Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu luận văn xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 56)

Sau khi ký kết VJEPA, hoạt động thương mại của hai nước mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu song đã có những diễn biến khả quan, đặc biệt từ đầu năm 2010, khi VJEPA được triển khai đồng bộ. Việc thực thi VJEPA góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của hai nước Việt Nam và Nhật Bản, nâng cao hiệu quả trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên, đáp ứng xu thế về hội nhập kinh tế của khu vực và thế

49

giới. Hiệp định giúp tăng cường hơn nữa mối quan hệ hiểu biết, gắn bó và giao lưu giữa người dân, giới doanh nghiệp và hai nền văn hoá.

Hiệp định không chỉ có lợi cho hai nước Việt Nam và Nhật Bản mà còn có lợi chung cho khu vực, phù hợp với mục tiêu xây dựng “Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và thịnh vượng ở khu vực Đông Á” mà Lãnh đạo hai nước đã nhất trí đề ra từ năm 2006. Có thể nói VJEPA được ký kết là một bước nhảy vọt trong quan hệ kinh tế song phương giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh ý nghĩa về mặt chính trị, VJEPA đem lại những tác động mạnh mẽ đến kinh tế hai nước theo chiều hướng tích cực.

Đối với hoạt động thương mại, cơ hội lớn nhất đối với Việt Nam là rất nhiều mặt hàng của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản được hưởng mức thuế suất giảm còn 0%, và điều này thực sự cho thấy thị trường Nhật Bản đang rộng mở cho các loại hàng hóa của Việt Nam. Việc giảm thuế mạnh mẽ giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt những nhóm hàng mà nước ta có lợi thế, tăng được khả năng cạnh tranh trên thị trường Nhật Bản.

Theo cam kết, các mặt hàng sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình. Trong đó, Nhật Bản cam kết bỏ 7.220 dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng cắt bỏ ngay 2.586 dòng thuế. Trong vòng 10 năm, tự do hóa khoảng 92% kim ngạch thương mại 2 chiều. Về phía Nhật Bản sẽ tự do hóa 95% kim ngạch thương mại trong 10 năm và Việt Nam là 88%. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản được hưởng ngay thuế suất 0% như: dệt may, da giày, cơ khí, cáp điện, máy tính, linh kiện, đồ gỗ, tôm, các sản phẩm từ tôm, hoa cắt cành, sầu riêng, đậu bắp… [9].

Trước hết phải kể đến các mặt hàng công nghiệp. Dệt may và da giày hiện được coi là hai mặt hàng có nhiều triển vọng. Ngoài ra dây cáp điện và các mặt hàng chế tạo cũng là những mặt hàng nhiều tiềm năng. VJEPA được thực thi chính thức đem lại cơ hội tốt cho những mặt hàng công nghiệp kể

50

trên. Đối với mặt hàng dệt may, hiện Nhật Bản chiếm 12,9% trong tổng thị phần hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Công thương, thị phần hàng dệt may Việt Nam ở Nhật còn khá khiêm tốn, hiện mới đạt xấp xỉ 1,2%/ tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Malaysia là 3,05%, Thái Lan 2,73%, Indonesia 4,27%, Trung Quốc 18,83%) [11].

Thị trường Nhật Bản rất khó tính về chất lượng nhưng đây lại là một thị trường có giá ổn định, ít biến động lên xuống như hai thị trường Mỹ và Châu Âu. Việc thuế nhập khẩu vào Nhật Bản bằng 0% do tác động tích cực từ VJEPA giúp cho nhà nhập khẩu Việt Nam được lợi về cạnh tranh giá bán, từ đó giúp mặt hàng này dễ thâm nhập hơn vào thị trường Nhật Bản.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng may mặc của Nhật Bản đang chuyển dịch đơn hàng dệt may sang Việt Nam. Đây là kết quả của việc chính sách chuyển dịch đơn hàng nhập khẩu hàng dệt may theo phương thức “Trung Quốc +1” (90 % hàng nhập từ Trung Quốc, 10% còn lại từ các nước) đang thay đổi, cộng với tác động của chính sách ưu đãi miễn giảm thuế trong VJEPA [11].

