khẩu của các nhóm mặt hàng này là ổn định trong tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Đây cũng là những mặt hàng mà Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu mạnh nhất. Trong đó, nhóm mặt hàng tôm chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng trên 60% [20].
Bảng 2.3:
Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 2001-2005 Đơn vị: 1000 USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Mặt hàng Tôm đông lạnh 289.606 345.394 388.541 521.427 517.831 Cá đông lạnh (trừ cá ngừ) 25.330 33.575 43.288 50.527 53.621 Mực đông lạnh 46.368 46.438 35.534 46.173 50.573 Bạch tuộc đông lạnh 14.667 18.228 20.421 29.295 27.247 Mực khô 13.198 17.326 10.766 20.255 17.225 Cá khô 2.304 3.526 1.609 4.315 7.537 Ruốc khô 2.520 2.389 2.005 2.582 1.865 Cá ngừ đông lạnh 21.258 21.737 10.778 8.630 13.027 Mặt hàng khác 50.650 48.846 69.896 88.991 111.842 Tổng cộng 465.901 537.459 582.838 772.195 785.876
30
(Nguồn: Trung tâm Tin học - Bộ Thuỷ sản)
Tôm xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng rất được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản chiếm 67% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Trong mấy năm qua (2001-2004), nhập khẩu tôm của Nhật Bản từ Việt Nam có xu hướng tăng. Năm 2004, nhập khẩu tôm đông lạnh của Nhật Bản từ Việt Nam đạt khối lượng 62.451 tấn, giá trị trên 521,42 triệu USD, tăng 22% về khối lượng, 34,2% về giá trị so với năm 2003 và tăng 26,9% về khối lượng, 50,9% về giá trị so với năm 2002. Nhưng năm 2005 đạt 61.963 tấn, giá trị 517,83 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 0,8% về khối lượng và 0,7% về giá trị so với năm 2004. Tuy nhiên trong những năm qua tôm xuất khẩu của Việt Nam chỉ đứng ở vị trí thứ tư và phải cạnh tranh với hàng thuỷ sản có nguồn gốc từ Ấn Độ, Inđônêxia, Thái Lan [20].Công nghệ chế biến thuỷ sản của các nước này phát triển hơn nhiều so với Việt Nam, đặc biệt là Thái Lan với hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nên chất lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu thuỷ sản của Thái Lan thường rất cao.
Cá ngừ là mặt hàng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Nhật Bản. Năm 2004, cá ngừ của Việt Nam sang thị trường này chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam, đạt giá trị 13,02 triệu USD. Tuy nhiên xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản chỉ chiếm 3,5% tổng nhập khẩu cá ngừ mắt to tươi của Nhật Bản và 4,8% tổng nhập khẩu cỏ ngừ vây vàng tươi của Nhật Bản. Mặt hàng cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản luôn phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt. Ngoài ra, việc nhập khẩu cá ngừ còn chịu ảnh hưởng của các rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như quy định về hàm lượng thuỷ ngân trong cá ngừ nhập khẩu.
Nhóm mặt hàng nhuyễn thể gồm: bạch tuộc, mực ống, mực nang. Trên thị trường Nhật Bản, bạch tuộc của Việt Nam phải cạnh tranh với bạch tuộc
31
có nguồn gốc từ Tây Phi nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào và giá xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản ngày càng giảm. Đối với sản phẩm mực nang hiện nay Việt Nam là nước đứng thứ hai về cung cấp mực nang cho Nhật Bản sau Thái Lan.