Định hướng mở rộng huy độngvốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai (Trang 52)

- Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng chưa thực sự hợp lý

3.1.1 Định hướng mở rộng huy độngvốn của ngân hàng

Mục tiêu của Đảng và Nhà Nước ta là đến năm 2020 sẽ đưa nước ta trở thánh một nước công nghiệp. Muốn có được kết quả này đòi hỏi phải có đủ nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Đảng và Nhà Nước ta xác định trong quá trình phát triển kinh tế phải dựa vào chính sức mình đồng thời cũng cần tranh thủ tối đa nguồn vốn từ nước ngoài. Chính vì thế nhiệm vụ của các

NHTM là huy động đủ vốn để phát triển kinh tế. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn bởi lẽ nước ta mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên lượng vốn tích lũy chưa được nhiều trong khi nhu cầu vốn phục vụ để phát triển kinh tế thì lớn, hơn thế nữa người dân chưa có thói quen gửi tiền vào ngân hàng và thanh toán qua ngân hàng. Điều này đòi hỏi các NHTM phải hết sức cố gắng và coi trọng công tác huy động vốn để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế.

Trước yêu cầu đòi hỏi vốn đầu tư phát triển kinh tế NHNN&PTNT chi nhánh Hoàng Mai xác định: Tổ chức kiểm tra, thẩm định giải quyết cho vay vốn nông lâm nghiệp, chăn nuôi. Phát triển nghành nghề kinh doanh dịch vụ, cho vay đời sống, chú trọng và làm tốt việc cho vay hỗ trợ lãi suất theo tinh thần chỉ đạo của chính phủ.

Từ định hướng này ngân chi nhánh Hoàng Mai xác định các mục tiêu cụ thể cho từng năm. Trong năm 2013 NHNN&PTNT chi nhánh Hoàng Mai xây dựng các mục tiêu sau:

Tổng nguồn vốn huy động: 4000 tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ: dưới 5%

Để thực hiện các mục tiêu trên ngân hàng đưa ra các nhiệm vụ sau: - Tập trung thực hiện thắng lợi chỉ tiêu huy động nguồn vốn đã đề ra cho năm 2013 đảm bảo khả năng thanh khoản của đơn vị.

- Tích cực đấy mạnh công tác huy động nguồn vốn trong dân cư, nhằm tạo nguồn vốn ổn định để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn.

- Chú trọng khai thác nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội, các nguồn vốn lãi suất rẻ để tăng cường năng lực tài chính.

- Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị trên địa bàn về hoạt động huy động vốn đặc biệ tại khu tập trung dân cư có đời sống cao.

- Sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng nhất là khuyến khích và sử dụng các tài khoản cá nhân, thực hện triệt để việc cho vay qua tổ, nhóm và các tầng lớp dân cư trong thôn xóm dưới nhiều hình thức.

- Bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương, tranh thủ sự lãnh đạo, ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các nghành, đoàn thể trong hoạt động kinh doanh.

- Tiếp tục nghiên cứu, tìm và thực hiện các giải pháp nhằm từng bước củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng của đơn vị, giảm nợ quá hạn.

- Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên.

- Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, đảm bảo an toàn kho quỹ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra, kiểm soát nội bộ trên mọi lĩnh vực đặc biệt kiểm soát hoạt động tín dụng, phát hiện và sử lý kịp thời những sai phạm, chấn chỉnh sai sót. Từ đó phân tích đánh giá đúng chất lượng từng món vay, từ đó có biện pháp sử lý cho từng món nợ.

- Phát động phong trào và công tác thi đua khen thưởng hàng quý, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng…

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w