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất đối với xuất khẩu của Việt Nam khi VJEPA thực thi sẽ thuộc về nhóm hàng nông sản. Tuy không được hưởng ưu đãi về thuế quan cao như các mặt hàng công nghiệp, song mức cam kết Nhật Bản dành cho Việt Nam trong VJEPA cũng khá cao so với Nhật Bản dành cho các nước ASEAN khác (loại bỏ thuế quan ngay với 69,6% giá trị thương mại - những mức này áp dụng cho Việt Nam cao nhất trong số các EPA (Hiệp định đối tác kinh tế) với các nước ASEAN).

Trong vòng 10 năm khi VJEPA có hiệu lực, Nhật Bản sẽ loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong số các dòng thuế nông sản Nhật Bản cam kết dành cho Việt Nam ở

51

mức tốt nhất có 24 dòng thuế dành cho các sản phẩm: mật ong, gừng, tỏi, vải, sầu riêng, tôm, cua, ghẹ; 23 trong tổng số 30 mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay lập tức sau khi VJEPA có hiệu lực hoặc trong lộ trình không quá 10 năm. Các dòng thuế có lộ trình giảm từ 3-5 năm bao gồm 14 sản phẩm có nhiều tiềm năng xuất khẩu như mì chính, đậu tương, gừng, cùng các loại hoa quả là chuối, sầu riêng, chôm chôm... Kim ngạch xuất khẩu những sản phẩm này chiếm khoảng 14% tổng xuất khẩu nông sản củaViệt Nam sang thị trường Nhật Bản.

Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục giảm và loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 72 dòng nông sản trong 7 năm và 214 dòng khác có lộ trình giảm và loại bỏ thuế quan trong 10 năm. Trong đó, đáng chú ý là có các mặt hàng rau, quả chế biến, ngô, sắn chế biến, các loại gia vị, nước sốt là những mặt hàng mà thời gian qua các doanh nghiệp Việt Nam có khá nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này [10].

Thủy sản: Theo Biểu phân loại hàng hoá hài hoà, mặt hàng thuỷ sản của Nhật Bản bao gồm tổng cộng 330 dòng thuế và Nhật Bản cam kết giảm thuế trong vòng 10 đến 15 năm đối với 188 dòng đối với các sản phẩm thủy sản có xuất xứ từ Việt Nam. Trong số 330 mặt hàng thuỷ sản, có 64 mặt hàng có cam kết giảm thuế về 0% ngay khi VJEPA có hiệu lực.

Tuy vậy, trừ 28 mặt hàng có thuế suất MFN mà Nhật Bản đã dành cho Việt Nam ở mức là 0% từ trước và 8 mặt hàng có mức thuế suất GSP là 0% hiện đang áp dụng cho Việt Nam thì về thực chất sẽ có 28 dòng thuế được giảm xuống 0%. Mặc dù chỉ có 28 sản phẩm được hưởng ngay mức thuế 0% trong giai đoạn đầu này nhưng hầu hết sản phẩm này đều hết sức có ý nghĩa đối với lợi ích xuất khẩu thuỷ sản cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì nó chiếm tới 71% xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản. Trong đó, đáng

52

kể nhất là các sản phẩm như tôm sú , tôm chế biến , ghẹ, cua. Các dòng sản phẩm thủy sản của Việt Nam được giảm thuế khi xuất vào thị trường Nhật Bản sẽ theo những lộ trình khác nhau [5]

VJEPA có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai nước có cơ hội tiếp cận thị trường dễ dàng hơn. Cam kết cắt giảm thuế đối với mặt hàng thủy sản trong VJEPA được thực hiện theo nguyên tắc mở cửa dần từng bước đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Về chất lượng, thủy sản Việt Nam ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường nhập khẩu. Tự chủ sản xuất và cung cấp thức ăn nuôi trồng thuỷ sản có chất lượng cao, giá thành hạ.

Khi xuất khẩu vào Nhật Bản, hàng hóa của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử. Đây là một lợi thế rất lớn vì Nhật Bản đang là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam. Một số mặt hàng được miễn thuế khi vào thị trường Nhật Bản nên sẽ giảm giá đáng kể. Điều này kích thích tâm lý tiêu dùng, tác động tích cực lên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Số lượng đơn hàng từ Nhật đã tăng khoảng 15% so với thời điểm bình thường do giảm thuế suất bằng 0% cho các mặt hàng thủy sản.

Một phần của tài liệu luận văn xuất khẩu của việt nam sang nhật bản sau hiệp định đối tác kinh tế giữa hai nước (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)